Hà Nội
23°C / 22-25°C

Với bệnh ung thư, không phải cứ ăn gạo lứt, muối vừng là tốt

Thứ sáu, 09:00 09/09/2016 | Y tế

GiadinhNet - Không ít người quan niệm, ăn gạo lứt, ăn chay, ăn muối vừng, thậm chí… nhịn ăn để “chạy trốn” ung thư. Liệu đây có phải là cách hay để chiến đấu với ung thư không?

PGS.TS Đỗ Đức Hùng đã chiến thắng bệnh ung thư phổi di căn giai đoạn cuối, hiện vẫn tiếp tục công tác nghiên cứu, khám chữa bệnh tại Viện Tim mạch Quốc gia. Ảnh: V.Thu
PGS.TS Đỗ Đức Hùng đã chiến thắng bệnh ung thư phổi di căn giai đoạn cuối, hiện vẫn tiếp tục công tác nghiên cứu, khám chữa bệnh tại Viện Tim mạch Quốc gia. Ảnh: V.Thu

Thực hư chuyện ăn gạo lứt, muối vừng sẽ giúp teo… u

Không ít người mang trong mình khối u, bệnh ung thư cho rằng, nhịn ăn, ăn gạo lứt muối vừng hoặc không ăn các chất dinh dưỡng... với hy vọng “bỏ đói” khối u để nó chậm phát triển hoặc chết (?!).Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam: Đây là một phương pháp phản khoa học, bởi nhịn đói hay không nhịn đói thì tế bào ung thư vẫn phát triển. Thậm chí, khi nhịn đói, ăn thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng giảm sút, tế bào ung thư còn phát triển nhanh hơn.

GS.TS Nguyễn Bá Đức cho biết: “Tế bào ung thư có phát triển được hay không là phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Người có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch tốt... sẽ kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Ngược lại, đối với những bệnh nhân đã suy kiệt cả tinh thần, thể lực và sức đề kháng, tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Do đó, nếu đói, bệnh nhân ung thư sẽ chết vì suy kiệt trước khi chết vì bệnh”.

Còn theo TS Hoàng Kim Thanh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, y học hiện nay không bài xích, phê phán phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh nhưng cũng không khuyến khích. Đó là bởi quá trình nhịn ăn kéo dài sẽ dẫn đến một số diễn biến khác thường trong cơ thể. Do vậy, cần có những nghiên cứu chứng minh các diễn biến đó không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

“Cơ sở lý thuyết của nhịn ăn để chữa bệnh là khi nhịn ăn, cơ thể sẽ phải tự tiêu hao phần thịt của mình để duy trì sự tồn tại, do đó một số khối u, tổ chức viêm… sẽ tiêu đi và thay vào đó là các tế bào lành lặn. Tuy nhiên việc nhịn ăn cũng khó thực hiện, người nhịn ăn phải có quyết tâm cao, khi nhịn ăn phải 7-8 ngày trở lên và tuân thủ nghiêm ngặt một số nguyên tắc về ăn uống. Quá trình này cần có sự chỉ dẫn và theo dõi chặt chẽ của chuyên gia y tế để phát hiện và xử trí kịp thời những diễn biến không tốt xảy ra”, TS Hoàng Kim Thanh cho biết. Hơn nữa, mỗi cơ thể có sự điều chỉnh, thích hợp khác nhau nên không phải ai nhịn ăn cũng chữa được bệnh. Có những trường hợp thất bại dẫn đến hậu quả nguy hiểm như viêm phổi, suy nhược cơ thể, ngất… Nhịn ăn hoặc kiêng ăn một cách quá khắt khe, về cơ bản là trái ngược với khoa học dinh dưỡng.

Đồng quan điểm ăn gạo lứt, muối vừng phải tùy theo đối tượng, theo PGS.TS Đỗ Đức Hùng (nguyên Trưởng khoa C7, Viện Tim mạch quốc gia, đồng thời là một bệnh nhân vừa thoát khỏi “án tử” ung thư phổi giai đoạn cuối), di căn toàn thân thì việc ăn gạo lứt, muối vừng để “trốn” bệnh sẽ không phù hợp với người đang làm việc, người trẻ tuổi. Bởi đối tượng này cần rất nhiều năng lượng, nếu không ăn thịt, cung cấp protein, đạm… thì khó duy trì và cung cấp đủ năng lượng.

Theo PGS.TS Đỗ Đức Hùng, với những người “nằm im một chỗ”, không vận động, không có nhiều sự chuyển hóa… thì có thể áp dụng. Ngoài ra, theo TS.BS Cao Thị Thu Hương, Trưởng khoa Dinh dưỡng và bệnh không lây nhiễm (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), gạo lứt có thể là yếu tố hạn chế chuyển hóa tinh bột thành gluco, tốt cho người bị ung thư do tế bào ung thư rất ưa đường. Gạo lứt cũng có phần vỏ, cám rất tốt, cung cấp chất xơ. Nhưng tùy từng trường hợp có thể lựa chọn phương pháp ăn này. Đơn cử, vỏ gạo lứt rất cứng, người bị bệnh dạ dày ăn không tốt bởi đối tượng này phải ăn đồ ăn rất mềm.

Người vừa chiến thắng bệnh ung thư đã ăn gì?

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, PGS.TS Đỗ Đức Hùng cho rằng: “Hiện nay ở Việt Nam, mọi phương tiện kỹ thuật, thuốc men... hầu như đã tiệm cận với xu thế chung của thời đại. Nhưng, không thể bỏ qua những kiến thức, kinh nghiệm của đời xưa. Bản thân người đã từng bị ung thư giai đoạn cuối như tôi luôn thấm thía phương pháp: "Đông - Tây y kết hợp". Trong đó, bệnh nhân phải biết lựa chọn những phương pháp có cơ sở khoa học. Với Tây y, tôi đã tuân thủ phác đồ điều trị xạ trị, hóa chất, nhắm trúng đích hay xạ phẫu bằng dao gamma quay. Bản thân tôi hiện tại vẫn phải uống thuốc trị bệnh, với mỗi viên thuốc được mua từ nước ngoài có giá 2,6 triệu đồng/viên”.

PGS.TS Đỗ Đức Hùng cho rằng, Tây y có ưu thế là đánh bật nhanh, tiêu diệt tế bào ung thư nhưng lại gây ra những tác dụng phụ. Còn Đông y sẽ giúp ông tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Đơn cử, ông đã dùng sâm Ngọc Linh của Việt Nam để phối hợp chữa trị giúp cơ thể không bị sụt cân, mệt mỏi vì tác dụng phụ “nhiều lúc cảm thấy không sống nổi” của phương pháp Tây y, hoặc dùng tam thất để bổ máu, tăng huyết, thanh huyết. “Tôi cũng không rõ vì sao tôi khỏe được như thế này! Khi dùng Tây y, khối u teo đi và biến mất. Nhưng chính Đông y lại giúp tôi khỏe, không mệt, không sụt cân”, PGS.TS Đỗ Đức Hùng nói.

Chia sẻ về phương pháp ăn uống để phòng chống ung thư, cũng như người bệnh ung thư duy trì thể lực để chiến đấu với bệnh tật, PGS.TS Đỗ Đức Hùng cho rằng, chả cứ người bệnh mà người thường cũng nên thực hành theo khoa học để tránh bệnh tật. Ưu tiên hàng đầu của người vừa thoát “án tử” này là rau, hoa quả. Đây là nguồn vitamin cung cấp cho người thường, đặc biệt người bệnh, nó sẽ giúp phòng chống bệnh tật. Ngoài ra, rau chân vịt, các loại rau họ nhà cải, cải bó xôi, xúp lơ xanh, nước ép củ cải đỏ… cũng rất tốt. Điều cần lưu ý là các thực phẩm này phải có nguồn gốc rõ ràng và “sạch”. PGS.TS Đỗ Đức Hùng cho biết, gia đình ông cũng tự trồng nhiều loại rau ở nhà để “xen canh” ăn quanh năm.

PGS.TS Đỗ Đức Hùng cũng lưu ý người mắc bệnh ung thư nên dùng hoa quả để chiến đấu như cam, chanh, mãng cầu xiêm, bơ, táo... “Tôi đặc biệt thường hay ăn các loại nha đam, lô hội phối cùng mật ong xay sinh tố vào uống. Với liều lượng một phần nha đam phối cùng hai phần mật ong. Mỗi lần uống khoảng 30cc, uống trong 10 ngày hết một đợt, rồi nghỉ một tuần lại uống 10 ngày tiếp. Kể cả người bình thường dùng cũng rất tốt cho sức khỏe. Bản thân tôi cũng trồng vài chậu nha đam ở nhà”, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng chia sẻ.

Về thịt, PGS.TS Đỗ Đức Hùng nhấn mạnh, những thịt đỏ, thịt gia súc nên hạn chế, tuyệt đối không ăn thịt bò, thịt trâu, thịt chó. Ông nói: “Các tế bào ung thư sợ môi trường kiềm và ưa môi trường axit. Các nhóm thịt đỏ tạo môi trường axit, kích thích tế bào ung thư phát triển”. Trong khi đó, nhóm thịt gia cầm, hải sản, người bệnh vẫn có thể ăn bình thường.

Một điểm rất cần thiết với người thường, cũng như người mắc bệnh ung thư là không được phép quên thể dục, thể thao bởi nó giúp duy trì cuộc sống hàng ngày. Nếu ỷ vào bệnh tật chỉ nằm ỳ một chỗ thì càng tệ hại, nó sẽ làm chân tay nhão nhoét, cơ dão, không kích thích sự đói bụng, thèm ăn. Bản thân ông vẫn liên tục tập bài Đạt ma dịchcân kinh (qua động tác vẩy tay) giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp và dưỡng sinh, giúp tuần hoàn tốt.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 7 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 6 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 1 tuần trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 1 tuần trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Top