Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ MH370 lại chấn động với những tuyên bố gây sốc mới

Chủ nhật, 15:29 03/03/2024 | Tiêu điểm

Vụ MH370 lại một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận với những tuyên bố chấn động của nhà điều tra, 10 năm sau khi máy bay mất tích.

Vụ MH370 lại chấn động với những tuyên bố gây sốc mới - Ảnh 1.

MH370 biến mất sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur. Mảnh vỡ nghi của MH370 trôi dạt vào đảo Reunion. Cuộc tìm kiếm diễn ra gần Australia. Ảnh: Quora

Ngày 8.3.2014, chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines khởi hành từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh. Nhưng sau 38 phút hành trình, lúc 1h20 sáng, máy bay mất liên lạc với kiểm soát viên không lưu trên Biển Đông.

Hiện vẫn chưa rõ số phận của chiếc Boeing 777 cùng 239 hành khách và phi hành đoàn.

Nhà báo điều tra người Pháp Florence de Changy đã điều tra máy bay mất tích trong một thập kỷ và là tác giả của một cuốn sách bùng nổ về bí ẩn MH370.

Bà nói: “Thật sốc đối với các gia đình.

Thông tin chính thức đã được áp đặt lên họ mạnh đến mức họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bám vào điều đó và điều duy nhất họ có thể yêu cầu là tiếp tục tìm kiếm MH370 . Họ lo lắng nếu bắt đầu nghi ngờ chính quyền thì sẽ phá vỡ các cuộc đàm phán”.

Ngày 2.3.2024, tờ The Sun đăng tải cuộc phỏng vấn độc quyền với bà Florence, trong đó bà nêu nghi vấn về phiên bản chính thức vụ mất tích MH370.

Vụ MH370 lại chấn động với những tuyên bố gây sốc mới - Ảnh 2.

Nhà báo điều tra Florence de Changy. Ảnh: Elizabeth Leech

Đường bay: Chìa khóa bí ẩn

Thông tin chính thức là chiếc máy bay vẫn phát tín hiệu radar khi đi qua Malaysia và biến mất trên biển Andaman.

Phân tích vệ tinh được cho là đã cho thấy máy bay quay đầu và có khả năng lao thẳng xuống Nam Ấn Độ Dương.

Một địa điểm có khả năng xảy ra vụ tai nạn đã được xác định cách Australia 2.400 km về phía tây nam.

Cuộc tìm kiếm ở đó tốn kém nhất trong lịch sử hàng không.

Tuy nhiên, ngoài những mảnh vỡ gây tranh cãi, không có dấu vết nào của chiếc máy bay.

Bà Florence tìm thấy bằng chứng từ các nguồn tình báo và khẳng định: “Tôi chắc chắn hơn bao giờ hết là không có vụ tai nạn nào ở Nam Ấn Độ Dương. Máy bay tiếp tục bay cho đến 2h40 sáng”.

Nghi vấn mảnh vỡ

Các nhà điều tra cho biết mảnh vỡ đầu tiên được tìm thấy vào ngày 29.7.2015 là một phần từ cánh phải được gọi là flaperon.

Vụ MH370 lại chấn động với những tuyên bố gây sốc mới - Ảnh 3.

Mảnh vỡ được cho là của MH370 dạt vào đảo Reunion năm 2015. Ảnh: EPA

Mảnh vỡ dạt vào một bãi biển trên đảo Reunion, lãnh thổ của Pháp gần Mauritius, cách Malaysia khoảng 3.500 dặm.

Nhưng bà Florence nói: “Có nhiều lý do chính đáng để thấy mảnh vỡ đó không phải là của MH370.

"Đầu tiên, họ thậm chí còn chưa bao giờ xác định được nguồn gốc của flaperon. Điều này thật sốc. Thứ hai, họ cho biết chiếc flaperon đã phải chịu hai cú sốc liên tiếp, nhưng điều đó cũng không phù hợp với một vụ tai nạn trên biển” - bà Florence nói.

“Ngoài ra, mảnh vật liệu composite vỡ đó không có nghĩa là nó có thể nổi được. Trong đại dương khốc liệt nhất hành tinh, nó phải di chuyển tới 16 km/ngày theo đường thẳng trong hơn 500 ngày để đến được Reunion. Tôi chắc chắn rằng mảnh không liên quan đến MH370” - nhà báo điều tra cho hay.

Cơ trưởng: Có tội hay vô tội?

Nghi ngờ ban đầu đổ dồn vào cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, 52 tuổi, người bị cho là có đời sống tình cảm hỗn loạn.

Thủ tướng Malaysia khi đó thậm chí còn ám chỉ Zaharie có thể đứng đằng sau một âm mưu giết người rồi tự sát.

Nhưng bà Florence nói: “Tôi nghĩ cơ trưởng vô tội. Ông ấy là trung tâm của nhiều cáo buộc và chiến dịch bôi nhọ. Tôi đã nói chuyện với những người biết ông ấy và xem các báo cáo mật của cảnh sát về ông ấy. Tôi tin ông ấy là một người tốt và không liên quan gì đến số phận của chiếc máy bay”.

Vụ MH370 lại chấn động với những tuyên bố gây sốc mới - Ảnh 4.

Thân nhân của hành khách MH370 tuyệt vọng chờ tin tức người thân trong khách sạn ở Bắc Kinh, ngày 9.3.2014. Ảnh: Reuters

Hàng hóa: Có phải vỏ bọc?

Theo bản kê khai hàng hóa, trên MH370 có 4,5 tấn măng cụt tươi cùng 2,5 tấn đồ điện nhỏ.

Bà Florence nói: “Măng cụt chẳng có ý nghĩa gì cả. Tháng 3 không phải là mùa măng cụt, và khối lượng đó là vô lý. Sau đó tôi phát hiện ra rằng măng cụt có mặt trên mọi chuyến bay MH370 trong tháng tiếp theo”.

“Trung tâm buôn bán bất hợp pháp lớn nhất giữa châu Phi và Trung Quốc là sân bay Kuala Lumpur. Măng cụt có thể là vỏ bọc cho đủ thứ, kể cả sừng tê giác hay ngà voi” - bà Florence nói.

Về các mặt hàng điện, bà cho hay, theo báo cáo chính thức mặt hàng này không được kiểm tra qua máy soi, và “đó là một vấn đề lớn”.

Bà Florence cho rằng, hàng hóa có thể buộc máy bay phải hạ cánh khẩn cấp. Bà đồng thời nói thêm: “Tôi tin đã có hành động tịch thu hàng hóa. Nếu bạn bị bao vây bởi máy bay quân sự, bạn phải tuân theo mệnh lệnh”.

Diễn biến mới nhất việc tìm kiếm máy bay MH370 mất tích bí ẩn: Sắp có lời giải đáp rõ ràng?Diễn biến mới nhất việc tìm kiếm máy bay MH370 mất tích bí ẩn: Sắp có lời giải đáp rõ ràng?

GĐXH - Chuyên gia hàng không đã hé lộ giả thiết mới về vụ MH370, nói có thể tìm thấy xác máy bay trong 'vài ngày'.

Google khai tử youtube kids

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Tiêu điểm - 2 giờ trước

Trong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Tiêu điểm - 13 giờ trước

“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Câu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Hồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Những người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Tiêu điểm - 2 ngày trước

"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

Tiêu điểm - 2 ngày trước

"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.

Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ

Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ

Tiêu điểm - 3 ngày trước

Vụ việc mới xảy ra tại Thái Lan khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau đớn.

Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong

Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong

Tiêu điểm - 4 ngày trước

Một loài cá khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng vừa được phát hiện ở sông Mekong, đoạn qua Campuchia.

Loài chim quý hiếm không biết bay 'hồi sinh' sau 136.000 năm tuyệt chủng nhờ quá trình tiến hóa 'kì lạ'

Loài chim quý hiếm không biết bay 'hồi sinh' sau 136.000 năm tuyệt chủng nhờ quá trình tiến hóa 'kì lạ'

Tiêu điểm - 4 ngày trước

GĐXH - Từng tuyệt chủng 136.000 năm, loài chim không biết bay này xuất hiện trở lại nhờ quá trình “tiến hóa lặp đi lặp lại” khiến giới khoa học đổ dồn sự quan tâm và chú ý.

Top