Vụ tử tù Hồ Duy Hải: Phán quyết sinh mạng con người bằng biểu quyết giơ tay có đúng luật?
GiadinhNet - Những người quan tâm diễn biến phiên giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải đặt ra vấn đề: Hội đồng thẩm phán gồm Chánh án, Phó Chánh án và các Thẩm phán của TAND Tối cao biểu quyết bằng giơ tay liệu có đúng luật và đảm bảo khách quan?.
Hồ Duy Hải là cái tên được dư luận xã hội quan tâm và nhắc đến nhiều nhất những ngày qua.
Điều đó cũng dễ hiểu vì vụ án đã kéo dài 12 năm, trải qua không biết bao nhiêu phiên tòa, tốn biết bao nhiêu giấy mực nên phiên giám đốc thẩm gần như là cuối cùng này thu hút sự quan tâm đặc biệt.
Chiều 8/5, những người theo dõi vụ án chứng kiến Hội đồng thẩm phán TAND tối cao tuyên giữ nguyên phán quyết của những lần xét xử trước đó. Từ bên ngoài trụ sở TAND tối cao, người mẹ của Hồ Duy Hải giơ tay lên trời khóc nấc với vẻ mặt thống khổ, không cam lòng.
Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem xét hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã xét xử bị cáo Hồ Duy Hải về các tội "giết người" và "cướp tài sản" để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật, các thành viên Hội đồng thẩm phán đã tiến hành đánh giá chứng cứ, những vi phạm về tố tụng, những mâu thuẫn trong lời khai.
Theo đó, Hội đồng thẩm phán thống nhất quan điểm rằng Hồ Duy Hải không bị ép cung, mớm cung, lời khai tổng cung phù hợp với chứng cứ khác như lời khai của các nhân chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi… nên xác định Hải phạm tội "giết người, cướp tài sản" là đúng.

Toàn cảnh phiên xử giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải. Ảnh: N.H
Chánh án Nguyễn Hòa Bình, Chủ tọa phiên giám đốc thẩm, đã tiến hành lấy biểu quyết các thành viên trong Hội đồng thẩm phán về 4 vấn đề:
Thứ nhất, vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết quá trình điều tra vụ án có những sai sót về tố tụng nhưng "không thay đổi bản chất vụ án".
Thứ hai, bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức án hay không?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết các bản án xét xử Hồ Duy Hải là "đúng người, đúng tội, đúng mức án".
Thứ ba, quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực như vậy quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có đúng pháp luật hay không?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Không đúng pháp luật".
Cuối cùng, Hội đồng thẩm phán có chấp nhận kháng nghị, hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung hay không chấp nhận kháng nghị?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Không chấp nhận kháng nghị".
Kết luận, Hội đồng Thẩm phán quyết định không chấp nhận kháng nghị của VKSND Tối cao đối với các nội dung trong vụ án Hồ Duy Hải. Theo đó, đủ cơ sở kết luận Hồ Duy Hải đã sát hại 2 nữ nhân viên bưu cục Cầu Voi.

Nỗi đau đớn của bà Nguyễn Thị Loan khi biết phán quyết của tòa giám đốc thẩm chiều 8/5. Ảnh: Báo Người Lao Động
Sau khi phán quyết được công bố, những người quan tâm diễn biến phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đặt ra vấn đề: Hội đồng thẩm phán gồm ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án TAND Tối cao, 5 Phó Chánh án TAND tối cao và 11 Thẩm phán TAND tối cao biểu quyết bằng giơ tay liệu có đúng luật và đảm bảo khách quan?.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, luật sư Quách Thành Lực (Giám đốc Công ty luật TNHH LSX) cho biết, phiên giám đốc thẩm cũng trải qua các trình tự của phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Theo đó, phải có nghị án, biên bản nghị án tại phòng nghị án riêng.
Cụ thể, theo Điều 386 - Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm cũng nêu rõ:
1. Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị.
2. Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
3. Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.
"Các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự không quy định rõ biểu quyết công khai hay biểu quyết trong phạm vi của các vị thẩm phán. Do vậy, các thẩm phán trong Hội đồng phiên Giám đốc thẩm biểu quyết bằng cách giơ tay trong vụ án Hồ Duy Hải không sai luật định", luật sư Lực cho biết.

Một số cơ quan báo chí được dự ít phút để chụp ảnh, đưa tin về phiên khai mạc sau đó ghi nhận thông tin trực tiếp qua màn hình kết nối với phòng báo chí. Ảnh: Nhật Tân
Trong khi đó, luật sư Lê Hồng Hiển (Giám đốc Công ty luật Lê Hồng Hiển & cộng sự) dẫn giải Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 để bạn đọc hiểu thêm vai trò, nhiệm vụ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
1. Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
b) Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
d) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
đ) Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
e) Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
3. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Do vậy theo luật sư Hiển, Hội đồng thẩm phán phiên Giám đốc thẩm họp để xem xét và đưa ra kết luận chứ không xét xử. Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Cuối cùng, Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.

Bị cáo Hồ Duy Hải tại một phiên tòa trước đây. Ảnh tư liệu
Còn theo luật sư Trần Thanh Phán (Phó Giám đốc Công ty Luật Pegasus), việc các thành viên Hội đồng thẩm phán biểu quyết bằng giơ tay thì không sai quy định nhưng với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng và được dư luận quan tâm đặc biệt thì nên bỏ phiếu kín để đảm bảo khách quan. Điều này, tránh việc do áp lực nên một số thành viên trong hội đồng phải giơ tay biểu quyết theo số đông thành viên trong hội đồng.
Nói về cơ hội nào cho tử tù Hồ Duy Hải, luật sư Phán cho biết: "Căn cứ vào quy định tại điều 395 Bộ luật tố tụng hình sự thì hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm phát sinh từ ngày ra quyết định, cụ thể trong vụ án giết người, cướp tài sản ở Bưu điện Cầu Voi là ngày 8/5/2020.
Điều luật này cũng quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho người bị kết án, người đã kháng nghị...
Đối với việc có thi hành án tử hình Hồ Duy Hải luôn hay Hải còn có thể làm đơn xin Chủ tịch nước ân xá thêm lần nữa, theo thủ tục này, nếu Chủ tịch nước bác đơn xin ân xá, lúc đó mới thành lập hội đồng thi hành án và ra quyết định thi hành bản án tử hình.
Trường hợp nếu Chủ tịch nước chấp nhận đơn xin ân xá và giảm án từ tử hình xuống chung thân, cơ hội sống của tử tù này vẫn còn".
Nhóm PV

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo
Xã hội - 2 giờ trướcNghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai
Xã hội - 2 giờ trướcMức án dành cho các bị cáo từ 1 năm 10 tháng tù đến cao nhất 9 năm tù với các tội danh “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và “môi giới hối lộ”.

Bắc Kạn: Làm rõ đối tượng dùng Facebook người khác để nhắn tin vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa làm rõ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Facebook.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.

Che biển số, lạng lách đánh võng, nam sinh ở Nam Định bị xử lý
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Chiều ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định thông tin, mới đây, Phòng Cảnh sát cơ động đã ngăn chặn, xử lý đối tượng lạng lách, đánh võng trên địa bàn thành phố.

Nam Định: Bắt hai đối tượng trộm xe đạp điện của người dân đi làm ruộng
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định chi biết, Công an xã Mỹ Hà, TP Nam Định đang điều tra làm rõ vụ trộm cắp trên địa bàn, bảo vệ an toàn tài sản của nhân dân

Quảng Bình: Phá chuyên án mua bán hơn 30.000 viên ma túy, bắt giữ nhiều đối tượng
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Tiến hành "đánh án", lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình phát hiện, thu giữ gần 30.000 viên ma túy tổng hợp. 3 đối tượng liên quan đến vụ án bị bắt giữ.

Triệt phá đường dây cung cấp xyanua, thuốc nổ cho vàng tặc
Pháp luật - 7 giờ trướcNgày 2/4, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn.

Hành vi tàn độc của kẻ nghiện ma túy tại nghĩa trang thôn Bầu
Pháp luật - 15 giờ trướcNgày 1/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử và tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Lê Văn Công (SN 1990, trú tại Đông Anh, Hà Nội) về các tội giết người và cướp tài sản.

Thanh Hóa: Giăng lưới, lập nick giả người thân để lừa tiền
Pháp luật - 1 ngày trướcGĐXH - Hai đối tượng lên mạng tìm hiểu, học cách lừa đảo bằng cách lập Facebook ảo, giả mạo liên lạc với người thân đề nghị chuyển tiền Việt Nam để đổi tiền nước ngoài.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luậtGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.