Vùng đất 900 năm không có ai mắc ung thư
Ở nơi đó, 100 tuổi vẫn được xem ở độ tuổi trưởng thành, phụ nữ 80 trông trẻ như 40 và suốt 900 năm qua chưa từng có ai mắc ung thư.
Bộ tộc Hunzas có khoảng 30.000 người, sống dọc theo dãy núi Himalaya ở mũi phía bắc của Ấn Độ. Họ sống trong một thung lũng tách biệt với thế giới bên ngoài, ở độ cao 3.000m so với mặt nước biển.
Ở đó, khoảng cách cha con có thể lên tới 90 tuổi. 100 tuổi vẫn được coi ở độ tuổi trưởng thành, phụ nữ 80 tuổi trông trẻ như mới ngoài 40. Những cụ ông, cụ bà 130 tuổi vẫn lao động hăng say và nhiều người sống tới 145 tuổi.

Người Hunzas có sức khoẻ rất tốt, miễn nhiễm với các căn bệnh đương đạinhư béo phì, tim mạch, tiểu đường... Đặc biệt, trong suốt 900 năm qua, nơi đây không ai mắc ung thư. Vậy bí quyết của họ là gì?
Ăn uống thanh đạm, 2 bữa/ngày
Triết lý ăn uống của người Hunzas là “hãy coi thức ăn là thuốc tốt nhất”. Chế độ ăn của bộ tộc này tương tự như chế độ ăn kiêng của Hippocrates, cha đẻ của y học hiện đại, người đã sống hơn 2000 năm trước ở Hy Lạp cổ đại.
Người dân nơi đây ăn uống thanh đạm, do tác động lớn của điều kiện khí hậu và địa lý. Mọi người chỉ ăn 2 bữa/ngày, bữa đầu vào lúc 12h trưa.

Trong khi đó, người dân thường dậy từ rất sớm để làm việc chăm chỉ và tiêu tốn nhiều calories. Điều này khác biệt hoàn toàn với các khuyến cáo về tầm quan trọng của bữa sáng thịnh soạn.
Không giống như hầu hết chúng ta, người Hunzas ăn uống chủ yếu để đủ duy trì sức khỏe hơn là thoả mãn vị giác.
Bữa ăn không quá cầu kỳ mà sử dụng hoàn toàn các thực phẩm tự nhiên bao gồm trái cây, rau quả như cà rốt, củ cải, rau chân vịt, bí, rau diếp, táo, lê, đào, mơ, mâm xôi... cùng các loại ngũ cốc lúa mạch, kê và lúa mì... Trong đó rau củ chủ yếu ăn sống hoặc chần sơ.
Mọi thứ đều tươi, sạch nhất có thể, không qua chu trình bảo quản phức tạp. Trong khu vườn của người Hunzas, không có bất kỳ hoá chất, phân bón nào, nếu sử dụng sẽ bị coi là chống lại luật của Hunzas.
Người Hunzas chỉ ăn thịt trong những dịp đặc biệt quan trọng như đám cưới hay lễ hội, và mỗi người chỉ dùng 1 miếng nhỏ.

Cách ăn uống gần với thiên nhiên chính là mà trong những bí quyết giúp người Hunzas phòng chống ung thư
Họ cũng ăn nhiều sữa chua. Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó... thường chiếm phần lớn trong bữa ăn bên cạnh loại bánh mỳ đặc biệt làm từ lúa mì, hạt kê, kiều mạch, lúa mạch chưa qua tinh chế.
Hàng ngày, người Hunzas uống nước tan chảy từ các dòng sông băng, thứ nước có nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Hơn 100 tuổi, nhiều người Hunzas vẫn lao động say mê mỗi ngày
Nghiên cứu của các bác sĩ tại Pakistan cho thấy đàn ông Hunzas trưởng thành chỉ tiêu thụ 1.900 calo, 50g protein, 36g chất béo và 354g carbohydrate mỗi ngày, chủ yếu từ các nguồn protein và chất béo có nguồn gốc thực vật.
So với người phương Tây, lượng protein chỉ bằng 1/2, lượng calo và carbohydrate bằng 1/3.
Ngủ từ chập tối
Người Hunzas thường đi ngủ từ chập tối và bắt đầu dậy làm việc từ lúc 5h sáng với tốc độ ổn định, tránh bị kiệt sức.
Một phần ngủ sớm vì họ không có điện, dầu, phần vì muốn hấp thụ ánh sáng mặt trời, hoà nhập với thiên nhiên.
Đi bộ, tập thể dục hàng ngày
Một yếu tố khiến người Hunzas dẻo dai là hàng ngày dành nhiều giờ đi bộ 15-20km dọc theo các con đường núi dốc. Họ coi đây là bài tập thể dục để tận dụng không khí thanh khiết.

Người dân nơi đây đều đi bộ 15-20km mỗi ngày
Ngoài tập thể dục hàng ngày, người Hunzas còn thực hành một số kỹ thuật yoga cơ bản, đặc biệt là thở yoga theo phương thức chậm, sâu, sử dụng toàn bộ khoang ngực.
Đây là phương pháp thư giãn tuyệt vời, là chìa khoá của sức khoẻ.
Ăn uống tự nhiên và lối sống lành mạnh là tất cả những gì để người Hunzas không stress, khoẻ mạnh, không mắc ung thư, sống thọ và hạnh phúc.
Theo Vietnamnet

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 2 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 13 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 16 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 17 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 21 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.