Xâm nhập đường dây “đánh hàng” miền biên viễn Lạng Sơn: Hàng lậu ồ ạt xuyên đêm tuồn về Việt Nam
GiadinhNet - Trong màn đêm tối đen, từng tốp cửu vạn vượt đèo, leo dốc, bám vào vách núi, men theo đường mòn cạnh Cửa khẩu Tân Thanh để lấy hàng từ điểm tập kết bên phía Trung Quốc mang về Việt Nam. Tất cả những cửu vạn ở đây khi được hỏi "cõng" trên lưng hàng gì đều không trả lời được. Họ chỉ biết chờ hàng, nhận lệnh và "cõng" về để lấy tiền công.

Cửu vạn “cõng” hàng lên xuống tấp nập ở đường mòn phía sau cánh gà Cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: Cao Tuân
Đêm trắng vùng biên giới
Sau nhiều ngày "nằm vùng" ở khu vực Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), PV Báo Gia đình & Xã hội đã tiếp xúc với đủ các thành thần trong "cỗ máy buôn lậu", từ đầu nậu, đến cai cửu hay cửu vạn… Theo tiết lộ của Hùng "ma" - một cai cửu khét tiếng vùng biên, để "cỗ máy buôn lậu" được hoạt động trơn tru, ông chủ sẽ thuê đội ngũ "chim lợn" ngồi rải rác quanh các đường mòn và hễ thấy người lạ lảng vảng thì ngay lập tức thông báo qua bộ đàm. Còn khi hàng hóa được mang xuống điểm tập kết và chuyển lên xe tải đưa đi các tỉnh tiêu thụ sẽ có "chim mồi" đi theo. Mục đích của nhóm người này nhằm cung cấp thông tin nhanh nhất cho "ông chủ" khi gặp phải lực lượng chức năng để có cách xử lý.
Như ở bài viết trước đã phản ánh (số 130, ra ngày 29/10), trong vai cửu vạn, PV Báo Gia đình & Xã hội đã tận mắt chứng kiến dòng người công khai "cõng" hàng từ khu vực cột mốc biên giới Việt - Trung vào nội địa, dù nơi đây cách Chi cục Hải quan và Đồn Biên phòng Tân Thanh chỉ khoảng 1km. Khi chúng tôi nói rằng có nhu cầu lấy hàng số lượng lớn ở Quảng Tây (Trung Quốc) nhưng lo ngại bị bắt giữ, Hùng "ma" khẳng định: "Cứ an tâm, đường dây đánh hàng của chúng tôi là quy trình khép kín và hoàn hảo từ A đến Z. Hàng hóa sẽ được vận chuyển bất kể khung giờ nào, kể cả lúc nửa đêm"(?).

Hàng lậu được tập kết trên đỉnh đồi, sát khu vực biên giới.
Nhằm xác thực lời cai cửu này, chúng tôi lại tiếp tục theo chân nhóm cửu vạn men theo những cung đường mòn, lối mở phía sau chùa Tân Thanh lên điểm tập kết hàng. Mỗi tối, cánh cửu vạn mang theo đồ nghề gồm một miếng bọt biển và đoạn dây thừng đi nhận việc từ cai cửu. Một mẩu giấy được phát ra. Việc của cửu vạn là vác đúng và đủ số hàng ghi trên mẩu giấy từ bên kia biên giới về địa chỉ tập kết rồi nhân với cân nặng để lấy tiền công.
Nỗi e ngại trong đêm tối ở một nơi xa lạ của chúng tôi nhanh chóng bay đi, bởi trên cung đường ngoằn nghèo, trơn trượt có rất đông người vác hàng xuống và chuyển hàng lên. Thỉnh thoảng ở những đoạn dốc cao, tiếng cửu vạn lại vang lên: "Phía dưới có hàng nặng, trên xuống có hàng thì hô to".
Trên cung đường vận chuyển hàng lậu qua khu vực Đồi keo từ Trung Quốc về Việt Nam dài chừng 1km, chúng tôi bắt gặp rất nhiều quán nước. Một cửu vạn đang uống sữa cho lại sức nói với chúng tôi: "Hàng về trên kia rồi nhưng chủ chưa cho bốc ngay vì còn chờ "chim lợn" báo tình hình".
Chỉ tay vào những người đang "cõng" nhưng bao hàng lớn nhưng không bật đèn pin mà mò mẫm từng bước, bà chủ quán giải thích: "Đấy là những bao hàng quan trọng được ưu tiên đưa về trước để "giữ khách". Số lượng lớn còn lại phải khi nào khớp lệnh mới được chuyển về. Có ngày cửu vạn phải chờ từ tối đến gần sáng mới thông đường".
Thân phận cửu vạn

Giữa đêm tối, từng bao hàng lậu được cửu vạn “tuồn” qua hàng rào biên giới ở cột mốc 1089 về Việt Nam.
Đêm khuya giữa rừng, Minh "trâu" - một cửu vạn thâm niên kể: "Những người đi làm cửu vạn ở đây đều xuất thân từ gia đình nghèo khó, từ những người trung niên lất phất hai màu tóc, hay những đứa trẻ 16 - 17 tuổi, ăn học chưa xong nhưng cũng theo bố mẹ lên vùng biên giới này để mưu sinh. Người yếu thì vác hàng 50- 60kg, còn người khỏe có thể vác đến 140kg. Mỗi cửu vạn một đêm trung bình đi được 4 chuyến, trừ tiền đường và tiền thuốc nước thì cũng để ra được 500.000 - 700.000 đồng". Cũng theo lời Minh, dù biết vất vả, nguy hiểm, nhưng ai cũng mong muốn "đổi đời" nhờ cõng hàng lậu nơi biên giới(?).
Trò chuyện hơn 1 tiếng thì chúng tôi nghe thấy tiếng chân của nhóm cửu vạn đang leo lên đỉnh đồi, lúc này đám cửu ngồi ở lán nước cũng lục đục rời đi. Vậy là đường đã thông.
Đứng ở cột mốc biên giới 1089 - nơi hàng lậu đang được nhóm cửu vạn hối hả "cõng" từ Trung Quốc về địa phận Việt Nam, chúng tôi choáng ngợp bởi cả khu vực Đồi keo bạt ngàn ánh đèn pin. Dòng người ngày một đông, từng bao hàng lớn liên tiếp được chuyển qua cánh cửa sắt rộng chừng 1m của hàng rào sắt biên giới, trông xa xa như một "dòng chảy thác đổ". Chúng tôi không thể tin rằng, những hành động này lại diễn ra công khai đến vậy…
Minh "trâu" bảo, đá núi gập ghềnh, lại mang vác hàng nặng vào ban đêm nên rất khó di chuyển nhanh. Sau gần 1 tiếng mò mẫm vác hàng men theo những đường mòn trơn trượt, nhóm cửu vạn đã mang hàng xuống điểm tập kết phía sau chùa Tân Thanh. "Phi đội bay" với mấy chục người đàn ông đi xe máy đã chờ sẵn và nhanh chóng nhận hàng chở đến bãi đỗ của xe tải. Khi hàng đầy, các "mắt xích" thông báo mọi việc đã "êm", những chiếc xe tải lăn bánh vòng ra quốc lộ 1 rồi đi các tỉnh để giao hàng…

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Cần phải truy tận gốc để dẹp nạn buôn lậu
Sau khi đọc bài viết "Xâm nhập đường dây "đánh" hàng lậu miền biên viễn Lạng Sơn" được đăng tải trên Báo Gia đình & Xã hội, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã nêu quan điểm của mình về vấn đề này.
Là đại biểu từng nhiều lần bày tỏ ý kiến về thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang xuất hiện ngày một nhiều ở thị trường Việt Nam, ông Dương Trung Quốc cho rằng: "Cần phải truy tận gốc từ những "đầu nậu" cho đến làm rõ dấu hiệu bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu. Chúng ta phải tìm ra đường dây mới triệt phá được".
"Bản thân tôi cũng rất chia sẻ với lực lượng Biên phòng, lực lượng Hải quan bởi khối lượng công việc nhiều, địa hình phức tạp. Nhưng điều đó cũng phản ánh rằng, hoặc lực lượng chức năng của chúng ta không đủ để chống buôn lậu, hoặc có tiêu cực trong công cuộc đấu tranh phòng chống, buôn lậu", ông Dương Trung Quốc chia sẻ thêm.
Ông Dương Trung Quốc đưa ra giải pháp: "Việt Nam cần phải có lộ trình buộc mọi thứ đi vào quy chuẩn, tức là người ta vẫn buôn bán giao thương được, vẫn kiếm lợi được nhưng không phải là kiếm siêu lợi nhuận từ buôn lậu. Quan trọng nhất sau khi báo chí đã phản ánh sự việc, lực lượng chức năng có đủ sự trong sáng để xử lý sai phạm".
Nhóm Phóng Viên

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái
Xã hội - 5 giờ trướcGĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải
Xã hội - 9 giờ trướcGĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ
Xã hội - 9 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.