Xét tuyển ĐH, CĐ 2016: Thí sinh lo trượt, nhà trường lo “ảo”
GiadinhNet - Điểm thi THPT Quốc gia 2016 chủ yếu đạt từ 4 - 6 điểm, báo hiệu cuộc đua tranh vào ĐH, CĐ sẽ rất quyết liệt, đặc biệt là ở nhóm điểm từ 14 - 18 điểm. Điểm thi không cao, cộng với việc Bộ GD&ĐT cho phép tuyển sinh nhóm (tối đa 4 trường 1 đợt), được đăng ký vào 2 trường không theo nhóm (2 trường trong 1 đợt) cũng khiến thí sinh và nhà trường vất vả, bối rối trong tuyển sinh.
Điểm trung bình chiếm đa số
Đánh giá đề thi không quá khó, làm được bài… tuy nhiên khi xem điểm, không ít thí sinh “sốc” vì điểm số không cao. Thậm chí, có môn còn dưới trung bình (đặc biệt là môn tiếng Anh). Có thể thấy, sau khi vui mừng vì làm được bài thi, hồi hộp chờ đợi kết quả và rồi thất vọng khi điểm số không như ý muốn, rồi lo lắng cơ hội thấp vào ĐH… Đó chính là tâm trạng của rất nhiều thí sinh, phụ huynh trong mấy ngày qua, nhất là sau khi biết được điểm thi.
Theo thống kê ban đầu của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc (Bộ GD&ĐT), điểm thi kỳ thi THPT Quốc gia 2016 không có nhiều biến động so với năm 2015. Cả nước chỉ có khoảng 100 bài thi đạt điểm 10, thấp hơn so với năm 2015 (400 điểm 10). Tổng số thí sinh có điểm thi dưới trung bình là 474.069 thí sinh, chiếm 57,4%. Tổng số thí sinh có điểm thi từ 5 - 7 điểm là 277.529 thí sinh, chiếm 33,62%. Số thí sinh có điểm từ 7 - 9 điểm là 68.431 thí sinh, chiếm 8,3%. Phổ điểm trung bình của các môn là từ 4,5 - 6 điểm. Có tới 19.000 bài thi bị điểm liệt.
Sẽ có lượng lớn thí sinh đạt 4,5 - 6 điểm trong kỳ thi năm nay nằm trong ngưỡng xét tuyển vào ĐH (điểm sàn) như mọi năm. Điểm thi thấp khiến nhiều trường ĐH “tốp trên” dự kiến điểm chuẩn sẽ giảm nhẹ so với năm 2015. ĐH Bách Khoa Hà Nội dự báo, điểm chuẩn nhiều ngành năm nay có thể giảm so với năm ngoái. ĐH Xây dựng dự kiến điểm chuẩn sẽ thấp hơn năm 2015 từ 1 - 2 điểm (tùy từng ngành). ĐH Kinh tế Quốc dân cũng đưa ra khả năng điểm chuẩn sẽ hạ từ 0,5 - 1 điểm (tùy từng ngành).
Lý giải nguyên nhân vì sao điểm thi năm nay thấp hơn năm trước, nhiều trường ĐH chủ trì cụm thi cho biết, nguyên nhân chính là đề thi năm nay có khó hơn và phân loại được thí sinh. Đề thi được ra với mục đích xét tốt nghiệp và giúp các trường ĐH tuyển sinh nên ra theo các mức độ từ trung bình, khó, đến rất khó. Bên cạnh đó, bài thi được chấm rất chi tiết nên nếu không đúng ý hoặc thiếu các bước sẽ không được điểm. Điều này dễ hiểu vì sao các môn tự luận lại ít thí sinh điểm cao trong kỳ thi năm nay.
Nhà trường vẫn lo “ảo”
Sau khi biết được điểm thi, các thí sinh và phụ huynh sẽ phải khá mệt mỏi để tìm kiếm thông tin tuyển sinh của các trường, dựa vào điểm số và so sánh điểm chuẩn các năm để chọn trường, chọn ngành, sau đó là “lên sàn” xét tuyển. Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay hầu hết các trường đều có phương án tuyển sinh riêng dựa trên kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia 2016, do đó mỗi trường có quy định khối xét tuyển, điều kiện xét tuyển theo đặc thù của trường. Chọn trường, chọn ngành không phải là chuyện dễ dàng đối với thí sinh, phụ huynh lúc này.
Chia sẻ về dự định của con sắp tới sau khi biết điểm thi, chị Nguyễn Thị Minh (ở Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Con tôi tổng cộng được 17 điểm theo khối D và 16 điểm nếu tính theo khối C, điểm không cao nên tôi thấy khá lo lắng cho cơ hội của con sắp tới. Hàng ngày tôi phải lên mạng “dò la” khắp các trường, ghi chép ra giấy rồi cả nhà bàn bạc tới khuya xem là nên chọn ngành nào, trường nào. Thú thực, tuyển sinh thế này cứ như chơi xổ số với chứng khoán vậy. Nghiên cứu kỹ rồi đăng ký, tới khi kết thúc mới biết đỗ hay trượt”.
Năm nay, Bộ GD&ĐT có một số điều chỉnh như giảm thời gian xét tuyển, không cho thí sinh rút hồ sơ xét tuyển để tránh “vỡ trận”. Tuy nhiên, vẫn chưa có biện pháp nào để làm giảm căng thẳng cho các thí sinh. Thí sinh Trần Đức Anh (ở Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Điểm của em theo khối A là 20 điểm, khối A1 là 19 điểm, nhưng em vẫn khá lo lắng khi xét tuyển ĐH. Em vẫn có cảm giác xét tuyển mang yếu tố may rủi nhiều hơn, chẳng may có nhiều bạn điểm cao cùng đăng ký, coi như mình mất cơ hội. Không được rút đăng ký nên càng phải cân nhắc kỹ hơn”.
Đối với các trường ĐH, kỳ tuyển sinh năm nay sẽ tiếp tục vất vả vì “ảo”. TS Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) đánh giá: “Kỳ tuyển sinh năm nay đã có nhiều cải tiến, nhưng tình trạng thí sinh “ảo” sẽ vẫn rất nhiều. Nguyên nhân là do thí sinh được đăng ký 2 trường, mỗi trường 2 nguyện vọng. Sẽ có những thí sinh trúng cả 4 nguyện vọng, trong khi nhập học chỉ chọn 1. Rõ ràng, các nguyện vọng còn lại sẽ là “ảo” và chiếm chỗ của thí sinh khác, buộc nhà trường vất vả để tuyển sinh bổ sung, gây lãng phí thời gian, tiền bạc của cả thí sinh và nhà trường”.
Bộ GD&ĐT quy định, từ ngày 1/8 tới sẽ chính thức bước vào đợt 1, kỳ xét tuyển ĐH năm 2016. Theo các chuyên gia tuyển sinh ĐH, trước khi nộp xét tuyển vào ngành nào, trường nào, thí sinh cần tham khảo điểm sàn năm trước, chỉ tiêu tuyển sinh bao nhiêu, xét thấy điểm của mình cao hơn chút ít để đảm bảo sự an toàn. Ngoài ra, thí sinh cần tính toán chọn ngành dự phòng ở nguyện vọng 2 để có cơ hội trúng tuyển trong năm đầu tiên, dù ngành dự phòng không ưu tiên bằng nguyện vọng 1.
Quang Anh

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa
Thời sự - 4 phút trướcNạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh
Pháp luật - 47 phút trướcCông an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ
Thời sự - 2 giờ trướcNgười chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 6 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.