Xoài Việt Nam đang ‘làm mưa làm gió’ ở Trung Quốc
Với lợi thế về chất lượng, giá cả và thời vụ linh hoạt, xoài Việt đang “áp đảo” các đối thủ như Thái Lan, Peru hay Australia, trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Trung Quốc. Những giống xoài nổi tiếng như cát Hòa Lộc và cát Chu đang là “ngôi sao” tại thị trường tỷ dân.
Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, trong quý I, xuất khẩu xoài tươi đã thu về 88,5 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm xoài chế biến xuất khẩu quý I thu về gần 30 triệu USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây, xoài trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ tư sau thanh long, sầu riêng và chuối.
Đáng chú ý, trong quý I, Việt Nam đã xuất khẩu gần 40.700 tấn xoài sang Trung Quốc , thu về 28 triệu USD, tăng mạnh về sản lượng và giá trị.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, chỉ quý I năm nay, nước này đã chi 29 triệu USD để nhập khẩu xoài từ 6 quốc gia, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong khi lượng nhập từ các thị trường truyền thống như Thái Lan, Philippines hay Peru đồng loạt giảm mạnh thì Việt Nam nổi lên với mức tăng trưởng vượt bậc.
Hiện tại, xoài Việt Nam chiếm tới 97% thị phần xoài nhập khẩu tại Trung Quốc, bỏ xa các đối thủ lớn như Thái Lan, Campuchia, Australia hay Peru. Trong đó, Thái Lan - vốn là nhà cung cấp lớn nhiều năm - đã tụt xuống vị trí thứ 5 với kim ngạch xoài xuất khẩu chỉ còn 65.000 USD, giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xoài Việt Nam chiếm tới 97% thị phần xoài nhập khẩu tại Trung Quốc. Ảnh: IT.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thành công vượt bậc này của xoài Việt không phải đến từ may mắn, mà là kết quả của hàng loạt lợi thế chiến lược.
Thứ nhất, Việt Nam có vị trí địa lý gần Trung Quốc, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm chi phí logistics, đảm bảo độ tươi ngon - yếu tố quan trọng đối với trái cây nhiệt đới.
Thứ hai, mức giá cạnh tranh là điểm cộng lớn. Giá xoài Việt trung bình chỉ khoảng 700 USD/tấn - ngang với Campuchia và thấp hơn rất nhiều so với xoài từ Thái Lan, Peru hay Australia (dao động từ 6.000 đến 11.000 USD/tấn). Điều này giúp xoài Việt dễ tiếp cận các nhà nhập khẩu và bán lẻ tại Trung Quốc hơn.
Thứ ba, lợi thế mùa vụ trái vụ. Trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 - khi nguồn cung xoài nội địa Trung Quốc sụt giảm - xoài Việt có thể “lấp chỗ trống” bằng sản lượng ổn định và chất lượng cao. Đây là thời điểm vàng mà nông dân Việt có thể bán xoài loại 1 với giá lên đến 100.000 đồng/kg.
Không chỉ có lợi thế về giá cả và logistics, xoài Việt Nam còn chinh phục khẩu vị người tiêu dùng nhờ chất lượng vượt trội. Những giống xoài nổi tiếng như cát Hòa Lộc và cát Chu là “ngôi sao” trong mắt người tiêu dùng Trung Quốc - nhờ vị ngọt thanh, thơm tự nhiên và độ chín đồng đều. Đây là những đặc điểm phù hợp với khẩu vị của người Trung Hoa, không chỉ trong tiêu dùng tươi mà cả chế biến nước ép, mứt, đồ ăn nhẹ.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, gần 2.000 ha xoài ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã đạt chứng nhận VietGAP và GlobalGAP, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và kiểm dịch thực vật - điều kiện tiên quyết để xuất khẩu vào các thị trường khắt khe như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc…
Nhu cầu tiêu thụ xoài tại Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây, một phần do xu hướng tiêu dùng trái cây nhiệt đới, phần khác do nguồn cung nội địa không đủ đáp ứng quanh năm. Xoài nhập khẩu, đặc biệt từ Việt Nam, trở thành giải pháp quan trọng giúp thị trường Trung Quốc ổn định cung cầu.
Tuy nhiên, theo chuyên gia về ngành hàng rau quả, từ tháng 5 trở đi Trung Quốc bước vào vụ xoài nội địa nên lượng mua từ Việt Nam có thể giảm mạnh.
Không chỉ giới hạn ở Trung Quốc, xoài Việt Nam hiện đã hiện diện tại hơn 30 quốc gia, bao gồm các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan... Đây là minh chứng rõ nét cho tiềm năng và sức cạnh tranh của trái xoài Việt trên bản đồ nông sản thế giới. Nếu ngành hàng này tiếp tục duy trì chất lượng ổn định, mở rộng vùng trồng đạt chuẩn, đồng thời đẩy mạnh chế biến và xây dựng thương hiệu, xoài Việt hoàn toàn có thể vươn xa.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam
Xu hướng - 8 giờ trướcMột mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi
Xu hướng - 1 ngày trướcHọc xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần
Xu hướng - 2 ngày trướcTrung Quốc-Campuchia vừa ký kết các thỏa thuận thương mại lớn về sầu riêng và một loại trái cây quan trọng.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm
Xu hướng - 4 ngày trướcĐây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướng - 6 ngày trướcGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.

Theo quy định mới, Việt Nam có thể chỉ còn 3 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất vàng?
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Theo dự thảo sửa đổi Nghị định 24, doanh nghiệp muốn được cấp phép sản xuất vàng miếng phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng. Nếu theo quy định này, Việt Nam chỉ có 3/38 doanh nghiệp, ngân hàng đủ điều kiện sản xuất vàng.

Vượt xa Campuchia, Thái Lan, một mặt hàng của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, chiếm tới 97%
Xu hướng - 1 tuần trướcMặt hàng này của Việt Nam hiện rất được ưa chuộng tại Trung Quốc.

Nông sản Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh
Xu hướng - 1 tuần trướcCác mặt hàng tiêu dùng, nguyên liệu sản xuất, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm.

Chợ nhà Xanh - nơi được mệnh danh là 'thiên đường mua sắm' ảm đạm đến lạ thường!
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Không còn giữ được cảnh nhộn nhịp như trước, chợ Nhà Xanh trên tuyến đường Phan Văn Trường (Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng nhiên vắng lặng, nhiều ki-ốt đóng cửa không bán hàng.

Người Trung Quốc thừa nhận 'ăn đứt' hàng nội, 'sản vật trời ban' của Việt Nam được săn lùng với giá đắt đỏ, xuất khẩu bỏ xa cả thế giới
Xu hướng - 1 tuần trướcViệt Nam hiện đứng đầu thế giới về xuất khẩu loại hạt này.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướngGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.