Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xót thương những em bé cả đời phải gắn liền với bông băng, tiêm truyền

Thứ hai, 06:30 24/12/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Gần 10 năm qua, đều đặn mỗi tháng, hai chị em Thanh Hương, Minh Nguyễn phải lặn lội cả trăm cây số để đến viện truyền máu. Cuộc sống của các em gắn liền với bông băng, tiêm truyền để duy trì sự sống…

Hai chị em ruột cùng mắc bệnh

Chiều cuối năm, tại Trung tâm Thalassemia (Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương), chúng tôi bắt gặp hai em nhỏ với gương mặt, đường nét giống nhau, đang được điều trị trên cùng một giường bệnh. Đó là em Tô Thị Thanh Hương (10 tuổi) và Tô Minh Nguyễn (8 tuổi), hai em là chị em ruột nhưng không may, cả hai đều mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh).

Ngồi chăm cháu bên giường bệnh, bà Liệu Thị Hiền (68 tuổi, ở Tiến Thắng, Yên Thế, Bắc Giang) không khỏi xót thương cho hai đứa cháu tội nghiệp. Bà Hiền cho biết, đã gần 10 năm nay, các cháu của bà đều đặn hàng tháng phải lặn lội đường sá xa xôi để đến Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương truyền máu, thải sắt duy trì sự sống. Cả tuổi thơ của các cháu gắn liến với bông băng, tiêm truyền...


Hai chị em Thanh Hương và Minh Nguyễn mắc tan máu bẩm sinh đang được điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ảnh: N.Mai

Hai chị em Thanh Hương và Minh Nguyễn mắc tan máu bẩm sinh đang được điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ảnh: N.Mai

Theo lời bà Hiền, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi con dâu bà mang thai cũng không có điều kiện để khám thai thường xuyên như những người khác. Hơn nữa, cứ nghĩ bố mẹ khỏe, ắt con cũng khỏe nên gia đình bà cũng không quan trọng việc đi khám hay xét nghiệm gì cả. Khi chào đời, các cháu bà hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện gì bất thường.

Đến khi cháu Minh Nguyễn được 6 tháng tuổi bị ho, sốt, uống thuốc mãi không khỏi, người mệt mỏi, xanh xao, bụng to, gia đình bà có cho cháu đến bệnh viện ở địa phương nhưng cũng chỉ được chỉ định truyền máu, ngoài ra, không rõ là bệnh gì.

Chữa ở quê mãi nhưng càng ngày cháu càng gầy gò, xanh xao, được một số người giới thiệu đưa các cháu lên Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để kiểm tra, khi ấy, gia đình bà mới chết điếng khi biết Minh Nguyễn bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Lúc đầu, chúng tôi chẳng biết tan máu bẩm sinh là bệnh gì. Khi được các bác sĩ giải thích đây là bệnh di truyền từ bố mẹ và phải điều trị suốt đời, gia đình tôi mới biết và hối hận vì không phòng tránh từ sớm”, bà Hiền cho biết.

Cũng theo bà Hiền, không lâu sau đó, các bác sĩ đã khuyên gia đình đưa bé Thanh Hương đi xét nghiệm và thật buồn, em cũng mắc căn bệnh giống em trai nhưng ở thể nhẹ hơn. Kể từ đó, tháng nào, hai chị em cũng được đưa đến viện để điều trị. Hiện tại, việc học tập của các em cũng bị ảnh hưởng rất nhiều khi bị ngắt quãng để đi chữa bệnh.

Tưởng như mọi hy vọng đều tan biến với gia đình bà Hiền, thế nhưng, cuối năm 2015, nhờ được các bác sĩ tại Trung tâm Thalassemia tư vấn về nhiều trường hợp bố mẹ mang gen bệnh nhưng vẫn sinh con khỏe mạnh bằng phương pháp sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, vợ chồng con trai bà đã quyết định sinh thêm một lần nữa, ước mong có một đứa con khỏe mạnh.

May mắn đã mỉm cười với gia đình bà khi đứa cháu thứ ba chào đời năm 2016 chỉ là người mang gen bệnh, hoàn toàn có cuộc sống như những người bình thường khác.

Chẩn đoán sớm để dự phòng bệnh, tật bẩm sinh

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia. Nhiều người mang gen di truyền bệnh này mà không biết bởi không có biểu hiện đặc biệt hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Thalassemia là bệnh máu di truyền có ở cả nam và nữ, hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi, bệnh nhân phải duy trì truyền máu, thải sắt suốt đời để duy trì sự sống.


Tư vấn bệnh Thalassemia cho các bạn trẻ tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ảnh: N.Mai

Tư vấn bệnh Thalassemia cho các bạn trẻ tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ảnh: N.Mai

Ước tính cả nước có trên 20.000 bệnh nhân, 44% trẻ dưới 15 tuổi, hằng ngày đều có trẻ bị bệnh ra đời. Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Mỗi năm cần có trên 2.000 tỷ đồng để tất cả bệnh nhân có thể được điều trị và khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

Đây là bệnh di truyền cho thế hệ sau. Do đó, gia đình có người mắc bệnh thì các anh chị em đều phải sàng lọc bệnh. Hai người cùng mang gen bệnh thì không nên kết hôn với nhau; nếu kết hôn cần phải chẩn đoán trước sinh.

Bởi lẽ, khi hai người mang gen bệnh lấy nhau thì 50% con sinh ra mang gen này; 25% trẻ bị bệnh, phải truyền máu và điều trị bằng thuốc cả đời; chỉ có 25% trẻ chào đời khỏe mạnh.

Thalassemia là một căn bệnh khó chữa, nhưng lại dễ phòng ngừa. Mỗi năm, Trung tâm Thalassemia tư vấn, chỉ định cho khoảng 300 cặp vợ chồng sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, từ đó đã có hàng trăm em bé khỏe mạnh được sinh ra.

Do đó, theo các chuyên gia, phòng bệnh là biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất thông qua xét nghiệm sàng lọc, phát hiện gen bệnh trong giai đoạn tiền hôn nhân và tiền thai sản.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghệ An: Tổ chức Hội thi Phụ nữ với công tác Dân số và Phát triển

Nghệ An: Tổ chức Hội thi Phụ nữ với công tác Dân số và Phát triển

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

GĐXH - Hội thi nhằm mục đích tạo sân chơi và cơ hội giao lưu lành mạnh, bổ ích, thiết thực cho chị em phụ nữ đối với công tác Dân số và Phát triển. Đồng thời, nâng cao sự hiểu biết cho hội viên phụ nữ và nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số và Phát triển.

5 cách giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước khi mang thai

5 cách giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước khi mang thai

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Lượng nước của mẹ bầu cần tăng lên để hỗ trợ quá trình mang thai và thai nhi. Không uống đủ nước trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

3 nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương ở nam giới trẻ tuổi

3 nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương ở nam giới trẻ tuổi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trước đây, rối loạn cương dương thường gặp ở độ tuổi trung niên (chiếm khoảng 52% độ tuổi từ 40-70 tuổi) nhưng ngày nay đang có xu hướng trẻ hóa và phổ biến hơn.

Uống sữa khi bụng đói gây hại như thế nào?

Uống sữa khi bụng đói gây hại như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù uống sữa được coi là một thói quen tốt cung cấp chất dinh dưỡng và canxi cho cơ thể, nhưng uống sữa khi bụng đói lại gây hại cho sức khỏe…

Hải Phòng hỗ trợ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh 2 con gái

Hải Phòng hỗ trợ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh 2 con gái

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Nhằm khuyến khích các gia đình thực hiện tốt công tác dân số, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, thành phố Hải Phòng hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng sinh hai con gái và được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu cấp thành phố.

2 bài tập Pilates tăng cường sức mạnh cho nam giới

2 bài tập Pilates tăng cường sức mạnh cho nam giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bài tập Pilates không chỉ giúp khỏe đẹp cho phái nữ mà còn là một phương pháp tập luyện thể hình cho nam giới. Các động tác Pilates giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và giảm thiểu căng thẳng cho phái mạnh.

6 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai

6 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trong quá trình mang thai, nhất là ba tháng đầu thai kỳ, hệ thống miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Vì vậy, thai phụ có thể dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường, nguy cơ nhiễm cúm, thủy đậu, sởi, rubella. Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám ngay.

Bệnh teo não ở người già có chữa được không?

Bệnh teo não ở người già có chữa được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Teo não có thể khiến bệnh nhân mất đi khả năng sinh hoạt, sống phụ thuộc vào người khác. Không những vậy, sức khỏe của người bệnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do căn bệnh này gây ra.

Nam giới nên thận trọng với 4 loại thực phẩm gây hại cho tinh trùng

Nam giới nên thận trọng với 4 loại thực phẩm gây hại cho tinh trùng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chất lượng tinh trùng của nam giới suy giảm do nhiều nguyên nhân như tình trạng bệnh lý, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, trong đó có việc lạm dụng thực phẩm không tốt cho sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội

Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, thời gian tới, cần đảm bảo cho người cao tuổi được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng; phát huy vai trò, chủ động tham gia các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Top