Xử gian lận thi cử ở Hà Giang: Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT khai "không ăn nổi cơm"
GiadinhNet – "Tôi thấy sự việc nghiêm trọng nên không ăn nổi cơm, tôi đi tìm Lương nhưng cũng không thấy", cựu Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang trình bày tại tòa.
Sáng 16/10, sau khi kết thúc thẩm vấn các bị cáo, HĐXX phiên tòa xét xử vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang chuyển sang phần thẩm vấn các nhân chứng.
Có tới 180 nhân chứng được triệu tập tại phiên tòa này, trong buổi sáng nay HĐXX hỏi những người làm chứng có liên quan đến bị cáo Triệu Thị Chính (cựu PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang).
HĐXX hỏi bà Nguyễn Thị Xuân Hương, người bán rau ở chợ Lớn (TP Hà Giang). Bà Hương có quan hệ là gia đình thông gia với bị cáo Triệu Thị Chính (anh trai bà Hương lấy em gái bà Chính).
Xuất hiện tại tòa với bộ váy hoa màu đỏ sặc sỡ, bà Hương ngay lập tức bị Chủ tọa Vương Thị Thu Hà nhắc nhở: "Đề nghị chị lần sau đến tòa thì mặc quần áo khác, mặc thế này mang tính chất dạ hội hơn".
Bà Hương có con trai là N.Đ.C, sinh năm 1991, thí sinh tự do tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, khi đó đang là lính nghĩa vụ tại trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang.

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sáng 16/10. Ảnh: PV
Với mong muốn được đỗ vào Học viện Cảnh sát Nhân dân, trước kỳ thi bà đến nhà Triệu Thị Chính để "nhờ bác Chính nhờ thầy ôn mấy buổi để đi thi vì con tôi đang đi lính nghĩa vụ, nó như trên mây không biết gì mấy".
Tại tòa, bà Hương cũng khẳng định không nhờ bị cáo Chính "nâng điểm" cho con mà chỉ nhắn tin qua điện thoại "nhờ xem điểm".
Tuy nhiên, HĐXX đọc lại lời khai của bà Hương tại cơ quan điều tra và được bà Hương xác nhận đây đúng là lời khai của mình: "Tôi nhờ bà Chính tìm thầy ôn cho con, sau đó nhắn tin báo số báo danh nhờ nâng điểm thi để đủ điểm vào Đại học Cảnh sát. Sau khi báo điểm, thấy điểm con thấp (tổng điểm đạt 8,2 điểm) nên mới biết bác Chính không giúp. Tôi có hỏi chị Chính liệu bây giờ có thể giúp được không và chị trả lời "không".
Giải thích về việc gửi tin nhắn cho Chính, bà Hương nói: "Ở chợ lớn TP Hà Giang người ta cứ bàn tán phải đưa mấy chục triệu mới được lên điểm. Tôi nhắn cho bác Chính bảo bác giúp có được không, nhưng bác không trả lời nên tôi biết con tôi không được vào trường công an, từ đó tôi cũng không liên lạc gì với chị Chính".
Bà Hương khẳng định bản tự khai tại cơ quan điều tra là hoàn toàn chính xác, nhưng tại tòa lại nói "chỉ nhắn tin nhờ xem điểm". "Lâu rồi tôi không nhớ, tôi cũng bận công việc ở chợ quá, không nhớ được. Tôi bán rau ngoài chợ lớn TP Hà Giang", bà Hương nói.

Bà Nguyễn Thị Xuân Hương (váy đỏ) trả lời HĐXX.
Không đồng ý với lời khai của bà Hương, bị cáo Triệu Thị Chính cho biết bà Hương có đến nhà để nhờ giúp con gái được vào trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang năm 2018.
"Tôi nói bác chịu không giúp gì được", Triệu Thị Chính nói. "Chị Hương tỏ ra không vui nhưng tôi nói phải thông cảm cho bác. Sau đó chị Hương nói có biết ai luyện thi tốt không, muốn tìm thầy ôn tiếng Anh. Tôi cho chị ấy số điện thoại của giáo viên ở trường nội trú tỉnh".
Cũng theo bị cáo Chính, sau khi không giúp con trai bà Hương tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, bà Hương không nhắn lại nên bị cáo hiểu là bà Hương đang "giận" mình.
Bị cáo Chính cũng đặt câu hỏi tại sao bà Hương lại nhắn tin cho mình sau khi có kết quả thi, đồng thời cho biết sau này có tìm hiểu và phát hiện ra nhà bà Hương ở sát vách nhà bị cáo Nguyễn Thanh Hoài (nguyên Trưởng phòng Khảo thí).
Các nhân chứng còn lại trong nhóm những nhân chứng có liên quan đến bị cáo Chính đều khẳng định chỉ nhờ bà Chính xem điểm giúp, chứ không nhờ nâng điểm cho con họ.

Bị cáo Triệu Thị Chính. Ảnh: Việt Hùng
Một nửa thời gian xét hỏi sáng cùng ngày, HĐXX dành để thẩm vấn ông Vũ Văn Sử (cựu Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang).
Đứng ở vị trí dành cho người làm chứng, ông Sử thừa nhận đã chuyển danh sách 3 thí sinh cho bị cáo Triệu Thị Chính.
Trong đó, một nữ thí sinh có bố qua đời trước ngày thi đầu tiên nên khi đưa thông tin thí sinh này cho bà Chính, ông Sử nhắn nhủ nữ phó giám đốc xem xét, để ý "nếu đỗ thì tốt, nếu không thì ta nên đưa vào danh sách xét đặc cách".
Với 2 thí sinh còn lại, ông ta cũng nhận thông tin và chuyển cho bà Chính nhưng với lời nhắn "xem hộ nhé", ngoài ra không còn gì thêm.
"Vậy ông phát hiện sai phạm gì trong kỳ thi năm 2018 và đã xử lý ra sao?", chủ tọa tiếp tục truy vấn. Đáp lời thẩm phán, cựu Giám đốc Sở trình bày sau khi phát hiện một trong 2 ổ khóa phòng nơi chứa bài thi đã bị mở, ông lập tức nhờ người đi tìm Nguyễn Thanh Hoài nhưng không được.
Sau đó, kiểm tra camera an ninh, ông Sử phát hiện Vũ Trọng Lương đã giật tờ niêm phong và mở ổ khóa, bê cây máy tính ra ngoài.
"Tôi thấy sự việc nghiêm trọng nên không ăn nổi cơm, tôi đi tìm Lương nhưng cũng không thấy", cựu giám đốc nói và giãi bày đêm hôm đó, ông ta dùng cả thuốc an thần nhưng cũng không ngủ được.

Cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang Vũ Văn Sử. Ảnh: Việt Hùng
Ngày hôm sau, tại cuộc họp trong Sở GD&ĐT, bị cáo Vũ Trọng Lương ban đầu không thừa nhận vi phạm. Tuy nhiên, sau khi được đích thân ông Sử đưa quy chế thi, Lương mới thừa nhận đã vận chuyển các tài liệu thi ra khỏi phòng bảo mật mà chưa được sự cho phép của Hội đồng thi.
Trước HĐXX, ông Vũ Văn Sử thừa nhận sai phạm và khẳng định, bản thân đã nhận trách nhiệm với cơ quan cao nhất là Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
"Tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng nhận kỷ luật", cựu Giám đốc Sở nói.
Chủ mưu "cầu cứu" Phó chủ tịch tỉnh khi bị lộ
Tại tòa, Nguyễn Thanh Hoài tiếp tục khai quá trình can thiệp, sửa chữa, nâng điểm cho các thí sinh. Theo đó, chiều 7/7/2018 sau khi chấm thi môn trắc nghiệm và có kết quả, theo quy định Ban thư ký sẽ niêm phong, bảo quản bài thi trắc nghiệm tại trụ sở Sở GD&ĐT Hà Giang. Do đó, bị cáo đưa chìa khóa cho Nguyễn Trọng Lương chuyển tài liệu, bài thi từ trường THPT chuyên Hà Giang về Phòng Khảo thí (Sở GD&ĐT Hà Giang).
"Sau khi chuyển tài liệu, bài thi về sở, bị cáo Chính (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang), thầy Sử (Giám đốc sở) và thầy Bình (Trưởng ban Thanh tra) cho rằng, bị cáo đã vi phạm quy chế thi nên gây khó khăn cho bị cáo. Ngay sau đó, tại sở có nhiều cuộc họp liên tiếp các ngày từ mồng 7 đến 10/7/2018 về việc này", Hoài nói.
Bị cáo Hoài cho biết, sau nhiều buổi họp bị tố vi phạm quy chế thi, đã nhắn tin cho ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi để "cầu cứu". Nội dung tin nhắn được công khai trước tòa: "Em báo cáo anh ạ. Một, em vừa đổi danh sách dữ liệu thi xong. Kết quả dữ liệu trên phần mềm thi của Bộ GD&ĐT trùng với dữ liệu trong đĩa CD em gửi. Hai, việc Lương chuyển bài thi trắc nghiệm và thiết bị xử lý bài thi về sở là theo quy chế thi và được đồng ý của em với nhiệm vụ của Phó chủ tịch Hội đồng thi và Trưởng ban Thư ký. Song, thầy Bình, thầy Sử, cô Chính đang nâng cao quan điểm và làm khó, có gì anh xem giúp em". Sau khi gửi tin nhắn, bị cáo Hoài nhận được câu trả lời "Ok".
Nhóm PV

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Theo luật sư, với tội danh đang bị khởi tố, Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 5 năm tù. Tất cả số tiền thu lợi bất chính sẽ bị tịch thu và sung công quỹ.

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc
Xã hội - 9 giờ trướcCục Cảnh sát Giao thông ngày 19/5 cho biết đơn vị chức năng vừa bắt giữ nghi can trộm cắp dây điện và cáp quang trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Đã bắt được nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở ở Sơn La
Xã hội - 9 giờ trướcCông an tỉnh Sơn La đã bắt giữ nghi phạm Tòng Văn Vương (SN 2005, trú tại xã Pi Toong, huyện Mường La) vì liên quan trực tiếp đến vụ sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở.

Hoa hậu Thùy Tiên 'đút túi' gần 7 tỷ đồng nhờ bán kẹo Kera
Xã hội - 10 giờ trướcCơ quan công an xác định, Công ty Chị Em Rọt bán được hơn 135.000 hộp kẹo Kera, thu được gần 18 tỷ đồng, hoa hậu Thuỳ Tiên được trả hoa hồng gần 7 tỷ đồng.

Hà Nội: Kịp thời khống chế đối tượng nghi 'ngáo đá' hành hung người đi đường
Xã hội - 10 giờ trướcCảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã kịp thời khống chế đối tượng nghi "ngáo đá" có hành vi manh động, tấn công người đi đường tại phố Lê Trọng Tấn.

Khởi tố Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và một số đối tượng trong Công ty CP Asia Life
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Hòa bình Quốc tế năm 2021, Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam với vai trò đồng phạm với các bị can thuộc Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt. Bên cạnh đó, cơ quan công an cũng khởi tố bị can đối với 04 đối tượng là lãnh đạo trong Công ty CP Asia Life.

Cận cảnh một số sản phẩm trong đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả mới bị triệt phá
Xã hội - 13 giờ trướcCông an TP Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả do Phạm Ngọc Tiến (SN 1988, trú tại Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu, thu giữ 100 tấn hàng hóa.

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng
Pháp luật - 17 giờ trướcGĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Bộ Công an khởi tố 'ông trùm' giang hồ miền Tây cùng 31 đồng phạm, thu giữ nhiều súng đạn
Pháp luật - 1 ngày trướcTheo Bộ Công an, đường dây do Nguyễn Công Huân cầm đầu hoạt động tại tỉnh Tiền Giang và móc nối với một số đối tượng hình sự lân cận để hoạt động.

Khởi tố Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và một số đối tượng trong Công ty CP Asia Life
Pháp luậtGĐXH - Hoa hậu Hòa bình Quốc tế năm 2021, Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam với vai trò đồng phạm với các bị can thuộc Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt. Bên cạnh đó, cơ quan công an cũng khởi tố bị can đối với 04 đối tượng là lãnh đạo trong Công ty CP Asia Life.