Xử phạt học sinh: Giáo dục bằng kỷ luật “rắn” có còn phù hợp?
GiadinhNet - Câu chuyện về “tâm thư” của một phụ huynh có con từng học Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) bên cạnh quan điểm giáo dục nghiêm khắc mang “thương hiệu” của nhà trường, còn dấy lên nhiều tranh luận về thực tế hiện nay học sinh đang được nuông chiều, cần tăng tính kỷ luật để rèn giũa học sinh. Nhưng cũng không ít ý kiến lo cho rằng giáo dục quá nghiêm khắc đã không còn phù hợp.
Phương pháp giáo dục bằng kỷ luật ở một số trường hiện nay còn gây nhiều tranh cãi. Ảnh minh họa
Sốc vì giáo viên hở ra là… phạt
Suốt mấy ngày qua, bức tâm thư “gây bão” của nữ phụ huynh có con từng học tại Trường Lương Thế Vinh năm học trước. Rất nhiều cựu học sinh, phụ huynh có con đang học ở Trường THPT Lương Thế Vinh đã chia sẻ những quan điểm trái chiều về phương pháp giáo dục ở đây. Đồng ý với việc kỷ luật, lao động để học sinh biết tôn trọng nội quy, chăm chỉ học tập và trở thành những học sinh ngoan… Nhưng nhiều người cho rằng, phương pháp giáo dục quá kỷ luật của trường khiến học sinh thực sự bị áp lực tâm lý nặng.
Câu chuyện nói trên về một lớp học mà theo phụ huynh Hương Giang, đã ba lần họp phụ huynh lớp của con mình nhưng “chưa bao giờ chứng kiến một nụ cười trên môi của cô giáo chủ nhiệm”. Nhà trường, giáo viên đều có những lý do để giải thích, nhưng ngoài quan điểm giáo dục, cũng cần nhìn nhận thực tế phương pháp kỷ luật “rắn” của nhà trường là lý do phụ huynh lo lắng, đến nỗi phải chuyển trường cho con. Thực tế, đã có nhiều phụ huynh gặp phải vấn đề giáo viên quá nghiêm nghị trên giờ lên lớp, luôn sẵn sàng phạt học sinh viết bản kiểm điểm, đứng cuối lớp, mời phụ huynh.
Ngạc nhiên về cô giáo mới của con, chị Thu Hương có con học tiểu học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ: “Hôm rồi họp phụ huynh, cô giáo mới phát biểu mà tôi cảm thấy “choáng” và lo. Cô thông báo rằng, học sinh đi học muộn thì sẽ bị viết bản kiểm điểm, mời ra khỏi lớp hết tiết mới được vào… Thậm chí, nếu vài lần quên sách hay đồ dùng học tập sẽ mời phụ huynh, đình chỉ học. Tôi chưa biết cô có thực hiện như thế không, nhưng con về trao đổi lại là cô rất nghiêm khắc, hay phạt các bạn, rất lo nếu chẳng may vi phạm. Các cháu mới tiểu học, đi học mà nơm nớp lo như thế cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và không còn hứng thú học đường”.
Thời gian qua, có nhiều sự việc học sinh bị phạt gây bất bình trong xã hội vì thiếu tính giáo dục. Điển hình như, chỉ vì “tiểu bậy” ngoài hành lang, mà 3 học sinh Trường THCS Vũ Tiến (ở huyện Vũ Thư, Thái Bình) bị đình chỉ học 6 tháng gây bất bình dư luận. Trước đó, hồi tháng 10/2015, cô giáo chủ nhiệm lớp 6 của Trường THCS Nhân Đạo (Vĩnh Phúc) đã phạt học sinh bằng cách phải súc miệng bằng nước xà phòng. Thời gian qua, đã không ít câu chuyện đau lòng xảy ra khi học sinh nghĩ quẩn, hành động dại dột chỉ vì bị kỷ luật hay sợ phụ huynh la mắng…
Răn đe hay mặc kệ?
Nhiều năm đứng trên bục giảng ở bậc phổ thông, thầy Hoàng Cường (cựu giáo viên Trung tâm GDTX quận Ba Đình, Hà Nội) chỉ ra một thực tế, học sinh hiện nay được phụ huynh quá nuông chiều, có nhiều em hư, thậm chí không ít phụ huynh mải mê làm ăn mà phó mặc con cho nhà trường. “Kỷ luật học sinh mục đích là giáo dục, nhưng nếu nghiêm trọng hóa lên vô tình khiến các em nghỉ học, bỏ học mà vướng vào tệ nạn xã hội. Phạt học sinh đôi khi cho thấy giáo viên còn có trách nhiệm của mình với học sinh, chứ không mặc kệ các em. Nhưng xét cho cùng, người thầy phải làm sao để học sinh nhận thức được hành vi của mình để sửa chữa”.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cũng là người đặc biệt quan tâm tới câu chuyện giáo dục kỷ luật hiện nay. Theo thầy, kỷ luật chỉ là một biện pháp, yếu tố quan trọng nhất vẫn thuộc về người giáo viên trong giáo dục học sinh. Cũng theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, hiện nay hướng kỷ luật mỗi trường có một cách khác nhau nơi làm chặt, nơi lại quá xuề xòa. Tuy nhiên, giáo viên thay vì “trút giận”, hay quá nghiêm khắc với học sinh, cần học tính kiên nhẫn, quan tâm hơn tới học sinh hiện nay.
“Giáo viên răn đe học trò không được thì có thể đưa ra hình thức kỷ luật theo quy định, nhưng đừng quá lạm dụng. Giáo viên cần giáo dục hướng nghiệp, giáo dục pháp luật và giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh, lấy học sinh làm chủ điểm. Nếu người thầy chỉ có tình yêu thương và niềm say mê thôi chưa đủ, mỗi người thầy phải là một “nghệ sĩ” tài năng và sáng tạo. Giáo dục không chỉ là khuôn sáo, mà phải cần tính mềm dẻo, linh hoạt. Đánh - mắng kiểu “thương cho roi cho vọt”, giáo dục hà khắc đã không còn phù hợp trong một xã hội văn minh, hiện đại”, thầy Lâm cho biết.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường có thể ban hành nội quy trường học và hướng xử lý vi phạm nội quy. Còn theo Điều lệ trường THCS, THPT do Bộ GD&ĐT ban hành, có quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức: Phê bình trước lớp, trước trường; Khiển trách và thông báo với gia đình; Cảnh cáo ghi học bạ; Buộc thôi học có thời hạn. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, các quy định hiện nay vẫn còn chung chung, mỗi nơi áp dụng một kiểu. Nhưng dù thế nào cũng cần đề cao tính giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh chứ không thể viện vào cớ “vì học sinh” để đưa ra những hình thức phạt tràn lan, nghiêm trọng hóa sự việc dù chỉ là đi muộn, nói chuyện riêng, quên sách…
Sau khi trở thành tâm điểm từ một bức “tâm thư” của một phụ huynh, ngày 28/9, Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã có bản nội quy mới nhất. Theo đó, học sinh phải thực hiện 11 nội quy: Học sinh đến trường phải mặc đúng quy định trang phục của trường, quần đồng phục, áo đồng phục phải bỏ trong quần. Nam sinh không được để tóc dài, nữ sinh không để những kiểu đầu tóc thời trang, không nhuộm tóc; Học sinh ra vào trường phải quẹt thẻ theo đúng quy định, nếu quá 3 lần/1 kỳ không quẹt thẻ thì sẽ bị hạ 1 bậc hạnh kiểm của kỳ học đó. Học sinh vào lớp muộn quá 5 phút (bất cứ tiết học nào) đều không được vào lớp và phải lao động công ích trong suốt thời gian còn lại của một tiết...
Quang Anh
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 6 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.