Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xúc động những lá đơn tự nguyện dạy thêm của giáo viên vùng cao xứ Nghệ

Thứ bảy, 09:18 22/02/2025 | Giáo dục

GĐXH - Nhiều thầy cô ở vùng cao Nghệ An tự nguyện làm đơn dạy thêm miễn phí cho học trò. Việc làm này giúp phụ huynh yên tâm, học sinh không bị đứt đoạn việc ôn tập.

Giờ dạy thêm miễn phí cho học sinh của giáo viên Trường THCS Yên Khê, huyện Con Cuông.

Giờ dạy thêm miễn phí cho học sinh của giáo viên Trường THCS Yên Khê, huyện Con Cuông.

Tự nguyện viết đơn dạy thêm miễn phí

Theo cô Hoàng Thị Tú Nga, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Yên Khê (huyện Con Cuông), chương trình chính khóa ở lớp giáo viên dạy rất tận tâm nhưng thực tế vẫn có học sinh chậm hơn các bạn khác. Bên cạnh đó, nhiều học sinh muốn nâng cao kiến thức để thi vào các trường đại học mình mong muốn.

Xúc động những lá đơn tự nguyện dạy thêm của giáo viên vùng vao xứ Nghệ- Ảnh 1.

Giờ dạy thêm miễn phí cho học sinh của giáo viên Trường THCS Yên Khê, huyện Con Cuông, Ảnh: NTCC

"Năm nay tôi phụ trách môn Ngữ văn của lớp 9. Đây là năm đầu tiên thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới nên đề thi tham khảo có rất nhiều điểm mới. Thực tế, học sinh ở trường chúng tôi năng lực còn nhiều hạn chế. Tranh thủ thời gian, các giáo viên ôn tập thêm cho các em", cô Nga nói.

Cũng như nhiều giáo viên khác ở trường, hơn 20 năm đứng lớp nhưng cô Nga không dạy thêm ở nhà. Việc dạy thêm ở trường cũng rất ít nên việc dừng dạy thêm theo Thông tư 29 không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập, tâm tư tình cảm của họ. Hiện nay, ngoài tổ chức ôn tập miễn phí cho học trò, nhà trường đề nghị phụ huynh phối hợp, quan tâm quản lý, rèn luyện cho con em tự học ở nhà.

Những ngày qua, các thầy cô giáo Trường THCS Yên Khê trực tiếp đến từng bản thăm nhà học sinh. Mục đích hướng dẫn các em tự học, kiểm tra góc học tập tại nhà và trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp trong quản lý, giáo dục các con.

Xúc động những lá đơn tự nguyện dạy thêm của giáo viên vùng vao xứ Nghệ- Ảnh 2.

Giờ học miễn phí của cô giáo Tú Nga và các học trò. Ảnh: NTCC

Trường THCS Yên Khê nằm ở vùng thuận lợi của huyện Con Cuông, nhưng lại có khó khăn riêng trong công tác dạy học. Năm học này, trường có 11 lớp với gần 400 học sinh, phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có một số em thuộc tộc người Đan Lai. Tuy nhiên, trường không phải là trường dân tộc bán trú, do đó học sinh không được hưởng chính sách học 2 buổi/ngày. Do hoàn cảnh khó khăn, nhiều phụ huynh phó mặc việc học của con cho thầy cô giáo ở trường.

Trước đó, khi Thông tư 29 được ban hành, nhiều giáo viên Trường THCS Yên Khê chủ động đề nghị mượn cơ sở vật chất nhà trường để dạy phụ đạo kiến thức cho học sinh không thu tiền.

Trên cơ sở ý tưởng này của giáo viên, ban giám hiệu động viên các thầy cô giáo dạy thêm miễn phí và được sự nhất trí 100%. Theo đó, các giáo viên viết đơn tình nguyện dạy thêm không thu tiền, sắp xếp bố trí dạy kèm học sinh lớp mà mình được phân công từ 1-2 buổi/tuần.

Xúc động những lá đơn tự nguyện dạy thêm của giáo viên vùng vao xứ Nghệ- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Hào, Hiệu trưởng Trường THCS Yên Khê đến thăm nhà học sinh. Ảnh; NVCC

Ông Nguyễn Văn Hào, Hiệu trưởng Trường THCS Yên Khê cho biết, trước đây ngoài dạy học chính khóa vào buổi sáng, nhà trường tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh các môn văn hóa vào buổi chiều. Trong đó, đối với khối 6, 7, 8, thời lượng 2 buổi/tuần, riêng khối 9 sẽ tăng cường thêm một số buổi các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh để ôn tập cho học sinh thi vào lớp 10. Khi Thông tư 29 có hiệu lực từ ngày 14/2, nhiều giáo viên trong trường rất trăn trở lo lắng, chủ động xin dạy thêm miễn phí cho học sinh.

Ngoài giáo viên biên chế của trường, có 2 giáo viên tăng cường môn Tiếng Anh từ trường khác đến cũng tham gia dạy thêm tình nguyện.

Tôi thực sự xúc động và cảm phục sự cống hiến của thầy cô khi có nguyện vọng được hướng dẫn, ôn tập cho học sinh của mình hoàn toàn miễn phí. Tấm lòng, trách nhiệm và tâm huyết của thầy cô, tôi tin rằng chất lượng giáo dục của trường sẽ không bị ảnh hưởng mà vẫn được phát huy tốt, giữ vững vị trí tốp đầu trong huyện.

Ông Nguyễn Văn Hào, Hiệu trưởng trường THCS Yên Khê

Bài kiểm tra không được quá tải về kiến thức

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nghệ An vừa có văn bản tăng cường công tác chỉ đạo dạy học đối với học sinh THCS, THPT và ôn tập cho học sinh các lớp cuối cấp.

Văn bản được đưa ra trong bối cảnh từ ngày 14/2, các trường học không tổ chức dạy thêm, học thêm và chỉ tổ chức dạy miễn phí với 3 đối tượng là: phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh cuối cấp.

Sở GD&ĐT yêu cầu các nhà trường cần đảm bảo chất lượng dạy học trên lớp. Quá trình dạy học cần xác định các kiến thức cốt lõi, các năng lực đặc thù của từng môn học, ưu tiên thời gian tổ chức dạy trên lớp để hình thành cho học sinh.

Xúc động những lá đơn tự nguyện dạy thêm của giáo viên vùng vao xứ Nghệ- Ảnh 4.
Xúc động những lá đơn tự nguyện dạy thêm của giáo viên vùng vao xứ Nghệ- Ảnh 5.
Xúc động những lá đơn tự nguyện dạy thêm của giáo viên vùng vao xứ Nghệ- Ảnh 6.
Xúc động những lá đơn tự nguyện dạy thêm của giáo viên vùng vao xứ Nghệ- Ảnh 7.
Xúc động những lá đơn tự nguyện dạy thêm của giáo viên vùng vao xứ Nghệ- Ảnh 8.

Những lá đơn tự nguyện dạy thêm của giáo viên Trường THCS Yên Khê.

Bên cạnh việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, các trường học cần quan tâm, đẩy mạnh việc hướng dẫn học sinh tự học trên cơ sở thực hiện từng bước, có quá trình, phù hợp với năng lực, độ tuổi và đặc thù môn học. Ngoài ra, tăng cường phối hợp giáo viên với phụ huynh nắm bắt thông tin, hỗ trợ học sinh tự học.

Các câu hỏi, đề kiểm tra đánh giá định kỳ, bài thi đánh giá năng lực phải bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình, không tạo nên sự quá tải về kiến thức, gây khó khăn cho học sinh. Câu hỏi sử dụng trong quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá phải bám sát các năng lực đặc thù của môn học với các cấp độ tư duy phù hợp và cần tiếp cận với các dạng thức câu hỏi đánh giá năng lực theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Riêng đối với lớp 9 và lớp 12, phòng GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục THCS tổ chức cho học sinh lớp 9 đăng ký ôn tập thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo các môn thi đã được Sở công bố. Các trường THPT tổ chức cho học sinh lớp 12 đăng ký ôn tập theo môn thi tốt nghiệp, trên cơ sở đó sắp xếp lớp ôn tập phù hợp; quá trình thực hiện cần rà soát, đánh giá năng lực học sinh. Các tổ, nhóm chuyên môn rà soát, điều chỉnh nội dung ôn tập phù hợp với thời lượng, đối tượng và hình thức ôn tập.

Giáo viên cũng hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương ôn tập; tham gia luyện tập thi thử miễn phí trên hệ thống thi trực tuyến của sở và trên các hệ thống luyện trực tuyến khác.

Các trường chỉ đạo giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài thi; rút kinh nghiệm sau mỗi bài thi, từ đó rà soát và bổ sung kiến thức, kỹ năng cho các em.

Chuẩn bị cho các kỳ thi, sở yêu cầu các nhà trường tích cực biên soạn câu hỏi, đề thi theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 để phục vụ ôn tập cho học sinh và kiểm tra, đánh giá.

Các tổ, nhóm chuyên môn của các trường cần xây dựng 1 đề thi (kèm đáp án)/môn thi, với phạm vi chương trình đến hết lớp 12, gửi về sở trước ngày 3/3/2025, để xây dựng ngân hàng đề thi, câu hỏi dùng chung cho các trường trung học phổ thông sử dụng trong dạy học, kiểm tra đánh giá, ôn tập và thi thử cho học sinh.

Để giáo viên có quỹ thời gian tập trung ôn tập cho học sinh, các nhà trường cần nghiên cứu rà soát, điều chỉnh phân công chuyên môn để hướng đến ưu tiên cho giáo viên dạy các lớp cuối cấp có môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, việc dừng dạy thêm, học thêm ở các nhà trường sẽ khiến các trường học gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch dạy học. Vì thế, trong thời điểm này, sở mong các giáo viên cần nêu cao trách nhiệm, nỗ lực tổ chức các buổi ôn tập miễn phí cho học sinh cuối cấp. Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá cần phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình, không tạo áp lực cho học sinh.
Giáo viên xếp hàng đăng ký kinh doanh dạy thêmGiáo viên xếp hàng đăng ký kinh doanh dạy thêm

GĐXH - Ghi nhận trong nhiều ngày qua tại một số bộ phận một cửa của UBND TP Vinh (Nghệ An), có rất đông giáo viên đến đăng ký hộ kinh doanh để dạy thêm.

Hoàng Trinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh cõng bạn thân lên nhận bằng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội

Nam sinh cõng bạn thân lên nhận bằng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội

Giáo dục - 20 giờ trước

Ngay sau khi tan học vào sáng nay (10/5), Ngô Văn Hiếu – cậu học trò “10 năm cõng bạn tới trường” - từ Thái Bình bắt xe lên Hà Nội để kịp tham dự lễ tốt nghiệp của cậu bạn thân Nguyễn Tất Minh.

Không cần học thuộc, đây là 8 cách mở bài khiến bài văn được điểm cao, đến học sinh giỏi cũng gật gù công nhận

Không cần học thuộc, đây là 8 cách mở bài khiến bài văn được điểm cao, đến học sinh giỏi cũng gật gù công nhận

Giáo dục - 23 giờ trước

GĐXH - Bạn luôn lúng túng khi viết mở bài trong bài văn nghị luận? Những công thức “khô cứng” khiến bạn mất điểm ngay từ đoạn đầu? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ bật mí 8 cách mở bài sáng tạo, dễ nhớ và phù hợp với mọi đề thi Ngữ văn.

ĐH Văn Lang kỷ luật sinh viên vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh 30/4

ĐH Văn Lang kỷ luật sinh viên vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh 30/4

Giáo dục - 2 ngày trước

Trường Đại học Văn Lang kỷ luật khiển trách sinh viên Ngô Nguyên Giáp vì hành vi vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.

Đại học Ngoại thương tăng chỉ tiêu và điểm xét tuyển 2025

Đại học Ngoại thương tăng chỉ tiêu và điểm xét tuyển 2025

Giáo dục - 2 ngày trước

Đại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.180 chỉ tiêu (tăng 50 chỉ tiêu so với năm ngoái) bằng 4 phương thức, trong đó tăng điểm xét chứng chỉ quốc tế SAT và ACT.

Một trường đại học tuyển sinh bằng 42 tổ hợp xét tuyển

Một trường đại học tuyển sinh bằng 42 tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 3 ngày trước

Năm 2025, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu bằng 42 tổ hợp xét tuyển.

Nam sinh trường huyện 3 lần thi đánh giá tư duy, ‘bứt tốc’ trở thành thủ khoa toàn quốc

Nam sinh trường huyện 3 lần thi đánh giá tư duy, ‘bứt tốc’ trở thành thủ khoa toàn quốc

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Nguyễn Đức Lương, học sinh lớp 12T1 Trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An vừa xuất sắc trở thành thủ khoa Kỳ thi đánh giá tư duy lần 3 do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Em vượt qua gần 24.000 thí sinh, đạt 91,29/100 điểm, kỳ lục khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Công an, nhà trường vào cuộc vụ học sinh lớp 8 bị đánh tới tấp trong quán nước

Công an, nhà trường vào cuộc vụ học sinh lớp 8 bị đánh tới tấp trong quán nước

Giáo dục - 3 ngày trước

Cơ quan chức năng đang điều tra, xác minh làm rõ việc một nam sinh lớp 8 trên địa bàn huyện Tuy Phước (Bình Định) bị đánh đập thô bạo.

Phát động cuộc thi ảnh online 'Tôi và Sách Cánh Diều'

Phát động cuộc thi ảnh online 'Tôi và Sách Cánh Diều'

Giáo dục - 3 ngày trước

Ngày 20/4/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam phát động cuộc thi ảnh online mang tên "Tôi và Sách Cánh Diều" – mùa 2.

Nam sinh 10 năm được bạn cõng tới trường tốt nghiệp ĐH Bách khoa loại giỏi

Nam sinh 10 năm được bạn cõng tới trường tốt nghiệp ĐH Bách khoa loại giỏi

Giáo dục - 4 ngày trước

Suốt 4 năm Nguyễn Tất Minh học tập tại Hà Nội, bố em vẫn luôn đồng hành cùng con. Ngoài giờ Minh tới lớp, bố em xin đi làm bảo vệ cho một quán cà phê, bơm nước cho trường để có thêm thu nhập.

Hành trình Trạng Nguyên Nhỏ Tuổi: Nơi Văn phòng phẩm Hồng Hà đồng hành gieo mầm tri thức cho tương lai

Hành trình Trạng Nguyên Nhỏ Tuổi: Nơi Văn phòng phẩm Hồng Hà đồng hành gieo mầm tri thức cho tương lai

Giáo dục - 4 ngày trước

Cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi 2025 tại Hà nội đã đến hồi kết với nhiều gương mặt nhí tỏa sáng không chỉ bằng kiến thức văn toán mà còn bằng nét chữ sạch đẹp gọn gàng.

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới

Giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.

Top