Hà Nội
23°C / 22-25°C

Y học tiên tiến giúp xóa bỏ ám ảnh cho bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến

Chủ nhật, 13:00 26/02/2017 | Y tế

GiadinhNet - Theo các chuyên gia: Phì đại tiền liệt tuyến (TLT) hay tăng sinh TLT vốn là bệnh lý thường gặp nhất ở nam giới lớn tuổi.


Các bác sĩ Bệnh viện 115 đã áp dụng thành công kỹ thuật mới thuyên tắc mạch tiền liệt tuyến. Ảnh: Đ.Bá

Các bác sĩ Bệnh viện 115 đã áp dụng thành công kỹ thuật mới thuyên tắc mạch tiền liệt tuyến. Ảnh: Đ.Bá

Theo y văn, bệnh chiếm tỉ lệ khoảng 20% nam giới ở tuổi 41-50 tuổi, chiếm 50% nam giới ở tuổi 51-60 tuổi và trên 90% nam giới ở tuổi trên 80. Người mắc bệnh này nhẹ thì cứ phải đi tiểu rất nhiều lần do hội chứng kích thích, nặng thì bí tiểu hội chứng tắt nghẽn đường tiểu dưới, nặng hơn nữa có thể tử vong do suy thận.

Lâu nay giải pháp xử lý phì đại TLT là cắt đốt nội soi, tức là phá bỏ phần TLT bị phì đại, đồng nghĩa với việc từ bỏ những chức năng “đàn ông đích thực”. Không những thế, nó còn di chứng sau điều trị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng "chuyện ấy" của các quí ông. Nhưng thời gian gần đây, các bác sỹ của Bệnh viện 115 (TPHCM) đã tìm ra một phương pháp điều trị rất hiệu quả căn bệnh này, giúp các quí ông xóa bỏ nỗi ám ảnh, đó là phương pháp thuyên tắc mạch TLT. Những người được điều trị phì đại TLT bằng cách này đã chia sẻ: Chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện chỉ trong vòng 1 tháng, kể cả chuyện chăn gối vợ chồng.

Chữa bệnh cho chồng nhưng phải gọi cả vợ đến!

Hồi tháng 7/2016, ông Nguyễn Văn Quang (57 tuổi, trú tại Q.2, TPHCM), người bị phì đại TLT nặng đến độ bí tiểu phải đến bệnh viện để can thiệp thông tiểu. Nghe thông tin giới thiệu, ông đã tìm đến Bệnh viện 115 với hy vọng điều trị dứt điểm chứng bệnh khó chịu này. Quả nhiên sau thăm khám, ông Quang được chỉ định phẫu thuật cắt đốt nội soi theo đúng phác đồ điều trị. Tuy nhiên, trước khi tiến hành chỉ định, vợ chồng ông Quang được sắp xếp một cuộc gặp đặc biệt với bác sĩ Trương Hoàng Minh – Trưởng khoa Ngoại niệu – Ghép thận (Bệnh viện 115). Hóa ra đây là buổi tư vấn về giải pháp mới và cha đẻ của sáng kiến này- bác sĩ Minh- đích thân làm “thuyết khách”.

Để thuyết phục vợ chồng ông Quang, bác sĩ Minh phải trình bày ngọn ngành cơ sở khoa học của kỹ thuật mới thuyên tắc mạch TLT. Kỹ thuật này có ưu điểm vừa nhẹ nhàng giải quyết bệnh lý hơn kỹ thuật cắt đốt nội soi, vừa hóa giải toàn bộ những biến chứng dễ gặp của phương pháp cũ như chảy máu, xuất tinh ngược dòng, tiểu không kiểm soát, rối loạn cương dương. Vốn “còn hạn sử dụng” trong chuyện “gối chăn” nên ông Quang đặc biệt lưu ý đến biến chứng xuất tinh ngược dòng. Vì vậy, bác sĩ Minh phải tư vấn thêm cho cả hai vợ chồng.

Theo bác sĩ Minh, việc cắt đốt nội soi lấy bỏ phần TLT bị phì đại cũng bao gồm cả cơ vòng trong của TLT. Mà cơ vòng trong chính là “cánh cửa” phải đóng lại nhằm tạo đủ áp suất giúp các quí ông phóng tinh ra ngoài khi quan hệ. Mất “cánh cửa” này, áp suất không đủ khiến tinh dịch sẽ chảy ngược vào bàng quang và thoát ra qua đường tiểu sau khi quan hệ tình dục. Chứng xuất tinh ngược dòng ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện “gối chăn” cả người nam lẫn nữ.

Nghe xong, ông Quang gật gù nhưng vẫn hỏi thêm tới chuyện rối loạn cương dương và các biến chứng khác. Vậy là bác sĩ Minh vừa tiếp tục giải thích chuyên môn, vừa mừng thầm vì thấy sự quan tâm của người bệnh đối với kỹ thuật mới ngày càng nhiều. Sau khi được bác sĩ Minh giải đáp toàn bộ thắc mắc, ông Quang nghiêng hẳn về kỹ thuật mới nhưng vẫn... đưa mắt sang nhìn vợ thăm dò(!!!). Vợ ông không nói gì, chỉ cười nhoẻn và gật đầu. Vậy là lần đầu tiên ở khu vực phía Nam tại Bệnh viện 115, một bệnh nhân phì đại TLT được xử lý bằng kỹ thật thuyên tắc mạch TLT.

Khi người bệnh được tiếp cận với y học hiện đại

Để thực hiện kỹ thuật, bác sĩ Minh nói, bệnh nhân phải được chụp CT-Scan mạch máu vùng chậu (có dựng hình) nhằm khảo sát bản đồ mạch máu vùng chậu cũng như để tiên lượng trước những khó khăn và khả năng thực hiện thủ thuật. Kỹ thuật cũng đòi hỏi thiết bị hiện đại DSA (chụp mạch số hóa xóa nền). “Sau khi gây tê tại chỗ quanh động mạch đùi, chúng tôi đặt sheath 5F động mạch đùi. Đưa catheter 5F vào động mạch chậu trong chụp hình lần lượt bên phải và trái để đánh giá lại động mạch nuôi TLT. Qua catheter 5F, đưa microcatheter vào động mạch nuôi TLT. Dùng hạt PVA KT 300-500 micron bơm vào động mạch nuôi TLT đến khi tắc và thực hiện tương tự đối với phía bên đối diện”, bác sĩ Minh mô tả quá trình thực hiện kỹ thuật mới.

Chuyên gia cũng lý giải thêm, thủ thuật chỉ được gọi là thành công khi tiếp cận và gây thuyên tắc được ít nhất 1 bên động mạch TLT. Do không được cấp máu bằng đường “chính ngạch” là động mạch chủ, mà chỉ duy trì bàng đường “tiểu ngạch” là các mao mạch rất nhỏ, nên phần TLT phì đại sẽ teo dần và trở lại trạng thái bình thường trong vòng 12 tháng, nhưng người bệnh sẽ cảm nhận sự thay đổi tích cực từ tháng thứ 3 sau can thiệp. Mặc dù lý thuyết là vậy nhưng ở trường hợp ông Quang, chỉ sau 1 tháng đã gọi điện bác sĩ với giọng hồ hởi: “Ngon lành" lắm bác sĩ ơi, ngoài chuyện tiểu tiện đã bình thường hơn rất nhiều, chuyện “chiến đấu” cũng tốt hơn hẳn... ”.

Nhận được cuộc gọi với tâm sự chân thành của bệnh nhân đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới do mình sáng kiến mà đạt hiệu quả ngoài dự kiến, bác sĩ Minh hồ hởi không kém ông Quang. “Mình chỉ kỳ vọng kỹ thuật mới sẽ bảo toàn hiện trạng mà không làm tệ đi sau can thiệp như cắt đốt nội soi chứ đâu nghĩ sẽ cải thiện được "vụ" này "vụ" kia...”, bác sĩ Minh chia sẻ.

Sau bệnh nhân Quang, tính đến hết tháng 12/2016, có thêm 12 quý ông mắc phì đại TLT cũng "gật đầu" với kỹ thuật thuyên tắc mạch TLT. Phản hồi sau can thiệp trong quá trình tái khám cho thấy, không chỉ ông Quang mà toàn bộ bệnh nhân đều khẳng định họ rất hài lòng với kỹ thuật mới. Phải chăng thể hang, bộ phận “chủ xị” việc cương dương, được tiếp máu nhiều hơn do động mạch tiếp máu đến TLT bị tắc đã làm nên sự “ngoạn mục”? Đối với vấn đề này, bác sĩ Minh chia sẻ: “ Chuyện gì cũng phải được nghiên cứu chứng minh rồi mới dám khẳng định! Nhưng giả thuyết đó cũng không loại trừ, cả về lý thuyết lẫn thực tế đang diễn ra với những người đã điều trị bằng kỹ thuật mới này”.

Chỉ cần bệnh nhân khỏe là vui rồi...

Chia sẻ thêm về sáng kiến của mình, bác sĩ Minh trải lòng một cách thẳng thắn, rằng đây không phải sự sáng tạo riêng mà chỉ là sự linh hoạt vận dụng mà thôi.

“Trong một lần ra nước ngoài học hỏi thêm về ghép thận, mình thấy họ làm kỹ thuật này nhưng chưa tạo ra hướng dẫn kỹ thuật cụ thể, chi tiết. Về Việt Nam, mình để ý thấy kỹ thuật thuyên tắc mạch đã ứng dụng trong điều trị bệnh lý phụ khoa, vậy là mình bắt tay nghiên cứu. Trong quá trình tìm tòi, mình cũng trao đổi với đồng nghiệp ở Bệnh viện Bạch Mai ngoài Hà Nội và cũng gặp được người đang muốn vận dụng thuyên tắc mạch trong điều trị bệnh lý TLT. Vậy là cuộc tìm tòi của mình càng thêm thuận lợi và nhanh đi đến kết quả. Tới nay, Bệnh viện 115 xử lý được 13 ca phì đại TLT bằng kỹ thuật mới nhưng tại Bệnh viện Bạch Mai đã xử lý được 40 ca rồi...” , đại diện Bệnh viện 115 cho hay.

Dù nhìn nhận câu chuyện của mình cách nhẹ nhàng như thế, song vị bác sĩ Trưởng khoa cũng phải thừa nhận nỗ lực của mình đã giúp bệnh nhân phì đại TLT ở phía Nam có thêm giải pháp mới mà hiệu quả điều trị vượt trội so với giải pháp trước đó.

Được biết, Sở Y tế TPHCM đã ghi nhận 2 đề tài, sáng kiến đóng góp vào lĩnh vực điều trị trong năm 2016, trong đó có kỹ thuật thuyên tắc mạch TLT của Bệnh viện 115. “Sự học hỏi trong ngành Y thì bao la lắm nhà báo ơi! Mình cứ chịu khó để ý, học hỏi, tìm tòi, vận dụng trong thực tế. Cứ người bệnh được lợi hơn, được khỏe hơn là vui rồi...”, bác sĩ Minh trải lòng.

Theo các chuyên gia Bệnh viện 115, tổng chi phí một ca điều trị phì đại TLT bằng kỹ thuật thuyên tắc mạch TLT vào khoảng 42 triệu đồng. Thời gian thực hiện kỹ thuật mới nhanh chóng, nhẹ nhàng. Bệnh nhân được xuất viện trong vòng 24 giờ sau can thiệp.

*Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi.

Bị phì đại tiền liệt tuyến nên ăn gì?

Để hạn chế bệnh phì đại TLT, người bệnh nên tăng cường các thực phẩm như: Tất cả món ăn từ đậu nành và đậu xanh để nhờ hoạt chất thực vật có tác dụng tương tự nội tiết tố (như Isoflavone và Lignane) để ức chế phản ứng viêm tấy trong tuyến tiền liệt. Giá sống, để giảm thiểu nguy cơ biến thể ác tính thông qua hoạt chất kháng ung thư… Ăn nhiều các loại cải, đặc biệt là bắp cải, để mượn chất kháng oxy-hóa trong lá cải làm phương tiện giải độc cho tiền liệt tuyến. Ăn nhiều cà chua, ăn các loại cá biển dồi dào dầu béo 3-Omega như cá basa, cá hồi, cá mòi làm phương tiện trung hòa hoạt tính của các chất gây viêm.

Bị phì đại tiền liệt tuyến không nên ăn gì?

Phì đại TLT không đồng nghĩa với ung thư, nhưng là mầm mống cho sự hình thành của ung bướu ác tính. Biết cách ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý từ lúc còn trẻ chính là biện pháp rẻ tiền nhưng hiệu quả để gia tránh khỏi căn bệnh phì đại TLT. Hãy hạn chế tối đa ăn mỡ động vật cũng như các món ăn béo như patê gan, sốt mayonnaise, bơ, món ăn chiên mỡ nổi. Vì đó là những yếu tố tăng cường hoạt tính của men 5-alpha reductase, nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tấy của TLT. Hạn chế ăn thực phẩm quá nhiều chất đạm. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nam giới từ tuổi 50, không nên có hơn 100g thịt trong mỗi bữa ăn nếu muốn phòng ngừa ung thư TLT.

Đỗ Bá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Y tế - 6 giờ trước

Mong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 3 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 3 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Top