Yên Khương, Thanh Hóa: Hàng trăm hộ dân không có đất sản xuất
GiadinhNet - Nhiều năm qua, hơn 166 hộ dân sinh sống tại bản Khon, bản Xắng, bản Hằng (thuộc xã biên giới Yên Khương, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) không có đất sản xuất. Cuộc sống của họ vô cùng khó khăn, thu nhập bình quân 1 năm/hộ chỉ đạt 2,4 triệu đồng.
Không có việc làm người lao động trở nên dư thừa quanh quẩn tại nhà. Ảnh: T.Hoa
Cuộc sống khốn khó
Từ TP Thanh Hóa, chúng tôi phải vượt gần 150km mới đến được bản Khon, xã biên giới Yên Khương. Nhìn những ngôi nhà sàn sơ sài, thưa thớt nằm rãi rác ven sườn núi, có thể phần nào cảm nhận được cuộc sống khó khăn của bà con nơi đây.
Ánh mắt buồn rầu, chị Bùi Thị Tám (46 tuổi, trú tại bản Khon) cho biết: “Do không có đất sản xuất, nên nguồn sống của gia đình tôi chủ yếu phụ thuộc vào rừng. Những hôm trời nắng ráo, các thành viên trong nhà tỏa vào rừng để hái lượm. Ngày may mắn có thể kiếm được 20.000 - 30.000 đồng/người mới đủ tiền đong gạo. Còn những hôm mưa to, gió lớn thì trắng tay, gia đình phải ăn sắn qua bữa. Kiếm được cái ăn hôm nay, lại lo tới ngày mai…”.
Cũng theo lời chị Tám, ở xã vùng biên này, không có đất sản xuất là thực tế chung. Đối với những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc có người già yếu thì được Bộ đội Biên phòng tạo điều kiện cho mượn tạm ít đất để canh tác. Như trường hợp hộ bà Hà Thị Lanh (55 tuổi, trú tại bản Khon) được mượn 100m2 đất để trồng sắn, trồng ngô. Tuy vậy, những năm gần đây do thời tiết khắc nghiệt, mùa màng thất thu nên gia đình bà Lanh cũng thiếu ăn triền miên. Những hộ gia đình như bà Lanh không phải là hiếm ở đây.
Thiếu đất sản xuất, không có nghề phụ, khiến cuộc sống của người dân nơi đây quanh năm bị bủa vây bởi cái đói, cái nghèo. Ngoài rừng, họ chỉ còn biết trông chờ vào nguồn trợ cấp gạo cứu đói từ chính quyền.
Cái ăn không đủ, khiến cho việc được cắp sách tới trường trở thành ước mơ xa vời của trẻ em nơi đây. Nhiều đứa trẻ mặc dù mới 6 - 7 tuổi đã phải theo cha mẹ vào rừng kiếm sống. Nhìn những đứa trẻ nheo nhóc, chân trần, quần áo lếch thếch khiến chúng tôi cảm thấy xót xa.
Cần sớm có giải pháp
Nói về thực trạng đáng buồn trên, ông Lâm Văn Khánh - Bí thư xã Yên Khương cho biết: Năm vừa qua, huyện cấp hỗ trợ gạo cứu đói cho 3 bản không có đất sản xuất tại Yên Khương theo 3 đợt, mỗi đợt là 15kg gạo/khẩu/tháng. Việc cấp gạo hỗ trợ cho bà con lúc khó khăn là rất cần thiết và kịp thời, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, còn về lâu về dài, người dân cần phải có việc làm và thu nhập ổn định từ phát triển sản xuất. Đấy thực sự là một bài toán nan giải cho các cấp chính quyền địa phương nơi đây.
Anh Hoàng Văn Giáp - Bí thư chi bộ bản Khon thông tin: Hiện bản có 52 hộ (192 nhân khẩu), đa số là hộ nghèo, chủ yếu sống bằng nghề đi rừng. Cái khó khăn nhất của bà con là không có đất sản xuất. Mong muốn của người dân, được nhà nước quan tâm cấp đất sản xuất, hoặc đất trồng rừng để bà con an cư lập nghiệp.
Không chỉ bản Khon, tại các bản Xắng, bản Hằng cũng đang gặp nhiều khó khăn khi người dân cũng lâm vào tình cảnh tương tự (bản Xắng có 69 hộ dân với 315 nhân khẩu; bản Hằng có 46 hộ dân với 219 nhân khẩu). Mong mỏi lớn nhất của họ cũng là có đất sản xuất để cố gắng thoát được cái đói, cái nghèo bủa vây suốt bao năm qua.
Nói về những khó khăn, vướng mắc dẫn tới thực trạng trên tại xã Yên Khương, ông Nguyễn Xuân Hồng - Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho biết: Những hộ thiếu đất sản xuất, đời sống khó khăn nhưng địa phương cũng không có quỹ đất để chia cho các hộ. Kinh phí để khai hoang quỹ đất mới thì rất lớn, vượt khả năng của địa phương.
Thời gian qua, địa phương đã nhiều lần báo cáo thực tế này lên cấp trên; đồng thời, cũng đề xuất với các ngành chức năng tỉnh xem xét bàn giao cho địa phương một phần diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện nhà nước quản lý để giao cho hộ dân thiếu đất sản xuất. Nhưng tính từ tháng 4/2013 đến nay, phương án đề xuất này chưa được các cấp ngành liên quan phê duyệt hay có ý kiến phản hồi.
Trước thực trạng trên, thiết nghĩ các cơ quan ban ngành tỉnh Thanh Hóa cần sớm có giải pháp nhằm giúp người dân nơi đây có quỹ đất sản xuất, ổn định cuộc sống trên chính quê hương của mình.
T.Hoa - H.Chi
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 6 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.