Yêu thương con cũng cần có kỷ cương
"Các bậc cha mẹ thường có quan niệm bảo vệ con mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta cũng cần để con học tính tự lập ngay từ khi bé còn nhỏ" - anh Đồng Xuân Tứ chia sẻ.
Mới đây, bức ảnh người cha chịu mưa ướt áo, che ô cho con thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Anh Đồng Xuân Tứ - Giám đốc Trung tâm Huấn luyện kỹ năng Đồng Đội, giảng viên Kỹ năng mềm ĐH FPT - đã có những chia sẻ với Zing.vn về khoảnh khắc này cùng việc dạy con trong cuộc sống hàng ngày.
Vì sao bức ảnh được nhiều người quan tâm đến vậy?
Đa số những người xem hình trên đều xúc động bởi đã lâu không có tình cha con nào trở thành kiểu mẫu hoặc mang tính đại diện cho truyền thông. Bức ảnh đã lột tả sự khao khát của các bạn trẻ được cha mẹ quan tâm, thấu hiểu và đồng hành… Trong cuộc sống, cha mẹ là người bạn chân thành nhất trên mọi nẻo đường đời của con. Sự hy sinh của họ dành cho con là vô điều kiện và suốt đời.

Bức ảnh ông bố toàn thân ướt sũng, che ô cho con trai gây xúc động. Ảnh: CCTV News.
Cuộc sống vận động quá nhanh và mạnh khiến người lớn lao vào cuộc sống mưu sinh. Nhiều người không đủ thời gian hoặc quên mất bổn phận làm cha làm mẹ của mình. Đó là việc dành thời gian cho con trẻ, từ đó đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia cùng con.
Một lẽ khác, bức ảnh gây xúc động mạnh bởi ai cũng muốn được quan tâm, che chở và nâng niu trong vòng tay cha mẹ. Nhưng sự quan tâm quá mức, che chở quá đà đôi khi sẽ làm cho đứa trẻ mất đi bản năng sinh tồn của mình.
Yêu thương nhưng phải kỷ cương
Có nhiều người sẽ hỏi, vì sao anh ấy không bồng con và che ô để cả hai cùng không bị ướt, mà lại để con đi và che cho con, còn mình chấp nhận hy sinh bản thân?
Theo tôi, nếu anh ấy bế con lên thì hình ảnh này sẽ quá đỗi bình thường. Việt Nam hiện nay rất nhiều cha mẹ đưa con đi học từ mầm non lên đến ĐH với lý do để con một mình không yên tâm. Do đó thời gian qua, chúng ta thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, những cô cậu to đùng ngồi trên xe để mẹ dắt xe qua đoạn đường nước ngập, cha mẹ vẫn phải đút cho từng thìa thức ăn dù con đã lớn…
Vô hình chung chúng ta đang tước đi quyền được vui chơi, quyết định và tự chịu trách nhiệm... của những đứa trẻ. Chính điều đó làm cho thanh thiếu niên hiện nay rơi vào tâm lý dựa dẫm, ỉ lại và mất dần đi khả năng phòng tránh các rủi ro, thiếu tự tin vào bản thân, cũng như không biết làm việc gì ngoài học… Đây chính là một trong những nguyên nhân đa số học sinh Việt Nam bị gọi là “gà công nghiệp”.
Trong trường hợp người cha trong bức ảnh chấp nhận ướt để con tự đi bộ và che ô cho con, chúng ta thấy toát lên bản năng của cha mẹ là chở che và hy sinh vì con. Nhưng cũng phải khắt khe để con biết tự lập, có thể chịu trách nhiệm trong chính các hoạt động của mình. Việc này cũng giúp những đứa trẻ biết rằng, mọi hoạt động đều luôn có sự đồng hành của cha mẹ
Theo cảm nhận của riêng tôi: “Con à, cứ tiến về phía trước. Cha luôn đồng hành cùng con dù có chuyện gì xảy ra đi nữa. Hãy thực hiện điều con muốn. Không ai có thể giúp được con dù người đó là cha hay mẹ”.
Cha mẹ có 3 cái tội dẫn đến làm hỏng con: cầu toàn, ngứa mắt và thương con. Nhiều phụ huynh không tin tưởng vào khả năng của con hoặc không đủ kiên nhẫn, thời gian để dạy con. Điều chúng ta đều biết nhưng chẳng mấy ai làm được, đó là muốn hiểu con chúng ta phải thường xuyên gần gũi, trò chuyện và vui chơi cùng con. Muốn đồng hành cùng con hãy trao cho con những kinh nghiệm và kỹ năng sống để con có công cụ tự tin làm mọi việc.
Nhiều người luôn giữ quan điểm “Trẻ con thì biết gì”? Tại sao ta cứ lấy suy nghĩ và kinh nghiệm của mình để so sánh với đứa trẻ? Thay vào đó, sao không đặt mình vào vị trí của con và dùng tư duy người lớn để hướng dẫn, dẫn dắt trẻ làm đúng năng lực?
Trẻ con tuổi 3-8 tuổi là thời kỳ vàng để phát triển não bộ và hình thành nhân cách sống. Qua thời kỳ này, tất cả sẽ hoàn thiện về mặt nhận thức và kỹ năng. Đầu óc đứa trẻ lúc này sẽ sao chụp, bắt chước mọi hành vi, cử chỉ của người lớn. Chúng có khả năng ghi nhớ rất lâu, thậm chí suốt đời.
Do đó, môi trường sống tác động rất lớn đến suy nghĩ, tâm hồn và nhân cách của trẻ sau này. Tôi đảm bảo người lớn sẽ nhìn thấy chính mình trong các hành vi, cư xử của con như cách nói chuyện, cáu gắt hay đơn thuần chỉ là cái lườm, suy nghĩ…
Dạy con tự lập từ khi còn nhỏ
Trong gia đình tôi, cả hai đứa con đều được cho đi xa để làm quen với xe cộ từ 8 tháng tuổi. Bởi vậy, mỗi lần lên xe, con chơi vui vẻ, nhiều đứa trẻ khác say quá chừng dù lớn hơn.

Anh Đồng Xuân Tứ cùng hai con của mình. Ảnh: NVCC.
18 tháng tuổi, tôi cho chúng đi tắm biển để bé cảm nhận và tận hưởng sự thích thú với nước, thuận tiện cho việc học bơi sau này. Đến khi chúng biết đi, tôi thường cho ra chợ hay về quê, giới thiệu với con về rau, củ, quả, tôm, cua cá… và cho sờ, đụng vào để con không có cảm giác sợ. Khi biết nói thì đố con tìm hoặc nói được tên của các thứ bán ở chợ - đây cũng là cách phát triển ngôn ngữ cho con...
Việc để con tự xúc ăn ban đầu tèm nhem, nhưng dần sẽ gọn gàng và sạch sẽ. Bé lớn 4 tuổi nhà tôi đã biết tự gấp quần áo cho mình và em trai, cùng nhặt rau và vào bếp xem bà, mẹ nấu ăn. Chủ nhật, hai chị em tự bày trò chơi, thu dọn sau khi chơi xong.
Tôi luôn khích lệ con tự làm, tự giải quyết vấn đề của mình như khi ngã, phải tự đứng lên hay tập làm những việc con có thể. Bên cạnh đó, tôi cũng dành sự quan sát và khen ngợi mỗi lúc chúng hoàn thành tốt việc cá nhân.
Việc cho con ra với thiên nhiên, nghịch cát, giang nắng và tắm mưa trong tầm kiểm soát cũng giúp con làm quen với môi trường và cảm nhận về thiên nhiên. Thực tế, con tôi rất ít ốm vặt.
Tôi rất yêu thương con nhưng cũng nghiêm khắc trong cách dạy chúng. Đặc biệt, tôi luôn tự đề ra tiêu chuẩn của mình để con có thể học tập. Tôi quan niệm, nếu bố mẹ làm sai cũng cần xin lỗi con và nghiêm túc điều chỉnh.

Dù còn nhỏ, hai con anh Tứ đã học tính tự lập, chăm sóc lẫn nhau. Ảnh: NVCC.
Nghịch ngợm là tâm lý của con trẻ. Càng nghịch, chứng tỏ chúng càng thông minh, linh hoạt vì là tuổi khám phá, tò mò nên điều đó dễ hiểu. Nếu đứa trẻ không biết vui chơi với bạn bè, không nghịch ngợm mới đáng lo. Đương nhiên, khi nghịch ngợm sẽ thiệt hại, hư hỏng về đồ đạc và nếu thiệt hại là do lỗi của người lớn, không phải của trẻ vì chúng ta không lường trước điều đó.
Tôi không la mắng hay đánh con mỗi khi con mắc lỗi. Nếu bé khóc, tôi chờ khóc xong sẽ nói chuyện để con hiểu điều gì nên và không nên. Bé lên 3 tuổi, tôi cho đến trung tâm tham gia các lớp kỹ năng sống dù chỉ ngồi nghe hay tham gia cùng cũng giúp bé phát triển hơn trên nhiều phương diện.
Dạy trẻ là cả một nghệ thuật mà người dạy là một nghệ sĩ. Tôi không có lời khuyên cụ thể với bất kỳ phụ huynh nào, nhưng tôi xin chia sẻ chung cho tất cả chúng ta. Hãy là người dẫn dắt, đồng hành để thấu hiểu, giúp con tự lập, tự chủ, tự giác và biết tự trọng.
Các bậc phụ huynh cũng nên tham gia hoặc đọc, nghiên cứu các chương trình về tâm lý lứa tuổi, cách nuôi dạy con để ứng dụng phù hợp với con em mình. Tin vào khả năng của con, khuyến khích, khích lệ và không so sánh con mình với con nhà người khác. Trẻ mắc lỗi là việc đương nhiên, nhưng làm sao để trẻ hiểu và không lặp lại mới là điều cốt yếu. Lúc trẻ mắc lỗi là lúc trẻ cần sự quan tâm, yêu thương và sự rộng lượng của cha mẹ nhất. Hãy dành thời gian để vui chơi, nói chuyện và tham gia các hoạt động cùng con.
Theo Zing

Vụ dùng xe biển xanh để vận chuyển ma túy: Tử hình 2 cựu cán bộ công an
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Chiều 2/7, TAND TP Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm 12 bị cáo trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia liên quan bà trùm Nguyễn Thị Kim Hương (tức Hương "Mẩu").

Nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu và chèn ép xe khác
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu, dừng đón trả khách như xe tuyến cố định. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Người phụ nữ tử vong thương tâm sau va chạm với xe bồn
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Một vụ tai nạn vừa xảy ra trên địa bàn xã Đức Thọ (Hà Tĩnh) khiến người phụ nữ tử vong thương tâm.

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, giải trí Vườn quốc gia Vũ Quang
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - Mục tiêu xuyên suốt của đề án là phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị cảnh quan, văn hóa, đồng thời tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có tuổi trẻ vất vả
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Người có ngày sinh Âm lịch kết thúc ở 4 số này khi còn trẻ nhiều thăng trầm, vất vả nhưng sau này lại có cơ hội phất nhanh, gia đình hạnh phúc.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH – Xem tử vi tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ về sự nghiệp, tài chính.

Công bố hình ảnh làm giả 70 nghìn chai dầu gió của vợ chồng doanh nhân
Pháp luật - 12 giờ trướcChồng nghiên cứu rồi cùng vợ chỉ đạo nhân viên dùng hoá chất pha chế để sản xuất lượng lớn dầu gió ngoại các loại, tuồn bán ra thị trường, thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng.

Chạy theo người lớn qua đường, bé trai bị xe container cán tử vong
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Bé trai trong lúc chạy theo người lớn để băng qua đường đã bất ngờ bị một xe container đang lưu thông đi tới tông trúng. Cú va chạm mạnh khiến nạn nhân bị cuốn vào gầm xe, tử vong tại chỗ.

Đây là cách đơn giản xem hình ảnh quá khứ qua Google Maps gây bão mạng
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Gần đây trên mạng xã hội lan truyền những đoạn video ngắn xem cảnh làng quê, nhà cũ trong quá khứ được nhiều người chia sẻ. Các video đơn giản thu về hàng triệu lượt xem, tạo thành trào lưu (trend) ở nền tảng.

Từ ngày 15/8 tới, người chuyên trách về chuyển đổi số, an ninh mạng nhận tin vui khi được tăng tiền hằng tháng
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định số 179/2025/NĐ-CP, từ ngày 15/8, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng được hưởng mức hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?
Đời sốngGĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?