1 người tử vong, 2 vợ chồng nguy kịch vì uống bia pha cồn hoặc nhức đầu khi uống bia lẫn rượu: Lý giải của chuyên gia ai cũng cần phải biết
GiadinhNet – “Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, những người này đã mua phải cồn công nghiệp có chứa methanol, tức là cồn độc, không thể uống được vì rất nguy hiểm”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận cấp cứu cho 2 người nước ngoài bị ngộ độc sau khi uống bia pha với cồn.
Theo thông tin ban đầu, một nhóm người quốc tịch Kazakhstan đến du lịch tại TP Nha Trang, có rủ nhau đi câu cá, sau đó uống bia. Do nồng độ cồn trong bia nhẹ nên họ mua thêm cồn 90 độ pha vào bia để uống.

Bệnh nhân nguy kịch vì bị ngộ độc methanol. Ảnh: BVCC
Tuy nhiên, ngay sau khi uống, 1 người trong nhóm đã ngộ độc nặng và tử vong. 2 người khác là vợ chồng rơi vào tình trạng choáng, lơ mơ, suy hô hấp nặng. Người vợ được đưa đi cấp cứu trước, sau đó người chồng cũng phải nhập viện.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, nhận thấy tình trạng ngộ độc methanol nguy kịch, lập tức, các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản cho bệnh nhân thở máy đồng thời chạy thận, lọc máu để thải chất độc.
Mặc dù các triệu chứng ngộ độc methanol có giảm, bệnh nhân thở đều nhưng theo các bác sĩ tiên lượng cả hai bệnh nhân còn nặng.
Nhận định về trường hợp này, trao đổi với PV Báo GĐ&XH, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết: "Về nguyên tắc, việc pha cồn (ethanol) với bia để uống thì không có vấn đề gì vì chúng đều là gốc rượu.
Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, những người này đã mua phải cồn công nghiệp có chứa methanol, tức là cồn độc, không thể uống được vì rất nguy hiểm. Và thực tế, hậu quả đã thấy rõ. Trường hợp người tử vong có lẽ do uống quá nhiều nên hàm lượng độc tố methanol cũng cao hơn so với 2 trường hợp còn lại".
Như vậy, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, về bản chất, trường hợp này là do ngộ độc cồn methanol, không liên quan gì đến việc pha bia với cồn.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, hiểu một cách nôm na, trường hợp này cũng giống như việc chúng ta trộn gạo với ngô để nấu. Gạo và ngô đều là ngũ cốc, ăn vào không có vấn đề gì cả. Nhưng nếu trong ngô có độc tố, ngô bị phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực phẩm thì việc ăn cơm trộn ngô bị ngộ độc hoàn toàn có thể xảy ra.
Trước thắc mắc về việc nhiều người bị nhức đầu sau khi uống rượu bia lẫn lộn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, nếu sau khi uống bị đau đầu thì cần kiểm tra lại loại rượu hoặc bia đã uống, xem có phải hàng đảm bảo an toàn không. Trường hợp uống phải rượu, bia "rởm" được pha chế từ cồn công nghiệp thì việc gây kích ứng thần kinh, dẫn đến đau, nhức đầu cũng là điều đương nhiên.
Thận trọng với cồn chứa methanol

Cồn chứa methanol rất nguy hiểm, thận trọng khi dùng. Ảnh minh họa
TS.BS Nguyễn Lương Kỷ, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa) cho biết, trong cồn 90 độ có chứa 81,88% cồn công nghiệp (methanol) và 1,01 % rượu thường (ethanol).
Trong đó, methanol là chất rất độc, vì vậy tuyệt đối không được uống cồn hoặc pha loại cồn này vào rượu, bia để uống. Khi uống vào, methanol gây tổn thương não, dây thần kinh thị giác, hoại tử não, tổn thương nội tạng. Chỉ với liều lượng 20mg/dl đã gây tổn thương thần kinh.
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), trong vài năm qua, tình trạng ngộ độc methanol có xu hướng gia tăng. Bên cạnh nguyên nhân do người dân uống phải loại rượu không rõ nguồn gốc, còn do một số người tự ý mua cồn y tế về pha uống thay rượu.
Thực tế, trước đó, tại các bệnh viện trên cả nước đã tiếp nhận nhiều trường hợp nguy kịch do tự ý sử dụng cồn công nghiệp để uống. Mới đây nhất, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã cấp cứu một nam bệnh nhân bị ngộ độc methanol rất nặng, vào viện trong tình trạng nôn nhiều, lơ mơ, khó thở, mắt không nhìn thấy gì.
Theo lời người nhà, bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu nhiều năm, do bị ngăn cấm nên đã mua cồn sát khuẩn 90 độ về pha uống. Sau đó rơi vào tình trạng trên nên được gia đình đưa đi cấp cứu.
Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị ngộ độc methanol. Dù được lọc máu cấp cứu nhưng não bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng. Hình ảnh chụp MRI cho thấy, sọ não bị hoại tử nhân bèo hai bên, mất thị lực 2 mắt.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, để tránh gặp họa, nên dùng cồn đúng mục đích sát khuẩn. Không được uống cồn hoặc tự ý pha cồn với nước để thành rượu uống. Trong trường hợp bị ngộ độc, lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Mai Thùy

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 2 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 18 giờ trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn
Sống khỏe - 20 giờ trướcĐối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 1 ngày trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.