Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học

Thứ bảy, 09:33 26/12/2020 | Xã hội

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học

10 năm là khoảng thời gian không ngắn nhưng đủ để một đứa trẻ bi bô tập nói lớn lên và đến trường, đủ để một cậu nhóc học sinh lon ton chạy nhảy thành một người trưởng thành ngồi văn phòng. Vậy 10 năm, trường học có lớn lên như những đứa trẻ, những cậu nhóc ấy không? Dĩ nhiên vòng tuần hoàn của thời gian và những biến đổi của cuộc sống không để giáo dục, trường lớp chỉ mãi đứng yên. Thập kỷ qua, thế hệ 9x, 10x đã chứng kiến được những đổi thay to lớn nào của nền giáo dục nước nhà?

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 1.

1. Chuyện thi cử:

Xa rồi năm tháng bố mẹ dắt tay con lên thành phố tìm lò luyện thi, tạm biệt kỳ thi tốt nghiệp và đại học

Chục năm trước, ký ức đi học của 9x và các 8x đời cuối hẳn sẽ chẳng thể nào quên được những kỳ thi khốc liệt diễn ra vào mùa hè hằng năm. Khi ấy, cứ lễ bế giảng xong, học sinh lớp 12 lại nối chân nhau trải qua 2 kỳ thi liền nhau là Kỳ thi tốt nghiệp THPT và Kỳ thi tuyển sinh Đại học. Hoài niệm về 1 thời rồng rắn nối đuôi nhau xếp hàng trước các cửa lò luyện thi xin ghi danh, rồi lớp học trăm người trong cái phòng nhỏ xíu, chật hẹp để ôn thi đại học dường như đã quá quen thuộc với lứa học sinh thế hệ trước.

Hay cứ đến mỗi kỳ thi, các bến xe lại vui như tết, các ông bố bà mẹ chưa bao giờ rời khỏi làng quê lại khăn gói, tay xách nách mang đưa con vào các thành phố lớn dự thi Đại học. Thời ấy, xem cảnh cha mẹ mòn mỏi trông mong con trước cổng điểm thi ai mà không thương, không xót xa cơ chứ?

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 2.
10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 3.
10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 4.

Cảnh khổ sở của phụ huynh và sĩ tử trong kỳ thi đại học năm 2013

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 5.

1 lò luyện thi ở Hà Nội bị báo chí phản ánh nhiều năm về trước (Ảnh: VTV)

Cho đến năm 2015, một chương mới của việc thi cử được mở ra. Bộ GD&ĐT quyết định thay thế 2 kỳ thì rườm rà, được tổ chức sát nhau thành 1 kỳ thi chung mang tên Kỳ thi THPT Quốc gia. Vây là thay vì chạy đôn đáo với đủ thứ áp lực cho 2 kỳ thi kề nhau thì bắt đầu từ năm nay, gánh nặng thi cử của học sinh như được nhẹ đi. Kỳ thi được tổ chức với 2 mục tiêu chính là công nhận tốt nghiệp và xét tuyển Đại học.

Năm 2017, một sự thay đổi lớn nữa được diễn ra, đó là kỳ thay vì thi kết hợp Tự luận và Trắc nghiệm trong 8 bài thi, năm này, đề thi đi theo hướng chỉ sử dụng câu hỏi Trắc nghiệm (ngoại trừ Ngữ văn) và chỉ còn 4 bài thi, trong đó các phân môn Lý - Hóa - Sinh được xếp trong tổ hợp bài Khoa học tự nhiên, Sử - Địa - GDCD thuộc tổ hợp bài Khoa học xã hội.

Đến nay, lứa học sinh đầu tiên tham dự kỳ thi này, cũng là những công dân mở đầu Gen Z đã hoàn thành chương trình Đại học và bắt đầu xuất hiện trên thị trường việc làm. Còn Kỳ thi THPT Quốc gia vẫn cho thấy được mặt tích cực và lợi ích của mình, mỗi năm đều có sự cải tiến để trở nên hoàn thiện hơn. Kỳ thi giúp mỗi học sinh không còn mải chạy theo các lò luyện thi "nóng" như lò lửa, không phải khiến bố mẹ lo âu, tốn tiền tốn bạc cho con vào thành phố cách nhà trăm cây số để dự thi nữa.

Cũng chính vì những thay đổi trong hệ thống thi cử mà việc tuyển sinh Đại học cũng có nhiều cú lột xác. Thay vì chỉ trông chờ vào kết quả của kỳ thi chung, thì nay các trường Đại học được chủ động hơn trong công tác xét tuyển đầu vào. Có nhiều những phương án tuyển sinh được đưa ra như dựa vào kết quả học bạ, xét kết hợp hay thậm chí nhiều trường cũng bắt đầu tổ chức các kỳ thi riêng nhằm đảm bảo chuẩn đầu vào.

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 6.

2. Chuyện học trò:

Học sinh chuyển từ thế "bị động" sang "chủ động" trong lớp, kỹ năng tự học được đề cao

Những sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, những ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 đã làm xoay chuyển hoàn toàn thế giới. Nhiều nền tảng kiến thức xưa cũ vốn từng được cho là đúng đã trở nên lỗi thời, loạt những tri thức mới lại được cập nhật liên tục. Cứ mỗi ngày mới, trên mạng internet lại xuất hiện hàng loạt những phát hiện hay ho.

Điều này đã tạo ra những thay đổi trong cách tiếp nhận kiến thức của học trò, Trước đây, khi sách giáo khoa, lời thầy cô giảng là thứ duy nhất mà học trò có thể khai mở được các vấn đề xảy ra trong cuộc sống thì nay với lượng kiến thức mới dày đặc, việc chỉ tiếp thu bằng cách trên sẽ nhanh chóng khiến người học trở nên tụt hậu. Do vậy, việc tự học dường như trở thành một kỹ năng bắt buộc của lứa học sinh 9x, 10x sau này.

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 7.

Cô giáo ở 1 lớp học cách đây 10 năm

Không còn ép buộc học sinh trong các khuôn mẫu giáo án xưa cũ, thầy cô ngày nay đã chú trọng nhiều hơn vào các bài tập để học sinh tự khám phá, tự trải nghiệm, tự đúc kết kiến thức. Việc thảo luận, tranh biện, tương tác hai chiều giữa thầy và trò không còn lạ lẫm nữa, Nhiều nơi còn cho người học tự nghiên cứu, viết luận, làm dự án thực tế để thay thế cho việc giải các bài tập trên giấy.

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 8.

Học trò thời nay không còn ngồi học với độc phấn trắng bảng đen

3. Chuyện thầy cô:

Từ "thợ dạy" thành "mentor", thay đổi cách dạy với phấn trắng bảng đen truyền thống

Quãng thời gian trước, khi còn đi học, hẳn nhiều người vẫn còn quen thuộc cảm giác ngồi dưới lớp răm rắp nghe lời thầy cô giảng, chỉ khi nào thầy cô hỏi thì học sinh mới phát biểu. Kiểu lớp học 1 chiều này trong 10 năm qua đã có những thay đổi rõ rệt.

Giờ đây, thầy cô không giữ mình ở vị trí trung tâm của lớp học để học sinh dựa dẫm vào quá nhiều. Với sự phát triển vượt bậc của internet, học trò ngày nay được tiếp xúc với nhiều nguồn học liệu phong phú, thầy cô cũng vì thế phải tự học cách cập nhật kiến thức mới mỗi ngày. Điều giáo viên truyền đạt mỗi ngày không còn là kiến thức cụ thể mà mình biết, mình nắm vững, không còn hoàn toàn gắn với bảng đen, phấn trắng, không còn cầm tay chỉ việc nữa mà phải trau dồi cho học sinh các kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề; tìm nguồn thông tin, chọn lọc và xử lý dữ liệu; biến dữ liệu thành kiến thức của mình.

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 9.

Thầy cô ai cũng đã thông thạo cách sử dụng máy tính

Thầy cô ngày nay hiếm ai mà không thông thạo máy vi tính, các phần mềm trình chiếu, cách sử dụng internet. Bởi học sinh đã chán ngấy việc nhìn lên bảng chi chít chữ mỗi ngày và thường bị hấp dẫn bởi bài giảng có video, hình ảnh, âm thanh sống động. Việc dạy học của thập kỷ này đã chuyển giao không gian lớp học từ môi trường giao tiếp 1 chiều - chỉ có thầy nói thành 2 chiều - nơi mà cả thầy và trò cùng tương tác trực tiếp với nhau.

Thâp kỷ này, vì sự phát triển của mạng xã hội mà ta cũng dễ dàng bắt gặp những khoảnh khắc selfie, nhắng nhít của cả thầy và trò ở lớp, điều mà thế hệ học sinh trước đây chưa bao giờ có. Điều này cho thấy, những rào chắn, vách ngăn vô hình tạo khoảng cách giữa quan hệ giáo viên - học sinh tồn tại trong suốt nhiều năm qua dần được gỡ bỏ.

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 10.

Bài giảng sống động khi được sử dụng phần mềm trình chiếu


4. Chuyện đi học:

Không còn ngồi ở lớp mới là đi học, học online đã thành xu hướng mới

Cũng là câu chuyện về sự phát triển vượt bậc của công nghệ khi một môi trường giao tiếp mới của con người được hình thành - môi trường ảo. Hai người cách nhau 1 vòng Trái đất nhưng vẫn có thể trò chuyện, nhìn thấy nhau qua màn hình, những người ở Việt Nam dễ dàng nắm bắt tình hình ở một đất nước xa xôi như Mỹ chỉ trong tích tắc. Vậy, những điều trên ảnh hưởng gì tới trường học?

Thậm chí nhiều là đằng khác! Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, những biện pháp đảm bảo an toàn đã được đề ra, trong đó có việc nhiều địa phương cho phép học sinh - sinh viên tạm dừng việc học tập trung tại trường. Thay vào đó, hình thức học trực tuyến được áp dụng để giúp học sinh không quên kiến thức bài vở trong thời gian nghỉ quá dài.

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 11.

Học sinh chăm chú với lớp học online

Từ bỡ ngỡ, chập choạng ban đầu, việc học online bỗng chốc trở nên quen thuộc, không chỉ với người học mà còn cả với giáo viên, những người trực tiếp đứng trước camera thu hình bài giảng. Biến thách thức thành cơ hội để thay đổi thói quen học tập với sự hỗ trợ của công nghệ, đây chính là một bước tiến lớn mà ngành giáo dục đạt được trong thập kỷ nhiều biến động này.

Nhưng không phải là chỉ khi xảy ra biến cố Covid-19, học sinh Việt Nam mới tiếp cận với việc học trực tuyến mà việc này đã diễn ra nhiều năm về trước. Những năm 2010, hàng loạt trang web học trực tuyến như Violet.vn, Hocmai.vn, Topica, Onluyen.vn, Speakup.vn, Mathplay… ra đời. Lúc này, học sinh bắt đầu hình thành thói quen tìm và mua tài liệu trên mạng, nghe giảng online thay vì chạy tới lớp học thêm,...

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 12.

Một lớp học online trên sóng livestream của 1 thầy giáo

Cũng trong thập kỷ này mà khái niệm "du học từ xa" phổ biến hơn bao giờ hết. Ngồi một chỗ, tìm một khóa học từ các trường Đại học lớn trên thế giới, vài thao tác, vài cú click là bạn đã có thể du học mà chẳng cần chi việc lên máy bay. Bạn chỉ cần tìm cho mình một góc yên tĩnh, có mạng ổn định, thế là bạn đã kết nối được với các lớp học mà mình mong muốn tham gia. Xu hướng học từ xa này hẳn sẽ còn phát triển hơn trong tương lai khi mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vẫn chưa dừng lại.

5. Chuyện phụ huynh:

Qua rồi thời cầm sổ liên lạc về khoe bố mẹ

Ngày trước, như định kỳ mà mỗi năm phụ huynh và giáo viên chỉ có thể trao đổi gặp mặt nhau vào đầu và cuối mỗi học kỳ. Do vậy mà dường như cha mẹ ít năm bắt được tình hình của con cái trên lớp, ngược lại, thầy cô cũng khó kiểm soát được việc tự học ở nhà của học sinh. Còn trong suốt năm học, thứ duy nhất duy trì việc giao tiếp và thông tin việc học của học trò chỉ qua sổ liên lạc viết tay. Quyển sổ này cũng chỉ lâu lâu mới về tay phụ huynh một lần, có thể là 1 tuần, 1 tháng thậm chí cả năm học.

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 13.

Sổ liên lạc không còn là hình thức trao đổi thông tin phổ biến giữa giáo viên và phụ huynh (Ảnh: Sưu tầm)

Thế nhưng, những năm trở lại đây, câu chuyện này đã khác. Mạng xã hội không còn là thứ đặc hữu chỉ có giới trẻ mới biết sử dụng. Bố mẹ hay thậm chí ông bà của chúng ta vẫn "ngon ơ" cầm smartphone lướt lên lướt xuống, thành thạo việc đăng ảnh, comment, thả cảm xúc, nhắn tin hay video call trên mạng xã hội.

Do vậy, thời đại này không khó để giáo viên thông báo tình hình học tập, rèn luyện nề nếp của học trò, chỉ cần một tin nhắn đến Zalo, một cuộc gọi trên Messenger là có thể giải quyết tất cả mà lại còn nhanh chóng. Thê nên, việc con trên lớp ra sao, bài vở thế nào đều dễ dàng nắm bắt hơn trước.

Một thay đổi to lớn nữa, đó là những quyển sổ liên lạc truyền thống dần dần được thay thế bằng sổ liên lạc điện tử mà chỉ cần có internet, phụ huynh có thể tra ngay điểm chác con mình thế nào. Không những thế, điểm thi cử, điểm kiểm tra còn trực tiếp báo về tin nhắn điện thoại khi giáo viên cập nhật trên hệ thống chứ không cần đợi mãi đến hết học kỳ. Có lẽ ở nhiều nơi, sổ liên lạc viết tay đang bị "khai tử", nếu còn sử dụng thì chỉ mang tính hình thức chứ không hẳn giữ vai trò "liên lạc" như trước. Điều này cho thấy sức mạnh của công nghệ vào cuộc sống con người trong thập kỷ này.

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 14.

Sổ liên lạc điện tử đang ngày càng phổ biến (Ảnh chụp màn hình)

Kết

10 năm qua đánh dấu những bước chuyển mình to lớn của trường học, của thế hệ học sinh 9x, 10x. Đó cũng là những đổi thay mang tính tất yếu để giáo dục hòa mình vào dòng chảy của thời đại mà phù hợp hơn với hiện tại và tương lai. Tựu trung lại, những thay đổi của trường học đều hướng tới việc tạo ra những con người Millennials và Gen Z đủ bản lĩnh để trở thành công dân toàn cầu, đủ tự tin làm chủ cuộc sống của chính mình và đủ sức đứng vững trước những biến đổi không ngừng của thời đại.

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 15.
10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc đi vào dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi Đại học - Ảnh 16.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Xã hội - 1 giờ trước

"Khi súng ngừng bắn ở Dinh Độc lập vào ngày 30/4/1975, tôi biết cũng là lúc quân ta toàn thắng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất", ông Nguyễn Bá Mẽ nghẹn ngào nhớ lại.

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Xã hội - 1 giờ trước

Mỗi lần kể về chuyện tình của mình, ông Nghi và bà Hoa lại rưng rưng nước mắt, bởi họ là những người đầu tiên làm lễ rước dâu qua cầu Hiền Lương lịch sử, sau ngày hòa bình lặp lại.

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Xã hội - 1 giờ trước

Người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho 2 nữ du khách nước ngoài đã đến trình diện Công an.

Giỏi ngành này có thể kiếm trên 60 triệu đồng/ tháng

Giỏi ngành này có thể kiếm trên 60 triệu đồng/ tháng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhiều nước trên thế giới, lập trình Game là ngành công nghiệp không khói chủ lực trong thời đại 4.0, mang lại mức lương hấp dẫn hàng triệu người mơ ước.

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 cho thấy Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước; tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do chịu tác động của hoàn lưu vùng áp thấp nóng phía Tây nên dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 nhiều khu vực trên cả nước nắng nóng. Nhiều khu vực nắng nóng trên 40 độ C.

Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng hàng nghìn người dân làng Đông Cao đủ mọi lứa tuổi đã đến xem, cổ vũ cho gần 100 pháo thủ khiến cho không khí nơi đây vui tươi như mở hội...

 Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH - Một nhóm trẻ rủ nhau đi tắm sông tại khu vực chân cầu Hiệp Thành, (phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) không may 2 trẻ bị đuối nước thương tâm.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 14 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Top