Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 sự hiểu lầm về cholesterol mà bạn không hề biết

Thứ ba, 08:17 20/08/2013 | Sống khỏe

Dưới đây là những cách hiểu sai lầm mà mọi người vẫn nghĩ khi nhắc tới cholesterol:

Cholesterol cao là di truyền và bạn không thể làm gì để thay đổi nó

Trong khi di truyền học đóng một vai trò quan trọng và chắc chắn thì việc lựa chọn chế độ ăn uống và lại có một tác động đáng kể về mức độ cholesterol. Một gia đình có yếu tố di truyền cholesterol cao thì bạn càng cần phải thực hiện các bước phòng ngừa và chủ động hơn để giữ cho mức độ cholesterol ở mức bình thường.

Cholesterol chỉ có thể được hạ xuống bằng việc sử dụng thuốc

Khi bạn biết bạn có cholesterol cao, thì việc tìm ra nguyên nhân là rất quan trọng. Nếu bạn biết cách khắc phục những nguyên nhân đó, mức độ cholesterol của bạn sẽ trở lại bình thường. Những nguyên nhân có thể dẫn đến cholesterol cao bao gồm chế độ ăn uống kém, thiếu hoạt động, nhiễm trùng, căng thẳng tinh thần và thể chất.

10 sự hiểu lầm về cholesterol mà bạn không hề biết 1
Ảnh minh họa

Trẻ em không thể bị cholesterol cao

Nghiên cứu cho thấy xơ vữa động mạch, sự thu hẹp của động mạch dẫn đến việc tim bị tấn công. Tình trạng này có thể xảy ra sớm nhất là khi trẻ lên 8 tuổi. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ hướng dẫn nên cho trẻ em nthừa cân, hoặc trẻ ở gia đình có tiền sử về bệnh tim được kiểm tra cholesterol từ khi trẻ 2 tuổi.

Trẻ em được chẩn đoán có hàm lượng cholesterol cao nên có một chế độ ăn uống hạn chế chất béo bão hòa, đồng thời khuyến khích cho trẻ tập luyện thêt dục thể thao nhiều.

Cholesterol luôn luôn là "xấu"

Hầu hết mọi người khi nghe "cholesterol", họ đều nghĩ đó là một điều gì đó không tốt. Thực tế phức tạp hơn rất nhiều. Lượng cholesterol cao có thể là nguy hiểm, nhưng chính cholesterol lại cần thiết cho các quá trình chuyển hóa khác nhau trong cơ thể, từ cách điện tế bào thần kinh trong não bộ để cung cấp cấu trúc màng tế bào.

Vai trò của cholesterol trong bệnh tim thường bị hiểu sai. Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi các lipoprotein mật độ thấp và mật độ cao (LDL và HDL). LDL, được biết đến là cholesterol xấu, và nó có thể là nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch.

Cholesterol thấp luôn luôn là một dấu hiệu của sức khỏe tốt

Mặc dù cơ thể bạn có mức độ cholesterol xấu (LDL) thấp, bạn vẫn có thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy, những người mắc bệnh ung thư thường có mức độ cholesterol LDL thấp hơn so với những người không bị ung thư.

Những người có lượng cholesterol trong máu thấp cũng dễ bị các bệnh nhiễm trùng khác nhau, mắc bệnh lâu hơn và có nhiều khả năng tử vong do nhiễm trùng.

Không có triệu chứng rõ ràng của cholesterol cao

Một số người có hàm lượng cholesterol cao có khả năng phát triển thành bệnh u vàng, hay còn gọi là xanthoma. Bệnh này có thể xảy ra trên mí mắt, khớp, tay, hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc một bệnh di truyền về cholesterol cao thì có nhiều khả năng bị mắc xanthoma.

Cách tốt nhất để biết mức độ cholesterol của bạn là nên kiểm tra 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 20, hoặc thường xuyên hơn để đảm bảo cho sức khỏe của bạn.

10 sự hiểu lầm về cholesterol mà bạn không hề biết 2
Ảnh minh họa

Cholesterol cao không phải là vấn đề đối với những người gầy

Dù bạn gầy, thừa cân, hay cơ thể bình thường, tất cả mọi người nên kiểm tra cholesterol thường xuyên. Trong khi những người thừa cân thường có cholesterol cao do ăn quá nhiều thức ăn béo, những người gầy cũng cần phải nhận thức được họ ăn bao nhiêu chất béo bão hòa.

Chuyển sang dùng bơ thực vật sẽ giúp giảm cholesterol

Bơ thực vật cũng như bơ động vật, chúng có nhiều chất béo và tất cả các loại thực phẩm béo bạn nên ăn ở mức vừa phải nếu bạn có cholesterol cao. Hầu hết bơ thực vật có chứa chất béo bão hòa, một yếu tố cũng góp phần làm hàm lượng cholesterol cao. Sự lựa chọn được gợi ý đó là một loại dầu thực vật dạng lỏng không chứa bất kỳ chất béo chuyển hóa nào (dầu thực vật hydro hóa).

Không cần kiểm tra cholesterol của bạn cho đến khi bạn trung niên

Ngay cả trẻ em, đặc biệt là những người mà gia đình có tiền sử bệnh tim có thể có hàm lượng cholesterol cao. Việc kiểm tra nồng độ cholesterol ở tuổi trẻ là một điều hoàn toàn tốt.

Tất cả các cholesterol đều xuất phát từ thực phẩm

Hầu hết các cholesterol bên trong cơ thể bạn đều do quá trình chuyển hóa tự nhiên của cơ thể chứ không phải đến từ những thực phẩm bạn ăn hằng ngày.

 

 
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam

Sống khỏe - 6 giờ trước

Chùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Magiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Top