Hà Nội
23°C / 22-25°C

11 năm chiến thắng ung thư của người phụ nữ đeo chân giả

Thứ sáu, 17:00 09/08/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - 18 tuổi, chị Ngọc mất đi chân phải trong một vụ tai nạn giao thông. 25 năm sau, chị nhận kết quả ung thư vú sau một lần tự sờ thấy ngực có u cục.

Chị Nguyễn Thị Ngọc, SN 1965, quê Hải Phòng. Một vụ tai nạn giao thông đã cướp đi chân phải của người con gái khi ấy là sinh viên năm nhất đại học. 2 năm, 4 lần phẫu thuật, chị đã tập đi lại bằng chân giả. Ra trường, chị lấy chồng và sinh hai đứa con kháu khỉnh.

Hạnh phúc tưởng vẹn tròn nhưng cuộc đời vẫn muốn thử thách chị. Năm 2008, khi đó chị 43 tuổi, trong một lần tự thăm khám tại nhà, chị sờ thấy cục u nhỏ ở vú, ngay lập tức, chị lên kiểm tra tại bệnh viện K và nhận kết luận: Chị mắc ung thư vú.

Sợ hãi, 11 năm trước, chị đã nghĩ ung thư là hết, là chết. Điều trị hay không đây? Chị bỏ hết mọi việc, nằm dài suy nghĩ trắng đêm.

Nhưng chị suy sụp, từ bỏ đồng nghĩa với việc gia đình cũng đầu hàng, trong khi họ vẫn hàng ngày động viên chị chiến đấu. Vậy là người phụ nữ khi đó 43 tuổi lại vùng dậy, tuyên chiến với bệnh tật.

11 năm chiến thắng ung thư của người phụ nữ đeo chân giả - Ảnh 1.

Chị Ngọc rạng rỡ, dù chị từng mất đi chân phải, lại thêm bệnh ung thư vú

Những thông tin đầu tiên về bệnh ung thư vú được chị bắt đầu tìm hiểu. Chị cũng nhờ người thân giúp đỡ tìm tới các bác sĩ giỏi của bệnh viện K. Trong quá trình điều trị, chị luôn tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, lắng nghe tư vấn của bác sĩ về việc luyện tập thể dục, về chế độ ăn uống phù hợp, nói không với những sản phẩm có khả năng gây tổn hại đến gan, thận.

11 năm chiến thắng ung thư của người phụ nữ đeo chân giả - Ảnh 2.

Chị Ngọc chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu những người cùng cảnh ngộ ung thư vú

Điều đáng nể là trong quá trình chiến đấu với bệnh tật, tinh thần chị Ngọc luôn giữ lạc quan nên chất lượng cuộc sống của chị tốt dần lên.

Chị Ngọc kể, một người bệnh bị ung thư nếu chỉ thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thôi chưa đủ, họ cần có sự động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần để có thể mạnh mẽ đối diện với những nỗi buồn, lo lắng, cô đơn...

Câu lạc bộ về ung thư vú mà chị là "thủ lĩnh" được sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên ngành ung thư, luôn tổ chức những buổi tập huấn tư vấn cho các chị em cách đối diện với bệnh ung thư, cách vượt qua nỗi sợ hãi và cách tự chăm sóc bản thân.

11 năm chiến thắng ung thư của người phụ nữ đeo chân giả - Ảnh 3.

Gia đình hạnh phúc của chị Ngọc. Họ chính là những người sát cánh, động viên chị chiến thắng bệnh ung thư vú

Là bệnh nhân ung thư, chị Ngọc hiểu cảm giác hoang mang, thu mình đến trầm cảm của những người cùng hoàn cảnh khi mới nghe tin mình bị ung thư. Chị lắng nghe và chia sẻ tâm tư cùng họ, động viên và tư vấn họ từ những bước chuẩn bị đầu tiên về tâm lý, cách đối diện thực tế.

Chị còn hướng dẫn họ chuẩn bị về mặt kinh tế như hướng dẫn mua bảo hiểm y tế vì bệnh sẽ phải điều trị lâu dài, khuyên nhủ họ phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, nhắc họ tránh xa những cách chữa trị bằng phương pháp chưa được kiểm chứng như thuốc nam, bột giun, bột cóc…

Khi chị bị bệnh, con gái chị mới học lớp 6 và con trai học lớp 2. Lúc đó chị chỉ ước ao có thể sống để nắm tay con gái mình mặc tà áo dài trắng bước chân vào cổng trường phổ thông trung học. Giờ con gái chị đã học xong đại học, đi làm. Ước mơ không còn xa vời. Còn chị, vẫn năng nổ, nhiệt tình, đầy vui vẻ và hạnh phúc.

Hơn 11 năm mạnh mẽ chống lại căn bệnh ung thư cũng là chừng đó quãng thời gian chị đồng hành cùng người bệnh cùng cảnh. Chị không nhớ hết những người mình đã chia sẻ, tư vấn, động viên, nhưng người phụ nữ nay đã 54 tuổi đó luôn tâm niệm: Ung thư không phải dấu chấm hết.

Đó là bởi chị luôn nghĩ, sống một ngày có ý nghĩa có nghĩa là ngày đó chị còn được nấu một bữa cơm ngon chờ chồng con về ăn, giặt bộ quần áo cho chồng, ngắm nhìn hai con lớn lên từng ngày. Sống thêm một ngày là chị được sẻ chia, giúp đỡ những người phụ nữ có đồng cảnh ngộ.

Bí quyết 4T của những người chiến thắng ung thư:

Tinh thần: Luôn suy nghĩ tích cực, làm những việc có ý nghĩa cho bản thân, gia đình và xã hội nếu có thể.

Thực phẩm: Ăn đa dạng chất, nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm tinh bột.

Thuốc: Luôn tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ, tránh sử dụng những loại thuốc mà khoa học chưa kiểm chứng.

Thể thao: Hãy lựa chọn một môn thể thao phù hợp với mình nhất để nâng cao sức khỏe ( tập yoga, đạp xe, đi bộ….).

Võ Thu

vo thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 11 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 22 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top