Hà Nội
23°C / 22-25°C

2 thói quen xấu hại trẻ cả đời nhưng nhiều mẹ vẫn "dung túng" để con làm

Thứ hai, 15:20 19/06/2017 | Sống khỏe

Mút ngón tay hay núm ti giả là thói quen của nhiều em nhỏ, không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cảm xúc.

Cắn, mút ngón tay và ngậm núm ti giả là thói quen phổ biến của trẻ nhỏ hiện nay. Do không để ý hoặc cho rằng, đó là sự phát triển tự nhiên của bé… nên nhiều bố mẹ cứ mặc nhiên để bé kéo dài những thói quen ấy.

Tuy nhiên, hầu hết cha mẹ không hề biết những nguy cơ tiềm ẩn mà các bé có thể mắc phải do mút ngón tay, mút núm vú giả kéo dài.

Bé trai nhà chị Nguyễn Thu Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) được 2 tuổi nhưng bé đã có thói quen ngậm mút ti giả từ nhỏ. Chị Huyền chia sẻ: "Từ lúc 6 tháng tuổi, bé thường đưa đồ chơi vào miệng, vì sợ con nuốt phải dị vật hay các chất độc hại từ đồ chơi, mình đã nghĩ ra giải pháp khắc phục là cho con ngậm ti giả".

Chị Nguyễn Thị Vân Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) tâm sự về sự khó khăn của mình trong việc "cai nghiện" mút ngón tay cho cô con gái 5 tuổi "Từ nhỏ cho đến tận bây giờ, bé vẫn có thói quen mút ngón tay trước khi đi ngủ.

Tôi cũng đã nhiều lần muốn rèn cho con bỏ thói quen này, nhưng vì mỗi lần đi ngủ con hay gắt ngủ, quấy khóc nên tôi không can thiệp nữa. Khi nào lớn con sẽ tự bỏ thôi"


Trẻ lớn vẫn duy trì thói quen mút ngón tay hay núm ti giả.

Trẻ lớn vẫn duy trì thói quen mút ngón tay hay núm ti giả.

Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Hoàng Dương, Trung tâm Nha khoa Đông Nam Á, những thói quen mút ngón tay hay mút núm vú giả trong thời gian sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp cắn, cơ hàm, thậm chí làm chậm phát triển tư duy của trẻ nhỏ.

Trẻ có thể bị lệch hàm do thói quen mút ngón tay

Theo BS Dương, từ trong bào thai, bé đã có phản xạ tự nhiên là mút ngón tay. Vì vậy, khi được sinh ra bé sẽ có khả năng sinh tồn là nếm mút và bám víu. Ví dụ, bé mút ti mẹ để ăn sữa. Thường phản xạ này sẽ kết thúc sớm khi trẻ 2-3 tuổi.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trẻ 4-5 tuổi vẫn có thói quen mút ngón tay do thường xuyên bị đói hoặc mút bàn tay, cắn móng tay do bị tổn thương về tâm lý như: bố mẹ bận việc nên tách con sớm… Thói quen mút ngón tay kéo dài này thường để lại những hậu quả nghiêm trọng về răng lợi.

Mút ngón tay gây ra tình trạng vẩu, mất thẩm mỹ rất lớn ở trẻ nhỏ.
Mút ngón tay gây ra tình trạng vẩu, mất thẩm mỹ rất lớn ở trẻ nhỏ.

Cụ thể, thời kỳ trẻ thay răng, việc mút ngón tay trong miệng thường xuyên sẽ cản trở hoạt động của lưỡi, cơ xương hàm không vận động đúng chức năng nên xương không phát triển hết.

Ngoài ra, còn gây ra hiện tượng làm vẩu, chìa răng cửa trên và đẩy răng cửa hàm dưới về phía sau. Từ đó tăng độ cắn chìa, ở người bình thường tăng khoảng 20-40mm, còn các bé thì dài hơn và có khoảng hở giữa hai hàm răng. Đồng thời, hành động này sẽ khiến lưỡi bị hạ thấp xuống vì ngón tay giữ vào đó và làm giảm hoạt động lưỡi.

Đặc biệt, bàn tay không được vệ sinh sạch sẽ, chứa nhiều vi khuẩn nên dễ bị viêm nhiễm.

Chậm phát triển cảm xúc, viêm đường hô hấp… nếu dùng núm vú giả kéo dài

Để con bớt khóc, không đưa đồ chơi, dị vật vào miệng… nhiều cha mẹ đã thỏa hiệp bằng cách cho con ngậm ti giả (núm vú giả). Lâu dần thành thói quen khó bỏ. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, trẻ mút núm vú giả kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến phát triển tâm sinh lý.

BS Dương cho biết: "Đầu núm vú giả sẽ chèn trong miệng cũng giống như ngón tay. Vì thế, nếu nhóm trẻ nhỏ thường xuyên mút núm vú giả sẽ làm giảm vận động và phát triển của cơ lưỡi, xương hàm, dễ bị lệch khớp, gây răng vẩu…"

Theo nghiên cứu của một trường đại học tại Mỹ, những bé trai sử dụng núm vú giả có nguy cơ lớn bị chai lì cảm xúc. Ở độ tuổi từ 1-3 thì trẻ có phản xạ bắt chước người khác, nhưng nếu ngậm mút núm vú giả thì cơ thể chậm hoạt động, tạo ra sự khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc so với trẻ không sử dụng núm vú giả.

Ngoài ra, trong nghiên cứu đó, người ta có thử nghiệm ở các sinh viên đại học chia làm 2 nhóm trước đây sử dụng và không sử dụng núm vú giả thông qua hoạt động đánh giá cảm xúc của người khác. Kết quả cho thấy, chỉ số EQ của nhóm sử dụng thấp hơn so với nhóm không sử dụng núm vú giả.


Nhiều trẻ có thói quen ngậm ti giả từ nhỏ.

Nhiều trẻ có thói quen ngậm ti giả từ nhỏ.

Nguy hiểm hơn, trong trường hợp trẻ đang ngậm mút, núm vú giả bị nong ra sẽ gây tắc nghẽn đường thở nếu nuốt phải. Và trẻ có thể bị dị ứng chính vật liệu của núm vú hoặc không sạch sẽ gây ra nhiễm trùng đường thở.

BS Dương cũng cảnh báo thêm, 2 thói quen trên đều có nguy cơ bị hở hàm, dẫn đến trẻ sẽ thở bằng miệng thay cho thở bằng mũi bình thường. Và việc này sẽ gây viêm nhiễm đường hô hấp, hội chứng rối loạn giấc ngủ, nguy hiểm hơn là hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Từ đó, BS đưa ra lời khuyên, các cha mẹ hãy tập dần cho con bỏ thói quen này trước khi 3-4 tuổi. Trong trường hợp bất khả kháng nên sử dụng loại núm vú sinh lý được thiết kế gần giống và mềm như núm vú của mẹ.

Đối với các bé có thói quen mút ngón tay, bố mẹ có thể sử dụng các khí cụ như: bao để bọc ngón tay, hoặc đeo khí cụ trong miệng để tránh viêm nhiễm lợi, đường hô hấp.

Ngoài ra, trẻ mút ngón tay do bị ảnh hưởng tâm lý thì các cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Theo Trí Thức Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Uống cà phê có lợi cho 4 nhóm người

Uống cà phê có lợi cho 4 nhóm người

Sống khỏe - 1 giờ trước

Nhâm nhi một tách cà phê khi bắt đầu ngày mới sẽ giúp bạn tỉnh táo và tập trung năng lượng để làm việc hiệu quả. Ngoài sự tỉnh táo, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích khác do các chất dinh dưỡng thực vật đặc biệt.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Sống khỏe - 3 giờ trước

Ung thư phụ khoa là loại ung thư xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh có thể di căn sang các vị trí khác nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?

Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Không chỉ là gia vị của nhiều món ăn, gừng còn có một số công dụng với sức khỏe. Gừng được nhiều nghiên cứu khoa học và y học cổ truyền chứng minh là có thể hỗ trợ chữa đau họng. Vậy gừng giúp giảm đau họng như thế nào?

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trứng tốt cho não, là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho não, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có ích trong việc giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi mạch máu bị tổn thương, nhiều cơ quan sẽ hoạt động bất thường. Do đó, hãy học cách để nuôi dưỡng và "trẻ hóa" mạch máu.

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, uống khoảng 01 lít rượu mỗi ngày. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân ho nhiều từng cơn, khạc ra máu đỏ tươi lẫn đờm...

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 1 ngày trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Top