Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người mắc cúm chuyển nặng nhanh, nguy kịch, chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay việc này

Thứ năm, 14:15 06/02/2025 | Sống khỏe

GĐXH – Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân mắc cúm đến khám và điều trị tại các bệnh viện, cơ sở y tế có xu hướng gia tăng. Đáng chú ý, nhiều người mắc cúm có biến chứng nặng, suy hô hấp nhanh, thậm chí nguy kịch.

Cúm có xu hướng gia tăng ở nhiều khu vực trên thế giới

Mới đây, thông tin nữ diễn viên Từ Hy Viên đột ngột qua đời vì viêm phổi sau khi nhiễm cúm ở Nhật Bản khiến người hâm mộ không khỏi xót xa. Bên cạnh đó, sự việc này cũng dấy lên lo ngại cho nhiều người về sự nguy hiểm của bệnh cúm cũng như mức độ lây lan của căn bệnh này tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 5/2, thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản.

Theo đó, theo dữ liệu công bố ngày 31/01/2025 của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ 02/9/2024 đến 26/01/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa; trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ 23 - 29/12/2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp.

Nhiều người mắc cúm chuyển nặng nhanh, nguy kịch, chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay việc này- Ảnh 1.

Cúm mùa có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh minh họa.

Trước đó, theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 07/01/2025, tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo mùa vào thời điểm cuối năm do các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV và các virus phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae.

Theo WHO, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở một số quốc gia ở Bắc bán cầu đã tăng lên trong những tuần cuối năm 2024 và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.

Ngoài ra, theo kết quả giám sát cúm trên thế giới, bệnh cúm mùa cũng gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu Âu (xuất hiện tất cả các phân nhóm của virus cúm), Bắc Mỹ (chủ yếu là cúm A), Trung Mỹ và Caribbean (chủ yếu là cúm A/H3N2), Tây Phi (chủ yếu là cúm B), Bắc Phi (chủ yếu là cúm A/H3N2), Đông Phi (chủ yếu là cúm B) và nhiều quốc gia ở châu Á (chủ yếu là cúm A(H1N1) pdm09), phù hợp với xu hướng điển hình cho thời điểm cuối năm.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Cũng trong năm 2024, ghi nhận 4 trường hợp tử vong do cúm A (H1N1) tại Bình Định. Đây là các trường hợp có bệnh nền mãn tính nặng, không ghi nhận biến thể của virus.

Nhiều bệnh nhân mắc cúm chuyển nặng nhanh, nguy kịch

Theo Cục Y tế dự phòng, hiện nay, diễn biến thời tiết đặc trưng mùa Đông Xuân, khí hậu gió mùa, hanh khô, nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Nhiều người mắc cúm chuyển nặng nhanh, nguy kịch, chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay việc này- Ảnh 2.

Nhiều bệnh nhân mắc cúm nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: BVCC.

Riêng về bệnh cúm, thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân mắc cúm đến khám và điều trị tại các bệnh viện có xu hướng gia tăng. Đơn cử, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm. Một trong số đó đang phải đặt ECMO.

Lý giải về việc nhiều người mắc cúm chuyển nặng nhanh, ThS.BS Võ Đức Linh, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, cúm A ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến những bệnh nhân có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính. Do virus cúm tác động trực tiếp lên phổi, những bệnh nhân đã có tổn thương phổi từ trước sẽ dễ tiến triển nặng hơn so với người khỏe mạnh. Thực tế, đã có trường hợp mắc cúm A bị suy hô hấp rất nhanh chỉ trong 2-3 ngày, khiến bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản.

Nhấn mạnh về sự nguy hiểm của cúm, nhất là đối với những bệnh nhân có bệnh nền, ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện nay, nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm.

Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương cơ thể ở mức độ nghiêm trọng. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị sẽ rất khó khăn.

Do đó, BS Phúc khuyến cáo, những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cúm có thể trở nên nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi lan tỏa, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đang tạng, thậm chí tử vong.

Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi cúm vào mùa?

Theo các bác sĩ, triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Nhiều người mắc cúm chuyển nặng nhanh, nguy kịch, chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay việc này- Ảnh 3.

Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang khi ra ngoài để ngăn ngừa lây nhiễm cúm. Ảnh: AP.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo:

- Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

- Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

- Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, để ngăn ngừa bệnh cúm, người dân, nhất là những người có bệnh nền nên tiêm phòng cúm hàng năm. Vaccine ngừa cúm có khả năng bảo vệ tốt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tiến triển nặng.

Mắc cúm A, người đàn ông 58 tuổi nguy kịch, phải đặt ECMOMắc cúm A, người đàn ông 58 tuổi nguy kịch, phải đặt ECMO

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, phải thở máy; phổi tổn thương lan tỏa gần như toàn bộ hai bên, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và ứ đọng CO2 nghiêm trọng.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái 14 tuổi mắc đa polyp buồng tử cung hiếm gặp, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nếu con gái có các dấu hiệu này

Bé gái 14 tuổi mắc đa polyp buồng tử cung hiếm gặp, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nếu con gái có các dấu hiệu này

Y tế - 59 phút trước

GĐXH - Bệnh nhi 14 tuổi đến bệnh viện thăm khám và được phát hiện mắc đa polyp buồng tử cung, đây là trường hợp hiếm gặp.

5 lưu ý về chế độ ăn lành mạnh

5 lưu ý về chế độ ăn lành mạnh

Sống khỏe - 2 giờ trước

Chế độ ăn uống sai cách là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra rủi ro cho sức khỏe. Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chứng mất trí nhớ và giúp kéo dài tuổi thọ.

Sữa bột Kidsmix Advanced: Công thức giúp trẻ phát triển toàn diện

Sữa bột Kidsmix Advanced: Công thức giúp trẻ phát triển toàn diện

Sống khỏe - 5 giờ trước

Kidsmix Advanced được đánh giá là có bước tiến mới trong ngành sữa công thức bởi sữa được tối ưu hóa từ những nghiên cứu khoa học hàng đầu, mang đến nguồn dinh dưỡng toàn diện, hỗ trợ trẻ phát triển vượt trội cả về chiều cao, cân nặng và hệ miễn dịch.

3 mẹo hỗ trợ thải độc gan sau Tết

3 mẹo hỗ trợ thải độc gan sau Tết

Sống khỏe - 7 giờ trước

Một số điều đơn giản làm thường xuyên sẽ hỗ trợ cơ thể tăng cường tốt chức năng tự thải độc, từ đó giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Diễn viên Từ Hy Viên ép cân khắc nghiệt để giảm cân sau sinh, chuyên gia chỉ rõ sai lầm chị em Việt mắc phải

Diễn viên Từ Hy Viên ép cân khắc nghiệt để giảm cân sau sinh, chuyên gia chỉ rõ sai lầm chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Để giảm cân, Từ Hy Viên từng nhịn hoàn toàn bữa tối và chỉ ăn 2 lát thịt vào buổi trưa khiến cơ thể không có đủ năng lượng để duy trì hoạt động, dẫn đến suy nhược và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Loại sô cô la giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Loại sô cô la giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 10 giờ trước

Ăn sô cô la có giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường không? Bằng chứng nghiên cứu mới là có nhưng còn phụ thuộc vào loại sô cô la mà bạn chọn.

Người đàn ông 46 tuổi ở Hà Nội bất ngờ đột quỵ, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 46 tuổi ở Hà Nội bất ngờ đột quỵ, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ thừa nhận có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị thường xuyên. Thời điểm đột quỵ, người bệnh có uống rượu...

Mắc cúm A, người đàn ông 58 tuổi nguy kịch, phải đặt ECMO

Mắc cúm A, người đàn ông 58 tuổi nguy kịch, phải đặt ECMO

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, phải thở máy; phổi tổn thương lan tỏa gần như toàn bộ hai bên, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và ứ đọng CO2 nghiêm trọng.

Nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27 có 2 biểu hiện điển hình rất nhiều người Việt bỏ qua

Nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27 có 2 biểu hiện điển hình rất nhiều người Việt bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nam diễn viên qua đời vì bệnh nhiễm trung hệ thần kinh trung ương có biểu hiện không khỏe, đau đầu và sốt. Sau đó, tình trạng của anh trở nên tồi tệ hơn...

Chàng trai 28 tuổi đau bụng 3 tháng không đi lại được, đi khám bác sĩ "lôi ra" thứ dài 13cm từ trong bụng

Chàng trai 28 tuổi đau bụng 3 tháng không đi lại được, đi khám bác sĩ "lôi ra" thứ dài 13cm từ trong bụng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dù đau bụng dai dẳng suốt 3 tháng nhưng phải đến khi cơn đau trở nên dữ dội, lan rộng xuống đùi và không thể đi lại Tiểu Thiện (Trung Quốc) mới chịu đi khám.

Top