3 đối tượng dễ mắc ung thư ruột
Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì phải đến thăm khám bác sĩ ngay trước khi tế bào ung thư kịp thời phát triển.
Ruột là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất, được Y học Trung Quốc ví như là "bộ não thứ hai" của cơ thể. Nó có chức năng cung cấp dinh dưỡng để sản xuất năng lượng, phát triển và sửa chữa tế bào.
Khi ruột gặp vấn đề thì các bộ phận khác cũng không thể khỏe mạnh. Do đó, chúng ta cần phải theo dõi sức khỏe của đường ruột mọi lúc, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì phải đến thăm khám bác sĩ ngay trước khi tế bào ung thư kịp thời phát triển.

Wang Bojun, bác sĩ trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện trực thuộc trường Đại học y khoa Ninh Ba, Trung Quốc cho biết dấu hiệu của bệnh ung thư ruột bao gồm:
- Đại tiện quá nhiều hoặc quá ít. Khi đi đại tiện, thấy phân bị ép nhỏ hơn bình thường. Phân có thể có máu. Đại tiện đau.
- Bụng hay có cảm giác đầy hơi, sưng phù, khó chịu.
- Thường xuyên buồn nôn, ói mửa, ăn không ngon miệng.
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân.
- Bệnh nhân luôn trong trạng thái cảm thấy mệt mỏi, rã rời, chán nản, mất sức rất nhiều…
- Co thắt dạ dày dữ dội.
Ngoài ra, bản thân bạn cũng nên tìm hiểu về nhóm người có khả năng cao mắc ung thư ruột để kịp thời khoanh vùng xem bản thân có thuộc nhóm nguy hiểm hay không.
3 đối tượng dễ mắc bệnh ung thư ruột nhất
1. Người lười vận động
Thường xuyên ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài sẽ làm suy yếu nhu động ruột đường tiêu hóa, kéo dài thời gian tích tụ chất thải trong ruột, gây kích thích thành ruột và niêm mạc ruột. Cần vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa hoạt động.
2. Bệnh nhân bị polyp ruột
Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư ruột đều là do có polyp ruột. Trong trường hợp bình thường, quá trình gây ung thư của polyp phải mất từ 5 đến 10 năm. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đường ruột, có polyp ruột thì cần khám sức khỏe định kỳ, nội soi đại tràng đều đặn.

3. Người thích ăn thịt, ít ăn rau củ
Việc ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc có chứa chất xơ sẽ giúp duy trì đường ruột trơn tru hơn và phòng ngừa ung thư ruột hiệu quả. Ngược lại người thích tiêu thụ thịt đỏ sẽ gây nên gánh nặng cho ruột, có thể gây tổn thương cho ruột.
Buổi sáng nên ăn gì để giúp ung thư ruột tránh xa bạn
1. Hạt chia
Vào buổi sáng bạn có thể thưởng thức một cốc nước ấm hạt chia để nuôi dưỡng đường ruột.
Các nhà nghiên cứu người Mỹ thuộc Đại học Illinois và Đại học Minnesota (Mỹ) cho thấy hạt chia là một nguồn chất xơ rất dồi dào. Khi được tiêu thụ vào trong cơ thể, hạt chia sẽ hình thành một chất giống gelatin trong dạ dày, chúng hoạt động như một prebiotic hỗ trợ sự phát triển các lợi khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
2. Khoai lang
Bất kỳ loại khoai lang nào cũng giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, góp phần thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Nhưng đặc biệt ở đây phải kể đến là loại khoai lang tím, bởi chúng chứa chất dinh dưỡng có lợi ở mức độ cao hơn đáng kể so với những loại khoai khác.
Cụ thể hơn, khoai lang tím giàu axit phenolic, anthocyanins cùng nồng độ hợp chất chống viêm, chống oxy hóa cao hơn hẳn các loại khoai khác. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng các hợp chất này có đặc tính chống ung thư ruột kết.
3. Cà rốt
Cà rốt rất giàu beta-carotene khi vào cơ thể sẽ tự động được chuyển hóa thành vitamin A. Có tác dụng tăng cường sức khỏe của dạ dày, lá lách, bổ khí, nhuận tràng... và quan trọng là giảm ung thư đường ruột.

4. Sữa chua
Buổi sáng là thời điểm vàng để ăn sữa chua. Nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Vall d''nebron, Barcelona (Tây Ban Nha) và một số nhà khoa học người Hy Lạp đã cho thấy trong sữa chua được làm từ sữa đã lên men chứa nhiều vi khuẩn axit lactic và nhiều vi khuẩn có lợi khác. Những vi khuẩn này sống trong đường tiêu hóa có thể giữ cho đường ruột của chúng ta luôn khỏe mạnh và cải thiện tiêu hóa.
Vi khuẩn Probiotic có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như: đầy hơi, táo bón và tiêu chảy...
5. Rong biển
Rong biển hay còn gọi là tảo bẹ rất giàu cellulose, nó hoạt động như một "bộ máy lọc" trong ruột người, có thể loại bỏ kịp thời chất thải và độc tố trong ruột. Do đó, tảo bẹ có thể ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của ung thư ruột kết và tình trạng táo bón. Buổi sáng, bạn có thể ăn một bát canh rong biển để đường ruột khỏe mạnh hơn.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 12 giờ trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 15 giờ trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 15 giờ trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"
Sống khỏe - 23 giờ trướcTôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ
Sống khỏe - 1 ngày trướcVitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.