Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 loại “ung thư cặp đôi” nguy hiểm: Nếu vợ hoặc chồng đang mắc thì người kia buộc phải khám càng sớm càng tốt

Thứ hai, 09:44 21/10/2019 | Sống khỏe

"Ung thư cặp đôi" là từ chỉ loại ung thư, khi vợ hoặc chồng mắc thì người còn lại cũng có thể phát hiện bệnh. Theo nghiên cứu về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 2015 cho thấy, 5 trong số 100 cặp vợ chồng tử vong là cặp đôi mắc ung thư.

Tất nhiên là ung thư hoàn toàn không truyền nhiễm, và nó cũng không thể lây lan qua những cử chỉ tiếp xúc của vợ chồng thường ngày được. Nguyên nhân chính dẫn đến "ung thư cặp đôi" chính là cùng thói quen sống, bao gồm chế độ ăn uống và ngủ nghỉ khi cả hai sống cùng nhau.

Ví dụ nếu một người mắc viêm phổi thì nửa kia sẽ có nguy cơ cảm lạnh cao hơn rất nhiều, và tất nhiên đến cả ung thư cũng vậy! Dù trước đây cả hai người có thói quen khác nhau, nhưng nếu sống chung một thời gian sẽ dần trở nên giống nhau, chính đó là điều kiện để các té bào ung thư phát triển..

Có 3 loại "ung thư cặp đôi" thường thấy nhất trên các cặp vợ chồng:

3 loại “ung thư cặp đôi” nguy hiểm: Nếu vợ hoặc chồng đang mắc thì người kia buộc phải khám càng sớm càng tốt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Có 3 loại "ung thư cặp đôi" thường thấy nhất trên các cặp vợ chồng:

1. Ung thư phổi

Ung thư phổi chủ yếu đến từ thói quen hút thuốc lá. Hơn thế nữa, nó cũng là loại ung thư phổ biến nhất trong các ca mắc "ung thư cặp đôi".

Ung thư phổi xuất phát từ việc hút thuốc, kể cả chủ động hay bị động.
3 loại “ung thư cặp đôi” nguy hiểm: Nếu vợ hoặc chồng đang mắc thì người kia buộc phải khám càng sớm càng tốt - Ảnh 2.

Ung thư phổi xuất phát từ việc hút thuốc, kể cả chủ động hay bị động.

Theo nghiên cứu, việc hút thuốc lá chính là yếu tố trọng tâm dẫn đến việc ung thư phổi, chiếm đến 90% ca mắc bệnh. Khói thuốc sẽ lan dần ra xung quanh và là mầm mống của tế bào ung thư. Nếu có một người hút thuốc trong gia đình thì những người khác sẽ hít phải khói ấy một cách thụ động, từ đó gia tăng nguy cơ mắc ung thư lên đáng kể.

Chưa kể nếu hai vợ chồng chung sống với nhau thì ngoài khói thuốc, còn có các loại khác như khói bốc ra khi nấu ăn, khí độc khi trang trí nhà cửa… cũng gây hại không kém. Chính vì vậy, nếu một trong hai vợ chồng bị ung thư phổi thì người kia phải lập tức đến viện khám ngay.

2. Ung thư gan

Trong số các trường hợp mắc ung thư gan tại Việt Nam, những ca mà cả hai vợ chồng đều mắc phải chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Nguyên nhân đến từ một căn bệnh tiền thân và rất phổ biến hiện nay: Viêm gan virus.

Trung bình có khoảng 15 triệu người bị nhiễm virus viêm gan B và C. Nguy hiểm ở chỗ là, nó không thể trị được dứt điểm mà chỉ có thể ức chế phần nào thông qua việc uống thuốc. Theo đó nếu bệnh nhân bị mắc viêm gan virus mãn tính thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư gan rất cao. Có đến 90% bệnh nhân ung thư gan đã xuất phát từ bệnh viêm gan.

3 loại “ung thư cặp đôi” nguy hiểm: Nếu vợ hoặc chồng đang mắc thì người kia buộc phải khám càng sớm càng tốt - Ảnh 3.

Nếu một trong hai vợ chồng có người mắc virus viêm gan, thì trong quá trình "thân mật" sẽ làm virus lây sang người còn lại. Thông qua đường này, cả hai bên đã vô tình trở thành nạn nhân của virus. Dần dần nó sẽ xâm chiếm tế bào gan, kết hợp với việc không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến cái kết không mấy tốt đẹp.

Cũng theo bác sĩ, làm việc hay ăn uống cùng nhau không phải là đường truyền nhiễm. Miễn là bạn không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc quan hệ tình dục với người bệnh thì sẽ không có nguy cơ mắc phải.

3. Ung thư dạ dày

Đây là loại ung thư chiếm phần trăm đa số trong các ca "ung thư cặp đôi". Nó thường phát sinh thông qua việc ăn uống thường ngày, đặc biệt với những cặp vợ chồng ăn cùng một loại thực phẩm mỗi ngày.

3 loại “ung thư cặp đôi” nguy hiểm: Nếu vợ hoặc chồng đang mắc thì người kia buộc phải khám càng sớm càng tốt - Ảnh 4.

Ví dụ nếu một người thích ăn đồ chiên, nướng, xào… thì đồng thời nửa kia cũng sẽ ăn chung món ăn này. Đặc biệt nguy hiểm nếu ai thường xuyên ăn cay, nhiều dầu mỡ, đồ chiên, đồ tẩm ướp… sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, từ đó các tế bào ung thư sẽ dần lớn mạnh.

Ngoài ra có một mầm bệnh tên Helicobacter Pylori (HP) được xếp vào loại vi khuẩn gây ung thư dạ dày. Nó là bệnh truyền nhiễm thông qua nước bọt, đồ dùng ăn uống và các dụng cụ y tế. Nên khi ăn uống cùng sau thì vi khuẩn sẽ được truyền sang người kia, làm nhiễm trùng và cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 7 giờ trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Top