3 nhóm người nếu dùng mật ong không khác nào uống phải "thuốc độc": Cảnh báo 5 điều cấm kỵ khi uống nước mật ong kẻo rước bệnh, hại thân
Mật ong giàu chất dinh dưỡng, là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chính vì thế nhiều phụ huynh đã thêm mật ong vào đồ ăn hoặc sữa của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để điều chỉnh khẩu vị và tăng giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không thích hợp để ăn mật ong.
Mật ong vừa là thực phẩm quý, thuốc bổ cho mọi lứa tuổi lại là nguyên liệu để sản xuất nhiều loại mỹ phẩm giúp cho phụ nữ trẻ đẹp, tràn đầy sức sống. Theo y học hiện đại, trong một thìa mật ong có chứa khoảng 64 calo, nhiều vitamin, enzyme, axit amin, canxi, sắt, magiê, kali… và đặc biệt, không hề chứa chất béo hoặc cholesterol.
Mật ong ngoài công dụng điều trị bỏng, tê cóng và làm ẩm da còn có vai trò rất tốt trong điều trị tim, gan, lá lách, thận, phổi, ruột... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên dùng mật ong, nhất là 3 đối tượng dưới đây.
3 loại người dùng mật ong khác nào uống phải "thuốc độc"
1. Trẻ sơ sinh dưới một tuổi không nên ăn mật ong
Mật ong giàu chất dinh dưỡng, là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chính vì thế nhiều phụ huynh đã thêm mật ong vào đồ ăn hoặc sữa của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để điều chỉnh khẩu vị và tăng giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không thích hợp để ăn mật ong.
Mật ong dễ bị nhiễm botulinum trong quá trình ủ và vận chuyển, vì ong có thể mang phấn hoa và mật bị nhiễm botulinum trở lại tổ trong quá trình lấy phấn hoa. Bào tử độc tố botulinum vẫn có thể tồn tại ở nhiệt độ cao 100 ° C.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không thích hợp để ăn mật ong.
Do chức năng tiêu hóa của trẻ còn non yếu và chức năng giải độc của gan kém, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng nên độc tố botulinum rất dễ sinh sôi trong ruột và sinh ra độc tố, từ đó gây ngộ độc.
Các triệu chứng ngộ độc mật ong ở trẻ thường xảy ra từ 8 đến 36 giờ sau khi ăn, các triệu chứng thường bao gồm táo bón, mệt mỏi và chán ăn, nặng hơn có thể gây tử vong. Các bác sĩ vẫn khuyến cáo rằng không nên cho trẻ uống mật ong và các sản phẩm của nó cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Kể cả khi trẻ đã lớn hơn 1 tuổi thì phụ huỵnh vẫn nên cho trẻ dùng mật ong đúng liều lượng phù hợp.
2. Bệnh nhân tiểu đường không được dùng mật ong
Trong mỗi 100 gam carbohydrate mật ong, glucose là khoảng 35 gam, fructose khoảng 40 gam, sucrose khoảng 2 gam và dextrin là khoảng 1 gam.
Glucose và fructose đều là đường đơn, sau khi vào ruột có thể hấp thụ trực tiếp vào máu mà không cần quá trình tiêu hóa, điều đó khiến lượng đường trong máu tăng lên rất nhanh. Do đó bệnh nhân tiểu đường không nên dùng mật ong kẻo khiến tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn.
3. Bệnh nhân xơ gan không được uống mật ong
Bệnh nhân viêm gan B rất thích hợp uống mật ong, vì các đường đơn do mật ong cung cấp không cần gan phân hủy và tổng hợp nên có thể giảm bớt gánh nặng cho gan, tuy nhiên bệnh nhân xơ gan không được uống mật ong vì nó sẽ làm cho tình trạng xơ hóa gan trở nên trầm trọng hơn.
5 điều cấm kỵ khi uống nước mật ong
1. Cốc nước đầu tiên vào buổi sáng không nên là mật ong
Uống nước mật ong vào buổi sáng có tác dụng giải độc, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn vừa ngủ dậy đã uống mật ong ngay. Cốc nước đầu tiên trong ngày nên là nước lọc ấm. Vừa ngủ dậy bụng còn trống rỗng nếu vội uống nước mật ong hay nước chanh mật ong ngay sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, làm hại dạ dày, gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.
2. Không uống mật ong với nước nóng
Mật ong có chứa một số lượng lớn dung môi ôxy hóa, việc dùng nước sôi nóng pha mật ong có thể khiến cho những chất dung môi này bị phá hoại, có thể sản sinh ra nhiều đường andehit gốc OH và khiến cho thành phần dinh dưỡng của mật ong bị biến đổi rất lớn. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng nước nóng trên 60 độ C pha mật ong sẽ làm tăng đáng kể hydroxymethyl furfuraldehyde (HMF) - đây là một chất gây ung thư trong tự nhiên.
3. Không uống mật ong khi bụng đói
Nước mật ong có vị ngọt, uống lúc đói sẽ chỉ làm tăng tiết axit dịch vị, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Nước mật ong tốt nhất nên uống sau bữa ăn nửa tiếng.
4. Không nên vừa uống thuốc cảm vừa uống mật ong
Với những người đang bị cảm lạnh thì hẳn sẽ coi mật ong là "thần dược" trị ho. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn vừa uống thuốc cảm lại vừa uống nước mật ong.
Theo giáo sư dược Sun Guanghong (Bệnh viện trực thuộc số 4 của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc): Mật ong có tác dụng làm ẩm phổi giảm ho, rất thích hợp cho những trường hợp ho do khô phổi. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc hạ sốt hoặc thuốc cảm thì không nên uống mật ong cùng lúc, các loại thuốc này khi gặp mật ong sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ của cơ thể, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc.

5. Không nên pha quá nhiều mật ong trong một lúc
Mỗi lần pha chỉ nên dùng từ 2-3 muỗng mật ong, nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu do mật ong rất giàu đường và carbohydrate. Ngoài ra, việc lạm dụng mật ong cũng có thể khiến bạn bị đầy hơi hoặc tiêu chảy do cơ thể không thể tiêu hóa hết.

Loại quả giúp chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con lại ngăn ngừa tới 6 loại ung thư: Việt Nam bán vừa nhiều vừa rẻ
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcNgoài tác dụng chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con và ngăn ngừa tới 6 loại ung thư, chị em ép loại quả này lấy nước uống còn mang đến hiệu quả chống lão hóa rất tốt.

10 cách cải thiện đau bụng kinh tại nhà có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 1 giờ trướcĐau bụng kinh có thể khiến chị em mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng với các cách đơn giản sau, bạn có thể cải thiện đau bụng khi đến tháng hiệu quả.

5 thói quen dùng mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sinh độc nhưng nhiều người vẫn làm
Sống khỏe - 3 giờ trướcMì chính hay bột ngọt là gia vị quen thuộc trong căn bếp của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nêm nếm mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sản sinh độc tố bên trong món ăn.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam
Sống khỏe - 14 giờ trướcChùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 21 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 1 ngày trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.