3 sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá, ăn theo cách này sẽ tốt ngang thuốc bổ
GĐXH - Rau diếp cá mang đến công năng giảm mỡ thừa trên cơ thể cũng như cân nặng được kiểm soát một cách hiệu quả...
Rau diếp cá là loại thực vật không còn xa lạ, chúng có thể làm rau ăn và cũng có thể làm thuốc chữa bệnh. Lá và thân của cây diếp cá là hai bộ phận được dùng để làm thuốc.
Theo nhiều nghiên cứu, có chất decanoyl-acetaldehyd trong thành phần của cây diếp cá là một hoạt chất tương tự như kháng sinh. Vì vậy, loại thực vật này có công dụng kháng khuẩn hiệu quả, diệt nấm và ký sinh trùng.
Ngoài ra, còn có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe trong rau diếp cá như: vitamin B, A, canxi, chất đạm, chất xơ, sắt, kali,..
6 công dụng tuyệt vời của rau diếp cá

Ảnh minh họa
Rau diếp cá giúp trị mụn
Các chị em thường sử dụng rau diếp cá để điều trị mụn, bởi nó có công dụng giúp nốt mụn nhanh chóng bớt đau, sưng và giảm thiểu tình trạng mụn bị thâm đen. Việc trị mụn có thể ứng dụng bằng cách đắp mặt nạ hoặc uống nước rau diếp cá.
Rau diếp cá tốt cho người tiểu đường
Lượng ethanol trong rau diếp cá là thành phần quan trọng chống lại bệnh tiểu đường, đồng thời có công năng kiểm soát lượng đường huyết ở cơ thể người.
Giúp ổn định cân nặng
Bên cạnh những công dụng nêu trên, nước ép từ rau diếp cá còn có khả năng ổn định cân nặng, thích hợp với những người béo phì đang ăn kiêng. Do đó, rau diếp cá mang đến công năng giảm mỡ thừa trên cơ thể cũng như cân nặng được kiểm soát một cách hiệu quả.
Giúp lợi tiểu, thải độc
Những bệnh nhân bị tiểu buốt, tiểu rắt nên thường xuyên ăn rau diếp cá để lợi tiểu. Từ tác dụng lợi tiểu, loại thực phẩm này còn hỗ cơ thể thải trừ độc tố, thanh lọc.
Chữa viêm phổi, bệnh lý nhiễm trùng
Rau diếp cá còn được ứng dụng để chữa bệnh viêm phổi hoặc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng, bởi trong thành phần của diếp cá có kháng khuẩn.
Tăng sức đề kháng
Một trong những cách tuyệt vời để giúp hệ miễn dịch được tăng cường khỏe mạnh là ăn rau diếp cá khoa học. Bên cạnh đó, loại rau này còn giúp kích thích tế bào bạch huyết hình thành, từ đó giúp sức đề kháng được tăng cường và giúp con người luôn khỏe mạnh.
3 sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá

Ảnh minh họa
Đề phòng nhiễm khuẩn, ngộ độc
Rau diếp cá dễ gây nhiễm khuẩn vì nơi sinh sống và phát triển của cây ở nơi ẩm ướt. Đây là môi trường rất nhiều vi khuẩn và giun sán cư trú. Nên nếu ăn rau diếp cá sống mà không ngâm rửa sạch sẽ và nguồn gốc rõ ràng thì ăn vào dễ bị đau bụng, đi ngoài, giun sán và bị nhiễm khuẩn. Trong đó có trường hợp ăn rau diếp cá bị nhiễm khuẩn Ecoli.
Rau diếp cá bị nhiễm khuẩn Ecoli sẽ tạo ra độc tố Shiga, chất độc này gây phá hủy hồng cầu, làm tổn thương các tế bào máu, suy thận và có thể dẫn đến tử vong. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, đã có 1 ca tử vong, 121 người bị nhiễm khuẩn Ecoli do ăn rau diếp cá.
Giảm chức năng hoạt động của thận
Rau diếp cá với đặc tính hàn mát và có tác dụng cho lợi tiểu. Nhưng sử dụng thường xuyên quá nhiều rau diếp cá hay nước của rau này sẽ tác động tiêu cực, giảm chức năng hoạt động của thận.
Vì rau diếp cá lợi tiểu khiến bạn đi bài tiết nhiều lần hơn so với mức bình thường khiến cho các nhu mô của thận sưng phồng, suy giảm chức năng thận. Cho nên nếu bạn sử dụng chữa bệnh hay ăn thì nên dùng một lượng vừa đủ, tần suất hợp lý để không ảnh hưởng đến thận.
Gây lạnh bụng, tiêu chảy
Tác dụng của rau diếp cá là trị táo bón, bệnh trĩ, tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng rau diếp cá trở thành tác hại đối với những người mang thể trạng hàn, dễ bị chân tay lạnh, tiêu chảy, bị lạnh bụng. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm hư tổn đến dương khí gây ra lạnh bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
4 lưu ý nhất định phải biết khi sử dụng rau diếp cá
- Khi sử dụng rau diếp cá phải rửa thật sạch và ngâm với nước muối loãng để khử trùng loại bỏ các vi khuẩn, giun sán
- Không nên dùng rau diếp cá quá nhiều, một ngày bạn chỉ nên ăn hoặc uống 1 lượng rau diếp cá vừa đủ (20-40g diếp cá tươi)
- Hạn chế uống nước rau diếp cá khi bụng đói vì trong rau diếp cá chứa nhiều vitamin C sẽ làm cồn ruột và hại dạ dày
- Những người bụng yếu, mang thể trạng hàn, hay bị lạnh chân tay, dễ lạnh bụng thì tránh uống nước rau diếp cá sau 10 giờ tối.
Rau ngải cứu và những tác hại đáng sợ nếu dùng sai cách

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 3 giờ trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 6 giờ trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM
Sống khỏe - 1 ngày trướcSở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.