Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 sai lầm khiến phụ nữ dễ mắc ung thư cổ tử cung

Thứ ba, 13:18 10/11/2020 | Sống khỏe

Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị khỏi cho bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung lên đến hơn 90%.

Năm 2018, khoảng 570.000 ca mắc ung thư cổ tử cung mới được chẩn đoán trên toàn cầu. Trong đó, 4.000 bệnh nhân là phụ nữ Việt Nam. Mỗi ngày, Việt Nam có thêm 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc và 7 người tử vong vì căn bệnh này.

Theo thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Diêm Thị Thanh Thủy, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, ung thư cổ tử cung không phải “án tử” nếu được phát hiện sớm. Nếu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, khu trú tại chỗ, tỷ lệ điều trị thành công là 93%.

Phần lớn người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn. Lúc này, bệnh nhân đã có các dấu hiệu như ra khí hư âm đạo có mùi khó chịu hoặc chứa nhầy máu; ra máu âm đạo bất thường hoặc sau khi quan hệ tình dục; đau tức vùng bụng dưới, đi tiểu, đi ngoài ra máu…

Hiện nay, nhiều phụ nữ vẫn lầm tưởng về ung thư cổ tử cung làm tăng nguy cơ mắc bệnh và việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

3 sai lầm khiến phụ nữ dễ mắc ung thư cổ tử cung - Ảnh 1.

Phần lớn bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung phát hiện ở giai đoạn muộn. Ảnh: BVCC.

Quan hệ tình dục an toàn sẽ không mắc ung thư cổ tử cung?

Cổ tử cung là bộ phận nối âm đạo với phần trên tử cung. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC), ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào ở cơ quan này mất cơ chế tự hủy, phát triển không kiểm soát.

Human papillomavirus (HPV) là thủ phạm gây nên hơn 99% các ca mắc ung thư cổ tử cung. Đây là loại virus gây u nhú ở người, lây truyền qua đường tình dục.

Theo thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Công Định, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2, nguy cơ lây nhiễm virus HPV rất cao, nó có thể truyền từ người này sang người khác khi có tiếp xúc da kề da, quan hệ tình dục, dùng chung đồ tắm, quần áo lót.

Nhiều người cho rằng nếu quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su đồng nghĩa không có khả năng mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, bác sĩ Định khẳng định quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Bao cao su chỉ che được một phần bộ phận sinh dục của nam giới. Do đó, virus HPV có thể lây truyền từ nam sang nữ ở những tổ chức không được bao cao su che phủ. Ngoài ra, virus HPV vẫn có thể lây nhiễm trong quá trình một số cặp đôi quan hệ bằng miệng.

3 sai lầm khiến phụ nữ dễ mắc ung thư cổ tử cung - Ảnh 2.

Quan hệ tình dục an toàn vẫn có khả năng nhiễm virus HPV. Ảnh: Freepik.

Người đã tiêm vaccine HPV không có khả năng mắc ung thư cổ tử cung?

Virus HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Do đó, phụ nữ nên tiêm vaccine phòng virus HPV để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa việc phụ nữ đã tiêm phòng sẽ không có khả năng bị ung thư cổ tử cung.

Theo thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Minh Thanh, Phó trưởng khoa Khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, virus HPV có hơn 150 loại. Trong đó, hơn 40 loại gây các bệnh vùng sinh dục ở cả nam và nữ. Đặc biệt, 4 chủng HPV là thủ phạm gây ung thư cổ tử cung bao gồm chủng 16 và 18 (chiếm 70% trường hợp); chủng 6 và 11 (dẫn đến 90% bệnh nhân bị mụn sinh dục).

Hầu hết người nhiễm virus HPV sẽ bị đảo thải nhờ hệ miễn dịch, nó có thể không gây nguy hại tới sức khỏe. Nếu không tự khỏi, virus trở thành nguyên nhân dẫn đến các vấn đề như mụn cóc ở cơ quan sinh dục. Nhiễm virus kéo dài khiến tế bào bị biến đổi và nếu không được điều trị sẽ gây các tổn thương tiền ung thư, cuối cùng tiến triển thành ung thư ở cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan.

Bác sĩ Định cho hay việc tiêm chủng vaccine chỉ có thể giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, không phải là biện pháp ngăn ngừa tuyệt đối. Bởi vaccine HPV có tác dụng ngừa 4 chủng trên và chúng ta vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, phụ nữ cần sàng lọc ung thư cổ tử cung để phát hiện bệnh sớm.

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội Sản phụ khoa, Hiệp hội Ung thư khuyến cáo phụ nữ nên tầm soát ung thư cổ tử cung trong khoảng từ 21 đến 65 tuổi nếu đã quan hệ tình dục. Đặc biệt, lứa tuổi cần lưu ý sàng lọc định kỳ là 30-50.

Bác sĩ Thanh lưu ý thêm tỷ lệ nhiễm HPV dương tính ở người trẻ đào thải khá nhiều. Tuy nhiên, từ 35 tuổi trở đi, giai đoạn đó tồn tại dai dẳng, có thể trở thành tế bào ung thư. Lúc này, nữ giới cần tầm soát tế bào thường xuyên, định kỳ theo nguyên tắc sau 3 năm sàng lọc lại một lần.

3 sai lầm khiến phụ nữ dễ mắc ung thư cổ tử cung - Ảnh 3.

Phụ nữ sau 21 tuổi nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ 3 năm/lần. Ảnh: BVCC.

Lộ tuyến cổ tử cung gây ung thư, vô sinh?

Đây là một trong những thông tin được lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, bác sĩ Định cho hay cách hiểu này không chính xác. Lộ tuyến cổ tử cung là trạng thái sinh lý xuất hiện khi cơ thể phụ nữ có thay đổi nội tiết tố Estrogen do buồng trứng sản sinh. Nữ giới đến tuổi sinh đẻ và sử dụng thuốc nội tiết như thuốc tránh thai cũng có thể gây lộ tuyến cổ tử cung. Một số trường hợp khác hiếm gặp hơn là lộ tuyến cổ tử cung bẩm sinh.

Do đó, theo bác sĩ Định, lộ tuyến cổ tử cung không phải bệnh do viêm nhiễm phụ khoa và cũng không gây ung thư hay vô sinh. Chúng ta không nên lo lắng thái quá và cần sàng lọc sớm để có kết quả đáng tin cậy.

Dấu hiệu quan trọng số một để nhận biết ung thư cổ tử cung là xuất huyết âm đạo bất thường, nhất là sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, bệnh nhân gặp vấn đề về tiểu, đại tiện khi tế bào ung thư xâm lấn ra các cơ quan khác.

Hiện nay, phương pháp thường dùng để phát hiện ung thư vùng kín cho phụ nữ là làm xét nghiệm tìm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP). Nó giúp tìm kiếm những tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung. Đây là những tế bào bắt đầu có những biến đổi đầu tiên. Phụ nữ có thể bắt đầu tầm soát xét nghiệm này từ 21 tuổi.

Ngoài xét nghiệm PAP, chúng ta nên làm thêm xét nghiệm tìm virus HPV ở cổ tử cung (HPV test). Bởi đây là nguyên nhân chính gây căn bệnh này. Nếu xét nghiệm PAP bình thường, nguy cơ biến đổi tế bào và xuất hiện ung thư cổ tử cung là rất thấp. Nếu PAP và HPV test cho kết quả bình thường, bạn chỉ cần làm lại các xét nghiệm theo chu kỳ 3 năm/lần.

Ung thư cổ tử cung không thể phòng ngừa 100%. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách tiêm phòng vaccine (đặc biệt với phụ nữ dưới 26 tuổi), hạn chế số lượng bạn tình và sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 5 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 7 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 8 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 21 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Top