4 điều quan trọng cần chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu
Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều yếu tố cần chuẩn bị trước khi mang thai để đảm bảo tỷ lệ thụ thai cũng như sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Mang thai và sinh nở là bước ngoặt cực kỳ quan trọng trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, đặc biệt là lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, với các chị em phụ nữ mang thai lần đầu tiên, cần đặc biệt chú ý đến 4 điều sau:
1. Khám tiền sản
Khám tiền sản là bước cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá bạn nên mang thai vào thời điểm đó hay không và cần chuẩn bị những gì để mẹ và bé đều khỏe mạnh, hạn chế tối đa biến chứng thai kỳ, dị tật bẩm sinh. Bạn nên khám tiền sản càng sớm càng tốt, thậm chí là ngay khi có ý định kết hôn.
Khám tiền sản bao gồm khám sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản. Với khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu, thiếu sắt, bị tiểu đường, hay các bệnh về đường máu có khả năng lây truyền sang con khi mang thai hay không.
Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tìm kháng thể đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai kỳ như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B.
Còn khi khám sức khỏe sinh sản, thường sẽ phải thực hiện trên cả vợ và chồng. Chị em sẽ trải qua các bước kiểm tra từ đơn giản đến chuyên sâu nhằm đánh giá khả năng thụ thai, phát hiện các di truyền bất thường có thể di truyền sang con, các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục như viêm gan B, HIV, giang mai…
2. Tiêm phòng
Trước khi quyết định mang thai, chị em phụ nữ nên tiêm ít nhất 4 mũi vaccine dự phòng quan trọng sau:
- Sởi, quai bị, rubella: tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
- Thủy đậu: tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
- Cúm: tiêm trước khi mang thai 1 tháng.
- Viêm gan B: tiêm đủ ba mũi trước mang thai 7 tháng (mũi hai cách mũi một 1 tháng, mũi 3 cách mũi hai 6 tháng). Nên xét nghiệm trước khi tiêm, nếu bạn đủ kháng thể không cần tiêm.
3. Chế độ ăn uống và thể dục
Khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng. Không chỉ bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như chế phẩm từ sữa, thịt bò, thịt gà, trứng gà… mà còn cần ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi. Đặc biệt, cần tăng cường bổ sung sắt, axit folic, canxi và các loại vitamin.
Dù là thói quen và sở thích phổ biến ở người trẻ tuổi, nhưng các chị em chuẩn bị mang thai lần đầu nên hạn chế các thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine và bia rượu. Nếu vẫn không thể bỏ được cà phê, hãy nhớ không được uống quá 200ml mỗi ngày.
Ngoài ra, đừng thức khuya và cố gắng ngủ ít nhất 6 tiếng 1 ngày, giữ cân nặng ổn định. Vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng nhưng đều đặn, tăng cường sự dẻo dai như yoga, thiền, bơi lội, đạp xe, chạy bộ…
4. Chuẩn bị tâm lý
Ngoài sức khỏe thì tâm lý là yếu tố rất quan trọng khi quyết định mang thai và sinh nở. Rất nhiều chị em trẻ đang quen với cuộc sống tự do tự tại, thoải mái hoặc cảnh ân ái “vợ chồng son” nên khó thích ứng với việc mang thai trong lần đầu.
Điều này dẫn đến việc mặc dù có kế hoạch cho việc mang thai nhưng họ vẫn luôn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, dễ thay đổi và cảm thấy mình chưa sẵn sàng. Cũng có nhiều phụ nữ cũng mắc chứng “trầm cảm sớm” do quá mong mỏi có con hoặc kỳ vọng quá nhiều sau cuộc sống hôn nhân.
Các chuyên gia cho biết, cách tốt nhất để chuẩn bị tâm lý cho lần đầu tiên mang thai là chỉ có thai khi cả vợ và chồng đều sẵn sàng, vui vẻ và khỏe mạnh để đón nhận đứa bé. Đồng thời, người mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ về cách tính ngày thụ thai, các dấu hiệu thai kỳ, cách chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ và nuôi dạy trẻ ngay từ sớm để giảm bớt áp lực về tâm lý.
Ngoài ra, bản thân việc tâm lý không thoải mái hay chưa sẵn sàng cũng góp phần làm giảm tỷ lệ thụ thai và tăng chứng trầm cảm sau sinh. Cũng nên học cách điều chỉnh cảm xúc, tìm cho mình 1 sở thích lành mạnh để nuôi dưỡng tâm hồn, giữ sức khỏe tinh thần ổn định cho cả mẹ và bé.
7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn
Dân số và phát triển - 28 phút trướcNhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.