4 lưu ý giúp giảm đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là một tình trạng phổ biến, bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng rõ ràng như đau nhức dữ dội, tê bì, hoặc yếu cơ. Bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa thường được mô tả là cơn đau xuất phát từ lưng dưới, lan xuống chân, và thường do các nguyên nhân như chấn thương, kích thích, viêm, hoặc chèn ép dây thần kinh tại vùng lưng dưới.
Đau thần kinh tọa thường biểu hiện qua nhiều triệu chứng đa dạng, từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương dây thần kinh. Cảm giác đau có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường đi của dây thần kinh, từ lưng dưới, qua hông, mông hoặc xuống chân.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa bao gồm:
- Chấn thương: Tổn thương ở lưng dưới hoặc cột sống.
- Lão hóa: Quá trình lão hóa gây hao mòn xương, đĩa đệm, và dây chằng.
- Thừa cân: Tăng áp lực lên cột sống, dẫn đến căng cơ và tổn thương dây thần kinh.
- Công việc hoặc hoạt động nặng: Thường xuyên nâng vật nặng hoặc ngồi lâu dễ gây tổn thương lưng.
- Sai tư thế khi tập luyện: Các môn thể thao, đặc biệt là nâng tạ, dễ làm tổn thương dây thần kinh tọa nếu thực hiện sai tư thế.
- Tiểu đường: Gây tổn thương thần kinh, bao gồm dây thần kinh tọa.
- Viêm xương khớp : Làm tổn thương cột sống và dây thần kinh.
- Lối sống lười vận động: Làm giảm sự linh hoạt, dẫn đến đau dây thần kinh tọa.
- Hút thuốc: Nicotin trong thuốc lá làm yếu xương, đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm.
Để giảm thiểu đau thần kinh tọa người bệnh cần chú ý
Một trong những nguyên nhân khiến cơn đau thần kinh tọa ngày càng trầm trọng là tư thế sinh hoạt sai cách.
Tư thế sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc chứng đau thần kinh tọa. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý đến những tư thế trong sinh hoạt hằng ngày như đứng, nâng đồ, ngồi hay nằm ngủ.
-
Đối với tư thế ngủ
Để giảm đau thần kinh tọa người bệnh cần có tư thế ngủ đúng. Bởi những cơn đau âm ỉ đến từ đau thần kinh tọa bắt nguồn từ thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ dây thần kinh.
Đau thần kinh tọa thường dẫn đến mất ngủ hoặc giấc ngủ không ngon, nguyên nhân đến từ các cơn đau, tê chạy dọc từ thắt lưng tới ngón chân, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Đối với một số người bị đau dây thần kinh tọa, ngủ nghiêng một bên có thể làm giảm tình trạng đau. Các chuyên gia khuyên những người bị đau thần kinh tọa khi ngủ nghiêng nên hơi gập đầu gối và kẹp một chiếc gối giữa hai đầu gối.
Nếu nằm ngửa khi ngủ giúp người bị đau thần kinh tọa giảm triệu chứng đau và thoải mái hơn, hãy đặt một chiếc gối dưới đầu gối.
Tuy vậy, tư thế ngủ tốt nhất cho người bị đau thần kinh tọa phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng người bệnh. Bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia, thử nhiều tư thế ngủ khác nhau, từ đó tìm ra tư thế thích hợp và thoải mái nhất.
-
Thói quen nâng đồ đúng
Thông thường khi nâng đồ nặng hay nhẹ nhiều người có thói quen với gắng sức, tư thế với đồ vật,... điều này không tốt cho những bệnh nhân mắc xương khớp trong đó có bệnh nhân đau thần kinh tọa.
Người bệnh cần có tư thế nâng vật đúng cách để tránh chấn thương cho cơ, khớp và đĩa đệm ở lưng dưới.
Khi cần nâng đồ, người bị đau thần kinh tọa nên thực hiện theo các bước sau: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, lưng thẳng, bụng hóp. Gập đầu gối, hạ hông xuống và ngồi xổm, giữ cho lưng vẫn thẳng. Dùng tay để nhấc vật lên, vẫn giữ cho lưng thẳng. Đứng lên, từ từ di chuyển vật đến vị trí cần thiết.
Nếu thực hiện đúng cách, bạn sẽ giảm nguy cơ bị đau cơ, khớp và đĩa đệm, nhất là đau thần kinh tọa.
-
Thói quen ngồi đúng
Với người bệnh đau thần kinh tọa ngồi làm việc nhiều hoặc ngồi không đúng sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm vì vậy nếu ngồi nhiều nên chọn một chiếc ghế có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay.
Để hỗ trợ lưng thấp tốt hơn, hãy đặt một chiếc gối hoặc khăn tắm cuộn tròn ở phần nhỏ của lưng để giữ cho lưng cong bình thường. Bởi khi ngồi, cột sống chúng ta có thể bị cong nhẹ hơn so với khi đứng. Theo thời gian, tình trạng này có thể tạo áp lực lên phần dây thần kinh tọa và đĩa đệm ở lưng dưới, gây đau lưng. Để giảm áp lực lên dây thần kinh tọa khi ngồi, hãy ngồi thẳng, vai về sau và lưng đẩy xuống.
- Một số lưu ý khác giảm thiểu đau thần kinh tọa
Ngoài việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị y tế, người bị đau thần kinh tọa cũng cần lưu ý một số điều trong sinh hoạt để giúp giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa bệnh tái phát, như:
- Ăn uống lành mạnh: Người bị đau thần kinh tọa nên ăn uống lành mạnh để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó giúp giảm viêm và đau nhức. Các loại thực phẩm giàu protein, omega-3, magie,… là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị đau thần kinh tọa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, uống các loại đồ uống có chứa cồn, caffeine,…
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Người bệnh nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm và tránh đứng, ngồi hoặc đi lại quá lâu.
- Tránh các tư thế gây đau: Một số tư thế có thể gây áp lực lên cột sống và dây thần kinh tọa, khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh nên tránh các tư thế như ngồi vắt chéo chân, ngồi khom lưng, cúi người về phía trước, nâng vật nặng,…
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp, từ đó hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa.
Nếu cơn đau thần kinh tọa không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Vì sao trẻ hay bị đau xương khớp khi dậy thì?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐộ tuổi dậy thì cũng là lúc cơ thể phát triển với tốc độ nhanh, có thể khiến trẻ gặp phải tình trạng đau xương khớp ở lứa tuổi này.
Một xét nghiệm máu mới chẩn đoán sớm lạc nội mạc tử cung
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCác nhà nghiên cứu Australia phát triển xét nghiệm mới để chẩn đoán tình trạng lạc nội mạc tử cung.
Cụ bà hưởng thọ 123 tuổi, con cháu nói: “Không thể dục hay thuốc bổ, cụ chỉ tuân thủ BA KHÔNG”
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcLà một trong những người có tuổi thọ cao nhất Trung Quốc, nhiều người cho rằng cụ Lin Shemu sẽ có những bí quyết giữ gìn sức khỏe khắt khe. Tuy nhiên, sự thật thì ngược lại.
Cẩn trọng viêm tuỵ cấp do ăn nhiều chất béo, bia rượu, lười vận động
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcThực phẩm có nhiều dầu mỡ, béo phì do lười vận động và rượu bia là những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm tụy cấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hẹp bao quy đầu và những chú ý về dinh dưỡng sau phẫu thuật
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCắt bao quy đầu được xem là thủ thuật đơn giản để điều trị hẹp bao quy đầu. Sau phẫu thuật người bệnh cần tuân thủ chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.
5 điều tuyệt đối không nên làm để bảo vệ 'vùng kín'
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcLối sống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe âm đạo, vì vậy chị em hãy tránh những việc làm dưới đây để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh.
Mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, Bộ Y tế đề xuất không xử lý kỷ luật với công chức, đảng viên sinh con thứ 3
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Đây là đề xuất được đưa ra trong bối cảnh mức sinh tại Việt Nam đang giảm thấp nhất lịch sử. Nếu mức sinh tiếp tục giảm và kéo dài sẽ tác động trực tiếp tới quy mô, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lao động, già hóa dân số nhanh, tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Công bố kết quả cuộc thi Sáng tác Logo ngành Dân số
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo cơ cấu giải thưởng quy định tại Thể lệ của cuộc thi, Ban Tổ chức đã chọn ra được 1 Giải nhất và 05 giải Khuyến khích để trao giải.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác truyền thông dân số
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình trong bối cảnh hiện nay được xem là yêu cầu trọng tâm, bức thiết đối với ngành dân số Thanh Hóa.
5 phương pháp phổ biến điều trị ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc lựa chọn hướng điều trị ung thư buồng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là 5 phương pháp phổ biến được sử dụng để điều trị ung thư buồng trứng.
Cụ bà hưởng thọ 123 tuổi, con cháu nói: “Không thể dục hay thuốc bổ, cụ chỉ tuân thủ BA KHÔNG”
Dân số và phát triểnLà một trong những người có tuổi thọ cao nhất Trung Quốc, nhiều người cho rằng cụ Lin Shemu sẽ có những bí quyết giữ gìn sức khỏe khắt khe. Tuy nhiên, sự thật thì ngược lại.