Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 nguyên tắc làm "người bệnh tốt" để khoẻ mạnh mà không lạm dụng thuốc

Thứ sáu, 14:10 13/10/2017 | Sống khỏe

Mong các bạn nắm được nguyên tắc không cực đoan: Hãy và chỉ dùng thuốc khi cần thiết, theo đúng chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, không lạm dụng, nhưng cũng đừng sợ thuốc.

Chúng ta sống trong một đất nước/một thời đại có sự lạm dụng thuốc rất cao. Vì vậy mỗi khi có một ai đó viết chia sẻ về một vài bác sĩ ko lạm dụng kháng sinh, hoặc chống việc lạm dụng thuốc thường được rất nhiều cha mẹ chia sẻ, đồng tình... vì đánh đúng vào tâm lý sợ lạm dụng thuốc của các bạn.

Bản thân tôi cũng chống lại việc lạm dụng thuốc (mà tôi nghĩ đa phần bác sĩ đều như vậy trừ một số người thiếu đạo đức nghề nghiệp hoặc trình độ quá kém).

Vì đúng là lạm dụng thuốc kháng sinh thì dễ bị nhờn thuốc, sự lạm dụng kháng sinh là một trong những yếu tố chính gây ra vi khuẩn kháng thuốc hoàn toàn hoặc bán phần, là vấn đề đau đầu cho ngành y và cả nhân loại hiện nay.

Lạm dụng và dùng sai nhóm thuốc chứa corticoide có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và nhiều tác dụng phụ khác, còn nhóm thuốc cảm cúm, hạ sốt... nhiều khi tưởng rất thông thường nhưng cũng có thể làm hại đến gan thận và xa hơn là có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Nhưng nếu bị bệnh mà không được dùng thuốc đúng, thì cũng có thể hại đến sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm cả sinh mạng chắc các bạn đều biết.

Nhiều bạn lo sợ việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, nhưng các bạn nên biết, dùng thuốc đúng cách, đúng lúc, cũng là một cách hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể vào thời điểm đó. Khi hệ miễn dịch không bị "đánh" cho suy yếu quá sau mỗi lần bệnh, thì sự phục hồi của cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều.

Ngoài ra còn có sự khác biệt giữa mỗi con người, cùng một thứ bệnh đó, nhưng có người không cần dùng thuốc cũng khỏi, có người bắt buộc phải dùng (ví dụ như trẻ sơ sinh, đẻ non, hoặc vì lý do gì đó mà có hệ miễn dịch rất kém, thì khác với trẻ khoẻ mạnh bình thường...).

Vì vậy, tôi viết bài này, chỉ mong các bạn nắm được nguyên tắc không cực đoan: HÃY VÀ CHỈ DÙNG THUỐC KHI CẦN THIẾT, theo đúng chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc, không lạm dụng, nhưng cũng đừng sợ thuốc quá dẫn đến những ứng xử cực đoan.

Vấn đề là các bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức, kinh nghiệm về sức khoẻ để có thể thực hiện được nguyên tắc này.

BS Nguyễn Thu Hằng: 4 nguyên tắc làm người bệnh tốt để khoẻ mạnh mà không lạm dụng thuốc - Ảnh 1.

Nguyên tắc thứ nhất

Để trẻ con có được một hệ miễn dịch tốt, một sức khoẻ tốt, thì hãy tuân theo một số nguyên tắc sau :

- Ngay từ khi có con trong bụng, mẹ cần được sống trong môi trường yên tĩnh, trong sạch nhất có thể được, tinh thần thoải mái, ăn uống, ngủ nghỉ cân bằng.

- Con ra đời, hãy cố gắng tạo cho con một môi trường sống tốt, cuộc sống vui vẻ, tinh thần thoải mái. Tinh thần có ảnh hưởng rất nhiều đến hệ miễn dịch chắc các bạn cũng biết.

- Chăm sóc môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh, thông thoáng, tránh bụi bặm, tránh ồn ào, tránh khói thuốc lá, tránh mùi bia rượu.

- Cho trẻ tiếp xúc dần dần với môi trường xã hội, không bao bọc quá, nhưng cũng đừng vội vàng thoải mái quá mức.

- Chế độ ngủ, nghỉ ngơi, sinh hoạt cân bằng.

- Ăn uống cân bằng, đủ chất, không thừa quá cũng không thiếu. Ăn đồ ăn sạch nhất có thể được.

- Tránh ăn thực phẩm chế biến nhiều quá, vì trong thực phẩm chế biến ngoài lượng đường và muối rất khó kiểm soát, thì thường có thêm một lượng chất đạm công nghiêp, hoặc chất bảo quản, chất điều vị... là các thành phần có thể gây dị ứng và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.

- Lúc con còn nhỏ, thì xoa người cho con hàng ngày, đặc biệt dọc hai bên sống lưng, và gan bàn chân hai bên là nơi có nhiều hạch bạch huyết và các điểm huyệt quan trọng theo đông y, làm tăng miễn dịch cho trẻ.

- Vào các thời kì chuyển mùa, hoặc khi đi du lịch xa, hoặc khi xung quanh có nhiều trẻ bị ốm… bạn có thể cho con dùng thêm chút vitamin tổng hợp với liều lượng bằng nửa liều quy định trong khoảng chừng từ một đến hai tuần.

BS Nguyễn Thu Hằng: 4 nguyên tắc làm người bệnh tốt để khoẻ mạnh mà không lạm dụng thuốc - Ảnh 2.

Nguyên tắc thứ hai

Khi con có dấu hiệu ốm nhẹ, như hắt hơi sổ mũi, ấm đầu nhẹ, mà không sốt cao, không quấy khóc nhiều quá, vẫn ăn ngủ được, đại tiểu tiện bình thường, trên da không có vết mẩn đỏ, mắt không có tia vằn đỏ, không có biểu hiện nôn trớ…. thì bạn có thể để con ở nhà, theo dõi cẩn thận, dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển tinh lọc để rửa mũi cho con thật sạch, con lớn trên hai tuổi có thể dạy con súc họng bằng nước muối pha loãng 2-3 lần /ngày.

Ăn đủ nhưng nhẹ, dễ tiêu, không ăn đồ lạnh, đồ ăn lạ, cho con uống đủ nước… chơi trò chơi nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể được.

Cũng có thể cho con dùng thêm chút vitamin tổng hợp theo liều quy định khoảng chừng từ một đến hai tuần.

Nếu có dấu hiệu gì bất thường cần cho con đi khám ngay.

Nguyên tắc thứ ba

Khi con có một trong số các biểu hiện nặng sau đây: Sốt cao, khó thở, thờ khò khè, ăn uống kém, nôn oẹ, quấy khóc, đại tiểu tiện ko bình thường, đầy bụng, da nổi mẩn đỏ, đau đầu, đau bụng, đau ngực… thì cần đi khám hoặc mời bác sĩ tới nhà ngay.

Và lúc này, thì nên theo đúng chỉ định, lời khuyên của bác sĩ. Nếu còn thắc mắc gì, bạn nên trao đổi với chính người thầy thuốc đã khám cho con bạn, mọi lời khuyên bên ngoài lúc này chỉ có giá trị để tham khảo mà thôi.

Bạn hãy nhớ, một người thầy thuốc dù giỏi đến đâu, nhưng nếu không chịu khó trao đổi với bệnh nhân, thì cũng rất dễ trở thành thầy thuốc tồi.

Vì vậy, để không bị rơi vào tình trạng nửa tin nửa ngờ đối với bác sĩ, các bạn nên tìm trước vài bác sĩ tin cậy, thực sự tốt ở khu vực bạn sống, đừng để đến khi con bệnh mới cuống lên. Vì chỉ có chuẩn bị tốt, thì bạn mới có thể là bệnh nhân tốt, phối hợp tốt với bác sĩ được.

Theo tôi, một người thầy thuốc tốt là người thầy thuốc:

1) Biết chẩn đúng bệnh, hoặc ít nhất cũng có định hướng giải quyết đối với các ca bệnh khó/phức tạp.

2) Biết lắng nghe, trao đổi, làm cho bạn yên tâm đi theo con đường trị liệu mà họ vạch ra;

3) Biết thay đổi khi cần thiết, tức là không cực đoan;

4) Bỏ chút thì giờ để giải thích cho bạn vì sao cần làm thế nọ mà không phải là thế kia, hướng dẫn cụ thể cách chữa trị cho bạn.

5) Sử dụng cách điều trị đơn giản, phù hợp nhất cho người bệnh, không chạy theo quảng cáo thuốc nọ kia, không đi theo các con đường cực đoan...

Còn người bệnh tốt là người bệnh:

1) Biết đi bác sĩ đúng lúc;

2) Biết kể bệnh đầy đủ, không dài dòng quá nhưng cũng đừng cộc lốc quá (muốn vậy, có thể bạn cần ghi chép lai triệu chứng bệnh và những câu hỏi bạn muốn hỏi trước khi đến bác sĩ).

3) Không tự ý dùng thuốc phức tạp;

4) Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc số ngày sử dụng; 5) Dám/biết trao đổi với thầy thuốc;

6) Biết cách phòng tránh bệnh;

7) Chịu khó tập luyện rèn luyện sức khoẻ.

BS Nguyễn Thu Hằng: 4 nguyên tắc làm người bệnh tốt để khoẻ mạnh mà không lạm dụng thuốc - Ảnh 4.

Nguyên tắc thứ tư

- Khi con khỏi bệnh, cần cho con chế độ chăm sóc đặc biệt hơn chút để giúp cơ thể ổn định.

- Yêu thương, chăm sóc, âu yếm con thật nhiều để con được vui vẻ. Cha mẹ và người nhà đừng nên rầu rĩ quá làm mất tinh thần chung...

- Cho con khám sức khoẻ định kì ngay cả khi con khoẻ mạnh.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 23 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Top