Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

Thứ hai, 11:06 05/08/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Do vậy mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và các biến chứng.

Thanh niên 20 tuổi đau đầu uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện đột quỵ nãoThanh niên 20 tuổi đau đầu uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện đột quỵ não

GĐXH - Đi khám vì đau đầu, uống thuốc mãi không khỏi, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm bởi nguy cơ tử vong cao, thời gian tử vong nhanh, trường hợp được cứu sống có thể để lại di chứng nặng nề... Điều đáng ngại là nếu trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa ở nhóm người dưới 50 tuổi. Nhiều ca bệnh, bệnh nhân mới 18-20 tuổi.

Ngủ dậy thấy dấu hiệu này cần đề phòng đột quỵ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thế nào là đột quỵ?

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cấp máu đến não bị tắc nghẽn. Não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, khiến các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Đột quỵ vào sáng sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bại liệt, suy giảm nhận thức, trầm cảm… thậm chí gây tử vong cho người bệnh.

Có hai loại đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết:

Đột quỵ thiếu máu não: Còn gọi là thiếu máu não, là tình trạng động mạch não bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ dẫn đến lượng máu lên não bị giảm đột ngột. Tình trạng này chiếm phần lớn các cơn đột quỵ, khoảng 85%.

Đột quỵ xuất huyết: Còn gọi là xuất huyết nội sọ, đây là loại đột quỵ hiếm gặp hơn (xảy ra khoảng 15% trường hợp). Nó xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ đột ngột khiến máu tràn vào nhu mô não, gây tổn thương não.

Cảnh giác thời điểm dễ bị đột quỵ nhất trong ngày

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã công bố kết quả của một nghiên cứu gần đây về đột quỵ, cho thấy nguy cơ bị đột quỵ của một người cao hơn gần 80% trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa so với các thời điểm khác trong ngày.

Các loại đột quỵ có xu hướng tăng 49% trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, tương đương nguy cơ thông thường tăng 79% so với nguy cơ của 18 giờ còn lại trong ngày. Khi so sánh, nhóm nghiên cứu nhận thấy số cơn đột quỵ xảy ra từ nửa đêm đến 6 giờ sáng thấp hơn 35% so với 18 giờ còn lại trong ngày.

Các nhà nghiên cứu giải thích, nguy cơ đột quỵ tập trung vào buổi sáng là bằng chứng của “sự thay đổi chu kỳ sinh học”, tức là nguy cơ đột quỵ thay đổi theo nhịp chu kỳ sinh học 24 giờ của cơ thể.

Ngủ dậy thấy dấu hiệu này cần đề phòng đột quỵ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Ai có nguy cơ bị đột quỵ?

Theo các chuyên gia, huyết áp cao được xem là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất xảy ra đột quỵ nên kiểm soát huyết áp là chìa khóa giúp phòng ngừa đột quỵ. Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Tim mạch châu Âu kết luận rằng, dùng thuốc huyết áp trước giờ đi ngủ đã giúp giảm một nửa nguy cơ đột quỵ. Biện pháp này cũng giúp giảm 34% nguy cơ đau tim và 42% nguy cơ suy tim.

Ngoài ra, các bệnh lý như đái tháo đường, béo phì, thiếu máu não cục bộ thoáng qua, tiền sử bệnh lý tim mạch, căng thẳng thần kinh… cũng là những nguy cơ có thể dẫn tới đột quỵ. Để phát hiện sớm và ngăn chặn những vấn đề này, mỗi người nên thăm khám tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm.

4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ 

Phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ rất quan trọng để có thể điều trị kịp thời, điều này đặc biệt cần thiết đối với mỗi bệnh nhân bị đột quỵ. Bỏ lỡ "thời điểm vàng" để cấp cứu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể sớm nhận biết bệnh bằng cách theo dõi 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ sau:

Hiện tượng hoa mắt và chóng mặt đột ngột

Đây có thể là dấu hiệu của sự giảm máu lên não. Khi máu không đủ lưu thông đến não, bệnh nhân sẽ cảm thấy choáng váng và có nguy cơ té ngã. Tình trạng này không chỉ gây tổn thương về cả sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của họ, tạo ra sự lo lắng và bất an.

Rối loạn giấc ngủ, kèm theo đau đầu kéo dài

Bạn cần đặc biệt lưu ý đến một trong 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ này. Khi cơ thể mệt mỏi và buồn nôn, đau đầu, rối loạn giấc kéo dài, đây chính là một dấu hiệu khác của đột quỵ. Sự gián đoạn trong giấc ngủ kéo dài có thể gây ra mất ngủ, tăng nguy cơ mệt mỏi, khó tập trung và có thể là cảnh báo cho một cơn đột quỵ sắp xảy ra.

Đau đầu dữ dội và buồn nôn ban đêm

Đây cũng có thể là một trong 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ, biểu hiện của sự tăng độ nhớt của máu, dẫn đến hình thành huyết khối và tắc nghẽn máu não. Đây là một biến chứng phổ biến của đột quỵ, đặc biệt là khi các triệu chứng xuất hiện vào thời điểm nghỉ ngơi và giấc ngủ của bệnh nhân.

Cảm giác tê cứng hoặc mệt mỏi ở tay và chân

Nếu bạn thấy triệu chứng này xuất hiện thường xuyên, đặc biệt khi chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, có thể đây là dấu hiệu của một cơn đột quỵ. Sự giảm cảm giác và sức mạnh trong một bên của cơ thể cũng có thể xuất hiện cùng với các triệu chứng này.

Ngoài ra, các triệu chứng khác như giảm thị lực, chảy nước dãi một bên, mắt xếch, nhếch miệng, mắt mờ, khó phát âm hoặc khó di chuyển cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ và không nên bị bỏ qua.

Ngủ dậy thấy dấu hiệu này cần đề phòng đột quỵ - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Những việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

Thức dậy từ từ

Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, đừng vội bật dậy và thay quần áo ngay. Bạn nên nằm trên giường thêm 5 phút để các cơ quan của cơ thể từ từ thức dậy. Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể là khác nhau, nên hành động bật dậy ngay lập tức hoặc ngồi dậy đột ngột khiến não bị "sốc", dẫn tới việc máu chưa cung cấp lên não đủ, có thể dễ dàng gây xuất huyết não.

Duỗi thẳng tay chân

Thay vì mặc quần áo ngay thì bạn có thể nằm trên giường, duỗi thẳng tay chân một lúc. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, cơ thể vẫn chưa được linh hoạt, lưu lượng máu còn chậm. Vì vậy, việc duỗi thẳng tay chân lúc này sẽ giúp tăng tốc độ lưu thông máu trong cơ thể.

Từ từ đứng dậy

Sau khi thực hiện 2 bước trên, bạn hãy từ từ đứng dậy và rời khỏi giường. Bạn sẽ cảm nhận được đầu óc lúc này rất tỉnh táo và sảng khoái. Nếu đầu óc vẫn đang "nửa tỉnh nửa mê" thì không thể bắt đầu một ngày mới làm việc hiệu quả được.

Đối với người trung niên hoặc cao tuổi, việc đứng dậy từ từ sẽ hạn chế chuyện té ngã. Do vậy, bạn cần phải đợi cho đến khi não hoàn toàn tỉnh táo, cung cấp đủ máu lên não thì mới rời khỏi giường.

Uống một ly nước sau khi thức dậy

Buổi sáng chính là thời điểm vàng cho sức khỏe. Sau khi đã thực hiện xong ba động tác trên, hãy đi vệ sinh và uống một ly nước lọc. Việc uống một ly nước sau khi ngủ dậy có thể giúp làm loãng máu đồng thời ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý về mạch máu não, tim mạch, táo bón…

Bên cạnh đó, bạn nên hình thành thói quen đứng cạnh cửa sổ để hít thở bầu không khí trong lành mỗi buổi sáng để có một sức khỏe tốt và năng lượng tràn đầy bắt đầu ngày mới.

Người phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh nàyNgười phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh này

GĐXH - Người phụ nữ 72 tuổi đã trải qua 2 cơn đột quỵ nhồi máu não liên tiếp chỉ trong vòng 48 giờ do biến chứng rung nhĩ may mắn được cứu sống và phục hồi hoàn toàn nhờ vào sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ.

Người đàn ông 56 tuổi ở Phú Thọ đột quỵ não thường xuyên có thói quen xấu này, bác sĩ khuyến cáo nên bỏ càng sớm càng tốtNgười đàn ông 56 tuổi ở Phú Thọ đột quỵ não thường xuyên có thói quen xấu này, bác sĩ khuyến cáo nên bỏ càng sớm càng tốt

GĐXH - Người đàn ông ở Phú Thọ hôn mê sâu do đột quỵ có tiền sử tăng huyết áp và lạm dụng rượu.

Người tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lầnNgười tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lần

GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường đặc trưng là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, lâu dần sẽ dẫn tới biến chứng ở các cơ quan khác trong cơ thể, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tử vong.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão

3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Bệnh do muỗi truyền thường gặp tại Việt Nam gồm có: sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản và sốt rét. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ.

Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ

Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Môi trường sau mưa lũ là điều kiện thuận lợi phát sinh nhiều bệnh dịch, trong đó có một số bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, cảm mạo… Y học cổ truyền có một số bài thuốc trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ.

Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân

Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bánh trung thu nếu ăn không đúng cách có thể gây ra các vấn đề như tăng đường huyết, tăng cân, tăng huyết áp, tăng cholesterol... gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Cách dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP đúng và hiệu quả

Cách dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP đúng và hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hiện nay, hiệu quả diệt trừ vi khuẩn HP của các phác đồ đang suy giảm. Nguyên nhân do đâu và có cách nào để sử dụng thuốc đúng?

Loại hạt giúp bảo vệ tim mạch, hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường nhưng nhiều người không biết

Loại hạt giúp bảo vệ tim mạch, hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường nhưng nhiều người không biết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Loại quả này phổ biến trong thực đơn giảm cân, giúp hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường, nhưng không phải ai cũng biết nên uống thế nào để tốt cho sức khỏe.

Gia đình 3 người mắc ung thư tuyến tụy sau khi ăn 1 món tự làm trong nhiều năm, người vợ khóc thảm: Tất cả là lỗi của tôi!'

Gia đình 3 người mắc ung thư tuyến tụy sau khi ăn 1 món tự làm trong nhiều năm, người vợ khóc thảm: Tất cả là lỗi của tôi!'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Qua câu chuyện đau lòng của gia đình 3 người, bạn sẽ càng thấm thía ung thư tuyến tụy giỏi ngụy trang cỡ nào.

4 sai lầm khi sấy tóc phá hoại tóc và da đầu, dễ gây suy giảm thính giác

4 sai lầm khi sấy tóc phá hoại tóc và da đầu, dễ gây suy giảm thính giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Không phải ai cũng biết rằng, sấy tóc sai cách ngoài hại tóc và da đầu còn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe khác.

Thanh niên 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận cấp thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận cấp thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Hối hận vì thói quen ăn uống xấu của mình, anh Hạo chia sẻ: "Rất nhiều người trẻ, bận rộn cũng có thói quen uống nước ngọt tăng lực như tôi và tôi hy vọng mọi người sớm thay đổi trước khi quá muộn”.

3 lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

3 lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Mưa bão và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Nếu sử dụng những thực phẩm này con người rất dễ bị ngộ độc.

Các thuốc tiêu hoá cần có trong và sau mùa mưa lũ

Các thuốc tiêu hoá cần có trong và sau mùa mưa lũ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Trong và sau khi mưa lũ, do môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm nên dễ dẫn đến các bệnh tiêu hóa. Các bệnh đó là gì và thuốc nào để điều trị?

Top