Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 cách dùng dầu ăn tốt cho sức khỏe ai cũng cần biết

Thứ sáu, 08:00 27/11/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet – Thói quen sai lầm khi sử dụng dầu ăn hầu hết mọi người đều đang mắc phải. Những thói quen đó tuy nhiều người đã biết nhưng vì “tiếc của” đã cố tình làm ngơ.

Dầu ăn và các chất béo nói chung là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng lớn nhất cho cơ thể: 9 kcal/g so với 4 kcal/g do các chất đạm, đường, bột cung cấp dầu ăn là dung môi của các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. Ngoài ra, dầu ăn còn là nguồn cung cấp các acid béo thiết yếu giúp cơ thể tăng trưởng, da dẻ mịn màng, ít viêm nhiễm và hoàn thiện chức năng sinh sản.

Tuy nhiên, việc sử dụng dầu ăn như thế nào cho an toàn và việc tìm hiểu cách sử dụng dầu ăn đúng cách không mấy khó, nhưng không phải ai cũng dễ dàng gạt bỏ thói quen. Dưới đây là những điều cần tránh khi sử dụng dầu ăn được các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo:

Loại bỏ tâm lý “né” dầu ăn vì sợ chất béo

Dầu ăn là một loại chất béo có lợi cho cơ thể. Theo các chuyên gia, việc hạn chế hoàn toàn dầu ăn nói riêng hay chất béo nói chung không hẳn đã tốt, mà hãy cân đối số lượng và chất lượng chất béo trong bữa ăn hằng ngày để đảm bảo lợi ích cho cơ thể. Vì vậy, người nội trợ nên hiểu đúng để lựa chọn và tận dụng những đặc điểm có lợi mà dầu ăn mang lại.

Không dùng dầu ở nhiệt độ cao

Nhiệt độ cao không những phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide và các chất làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư phổi và ung thư bàng quang... Khi nhiệt độ vượt quá “điểm bốc khói” của dầu ăn, dầu sẽ bị cháy, bốc khói và có mùi khét. Vì vậy, tốt nhất là sử dụng nhiệt độ vừa phải khi nấu nướng, đặc biệt là khi chiên rán, để thực phẩm chín sâu và dầu không bị cháy.

Nếu bạn có thói quen xào nấu thực phẩm khi thấy dầu sôi, bốc khói thì nên đổi cách làm đúng là để cho chảo thật nóng, sau đó mới cho dầu vào, tiếp đến cho luôn cả thực phẩm cần nấu.

Không sử dụng dầu chiên lại nhiều lần

Bạn có biết khi dầu ăn đã qua chế biến 1 lần, đặc biệt dưới lượng lửa lớn thì các chất dinh dưỡng, nhất là các loại vitamin A, E,…đã bị phá hủy khi bạn tái sử dụng 1 lần nữa sẽ biến chúng thành chất độc như aldehyde, fatty acid oxide gây khó tiêu, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao… Nếu thường xuyên sử dụng dầu ăn theo thói quen này có làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vì khi đó các chất đã chuyển thành độc tố sẽ kích thích làm tăng chất số lượng tế bào ác tính, hình thành khối u gây ung thư.

Ngoài ra, dầu ăn sử dụng lại cũng dễ bị oxy hóa dẫn đến sự thay đổi bất lợi về mùi vị và màu sắc của món ăn.

Không gây hại khi dầu ăn bị đông đặc

Theo các chuyên gia, mỗi loại dầu ăn có một khả năng chịu đựng nhiệt độ lạnh khác nhau, hay “điểm đông” khác nhau. Dầu ăn bị đông khi nhiệt độ xuống thấp là một hiện tượng vật lý bình thường, có cơ chế tương tự như hiện tượng nước đông thành nước đá, không có biến đổi hóa học nào ảnh hưởng đến chất lượng của dầu nên không gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, không thể lấy độ đông của dầu ăn để đánh giá chất lượng của sản phẩm.

Để tránh hiện tượng dầu đông, nên bảo quản dầu ăn ở nhiệt độ 25 độ C. Khi dầu bị đông, chỉ cần ngâm chai dầu vào nước ấm, dầu sẽ quay lại trạng thái lỏng và có thể sử dụng như bình thường.

Không dùng dầu ướp thực phẩm để chiên rán

Thông thường, dầu ăn được dùng dưới 2 hình thức hoặc là xào và ướp thực phẩm hoặc dùng để chiên rán. Loại phù hợp cho chiên, rán như các loại dầu cooking vì có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng.

Còn nhưng loại như dầu vừng, dầu oliu, dầu gấc, đậu nành,… chỉ dùng để sử dụng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi vì có thể hấp thụ nhanh và làm tăng việc hấp thụ cho các chất dinh dưỡng như vitamin A, D, E, K của thực phẩm vào cơ thể.

Cách dùng dầu ăn đúng cách để không bị ung thư

Chuyên gia dinh dưỡng đưa ra những lời khuyên khi sử dụng dầu ăn trong chế biến món ăn như sau:

- Cần bảo quản dầu ở nơi thoáng mát, xa nguồn nhiệt và ánh sáng, tốt nhất ở nhiệt độ 25 độ C. Dụng cụ chứa dầu ăn nên để trong lọ thủy tinh, lọ sành, khô ráo, sạch có nắp đậy kín (không nên bảo quan dầu trong lọ kim loại vì dầu sẽ chóng hư hỏng).

– Không nên chiên dầu ăn ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến các chất trong dầu bị biến chất trở thành độc tố. Nên để nhỏ lửa khi chiên để thực phẩm chín sâu và không bị cháy.

– Không sử dụng dầu ăn chiên rán, nấu lại nhiều lần. Bạn chỉ nên dùng dầu ăn trong một lần, cần căn đủ lượng dầu cần dùng vừa đủ với nguyên liệu cho mỗi lần sử dụng để không bị thừa và không nên chắc lọc lại dầu thừa để chế biến lần sau.

– Không để lửa quá to khiến xoong, nồi, chảo bị cháy khét kết hợp với dầu ăn sẽ sản sinh ra chất độc.

– Chọn dầu ăn có thương hiệu và phân phối bởi các địa chỉ có uy tín để tránh mua phải đồ kém chất lượng.

MH (Th)/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

Sống khỏe - 3 giờ trước

Duy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

Sống khỏe - 6 giờ trước

Mặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt

7 biến chứng do thiếu sắt

Sống khỏe - 22 giờ trước

Thiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 1 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Top