Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 cách trị bỏng tại nhà bạn cần biết, đây là biến chứng nguy hiểm nếu chăm sóc vết bỏng không đúng cách

Thứ bảy, 15:17 16/09/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Tất cả các cấp độ của bỏng đều có thể gây nhiễm trùng, vì vậy cần phải rất cẩn thận khi chăm sóc các vết bỏng.

Quả na tốt nhưng ăn bao nhiêu là đủ? Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều na?Quả na tốt nhưng ăn bao nhiêu là đủ? Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều na?

GĐXH - Chỉ nên ăn khoảng 250g na mỗi ngày, tương ứng với 1 quả và chỉ nên ăn 3 lần mỗi tuần. Không nên ăn na sau bữa ăn vì có thể làm đường huyết tăng nhanh chóng.

Bỏng da hay gọi là phỏng là tai nạn phổ biến mà bạn thường gặp ở nhà. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Nếu vết bỏng nhẹ thường mất khoảng 1 - 2 tuần để chữa lành hoàn toàn. Còn nếu tổn thương sâu, bạn cần đến chuyên khoa bỏng để điều trị đúng cách.

5 cách trị bỏng tại nhà bạn cần biết, đây là biến chứng nguy hiểm nếu chăm sóc vết bỏng không đúng cách - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bị bỏng, khi nào cần gặp bác sĩ?

Dựa trên những tổn thương ở da, bỏng được chia làm 4 cấp độ:

Bỏng cấp độ 1: Da bị sưng nhẹ, đỏ nhưng không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm, ở mức độ này ít có nguy cơ để lại sẹo trên da. 

Bỏng cấp độ 2: Da bị phỏng sẽ dày lên do ảnh hưởng trực tiếp đến lớp mô da bên trong. 

Bỏng cấp độ 3: Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong, đồng thời tác động lên dây thần kinh khiến dây thần kinh bị tê liệt. Vùng da bị bỏng thường có màu xám, trắng hoặc đen. 

Bỏng cấp độ 4: Cấp độ này được xem là nguy hiểm nhất, gây ra những tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu vết bỏng bỏng của bạn ở độ 3 và độ 4, lúc này bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa để điều trị và phòng ngừa biến chứng. Chỉ có thể áp dụng cách trị bỏng tại nhà với tình trạng bỏng độ 1 và độ 2 với vết bỏng có đường kính nhỏ hơn 2,5cm.

5 cách trị bỏng tại nhà an toàn bạn nên biết

5 cách trị bỏng tại nhà bạn cần biết, đây là biến chứng nguy hiểm nếu chăm sóc vết bỏng không đúng cách - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Rửa nước lạnh

Khi gặp vết bỏng nhẹ, đầu tiên bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước lạnh trong khoảng 20 phút. Sau đó, bạn có thể rửa lại vùng da bị bỏng bằng nước và xà phòng dịu nhẹ. Như vậy sẽ ngăn tình trạng nhiễm trùng phát triển. Vì nhiễm trùng sẽ gây cản trở quá trình phục hồi thương tổn.

Chườm lạnh

Bạn đặt tấm khăn ướt hoặc một túi chườm lạnh chuyên dụng trên chỗ bỏng có thể giúp giảm đau và bớt sưng phồng da. Bạn có thể áp dụng chườm lạnh trong khoảng từ 5 – 15 phút. Hãy nhớ không nên dùng đá viên hoặc túi chườm quá lạnh đặt trực tiếp lên bề mặt da vì dễ gây kích ứng chỗ bị bỏng, cũng như hạn chế lưu thông máu khiến vết bỏng lâu phục hồi hơn.

Bôi thuốc mỡ kháng sinh

Vết bỏng hay hình thành những nốt phồng rộp, nếu bị hở hoặc vỡ, bạn có thể bôi các loại kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp da mau lành hơn. Có thể dùng một số loại thuốc như Bacitracin hay Neosporin chẳng hạn để bôi lên vùng da bị ảnh hưởng, sau đó dùng băng gạc vô trùng để băng vết thương lại.

Tránh ánh nắng mặt trời

Khi đang bị bỏng dù nặng hay nhẹ, tốt nhất bạn nên tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Vì vùng da bị bỏng sẽ trở nên rất nhạy cảm với khói bụi và ánh nắng mặt trời.

Tránh sờ chỗ da phồng rộp

Dù cảm thấy khá khó chịu nhưng bạn vẫn không nên đụng chạm đến chỗ da bị phồng rộp. Nếu bạn chọc vào chỗ da bị phồng rộp cho vỡ ra, tạo vết thương hở, có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng cho da. Trường hợp chỗ da bị phồng rộp làm bạn khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám.

5 cách trị bỏng tại nhà bạn cần biết, đây là biến chứng nguy hiểm nếu chăm sóc vết bỏng không đúng cách - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Biến chứng nguy hiểm khi chăm sóc vết bỏng không đúng cách

Tất cả các cấp độ của bỏng đều có thể gây nhiễm trùng, tuy nhiên, bỏng độ II và III có khả năng gây biến chứng cao nhất. Một số biến chứng thường gặp:

- Nhiễm trùng: Tất cả các vết bỏng đều có nguy cơ nhiễm trùng vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng da bị tổn thương. Nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến cắt cụt chi.

- Uốn ván (phong đòn gánh): Xảy ra ở mọi cấp độ của bỏng, nhiễm trùng gây ra do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani làm co cứng cơ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Ngoài ra, bỏng cấp độ nặng có thể làm hạ thân nhiệt và giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn nhịp tim, biến dạng vết sẹo và co rút, phù nề, suy đa tạng... 

Trong trường hợp bị bỏng và có các dấu hiệu đau sốt, vết loét rộng, sâu cần đưa người bị bỏng vào các cơ sở y tế ngay để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.

Loại rau không thể thiếu khi ăn lòng lợn cực tốt và cực độc, đây là 4 tác dụng phụ đáng lo nếu dùng không đúng cáchLoại rau không thể thiếu khi ăn lòng lợn cực tốt và cực độc, đây là 4 tác dụng phụ đáng lo nếu dùng không đúng cách

GĐXH - Việc ăn quá nhiều rau húng quế có thể gây ngộ độc, chất Eugenol có trong rau húng quế nếu dư thừa có thể gây ho, thở gấp và có lẫn máu trong nước tiểu.

Dạ dày bị tàn phá ra sao nếu bạn bỏ bữa tối? muốn giảm cân bữa tối cần tránh sai lầm này!Dạ dày bị tàn phá ra sao nếu bạn bỏ bữa tối? muốn giảm cân bữa tối cần tránh sai lầm này!

GĐXH - Nếu như ăn quá dư thừa dưỡng chất trong bữa tối sẽ là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh mãn tính thì việc nhịn ăn tối cũng để lại nhiều hệ lụy khôn lường.

Làm thế nào để vượt qua tâm lý hoảng loạn sau hỏa hoạn

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 13 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 17 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 18 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Top