Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 nhóm người không nên vừa ăn vừa uống

Thứ ba, 09:58 11/04/2023 | Sống khỏe

Thói quen vừa ăn vừa uống không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa mà còn có xu hướng gây tăng cân, đặc biệt gây hại cho những người mắc một số vấn đề về sức khỏe.

Theo bác sĩ Giang Quân, Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Thanh Hoa Changgung Bắc Kinh (Trung Quốc), một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Appetite của Mỹ, cho biết uống nước trong khi ăn sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn mà không hề hay biết, âm thầm gây tăng cân.

Trong nghiên cứu trên, có 44 người trưởng thành ăn trưa 1 lần/tuần ở phòng thí nghiệm trong tổng cộng 4 tuần. Mỗi bữa, họ chỉ ăn mì ống, với 4 loại trọng lượng: 400g, 500g, 600g và 700g, kèm thêm 700ml nước trong bữa ăn.

Theo GG , các tác giả đã ghi lại lượng ăn của mỗi người mỗi lần và quay video các bữa ăn của người tham gia để đếm số lần họ chuyển đổi giữa ăn mì và uống nước.

5 nhóm người không nên vừa ăn vừa uống - Ảnh 1.

Vừa ăn vừa uống nhiều nước có thể gây hại cho cơ thể. Ảnh minh họa: Aox

Kết quả cho thấy bất kể là lượng nước nhiều hay ít, những người tham gia vừa ăn vừa uống, sẽ khiến lượng thức ăn nạp vào cơ thể cũng tăng lên. Trung bình, lượng thức ăn tiêu thụ tăng 5,7g cho mỗi lần uống thêm nước trong bữa ăn.

Không chỉ làm giảm cảm giác no, uống quá nhiều nước trong bữa ăn còn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn:

- Dạ dày chứa nồng độ axit dịch vị cao để tiêu hóa thức ăn, uống nhiều nước sẽ làm loãng axit dịch vị, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

- Khi ăn, với một lượng lớn thức ăn được đưa vào, dạ dày sẽ đảm nhận chức năng chứa tạm thời. Tuy nhiên, thể tích dạ dày có hạn, sau khi uống nhiều nước, không gian trong dạ dày sẽ co lại, căng tức, thành dạ dày sẽ to lên, dễ xảy ra buồn nôn, đầy bụng và các cảm giác khó chịu khác.

Còn thành dạ dày ở trạng thái căng thẳng cao độ lâu ngày sẽ sinh ra các bệnh như giảm nhu động dạ dày, viêm dạ dày.

5 nhóm người không nên vừa ăn vừa uống - Ảnh 2.

Nước lọc cần cho cơ thể nhưng cần uống đúng cách. Ảnh: Wholelifechallenge

Năm kiểu người không nên vừa ăn vừa uống

1. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bị thiểu năng cơ vòng thực quản dưới, uống nhiều nước trong khi ăn dễ làm tăng áp lực trong dạ dày, các chất trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, làm nặng thêm triệu chứng trào ngược axit, ợ chua.

2. Người già

Chức năng tiêu hóa của người già yếu, nhu động dạ dày bị suy giảm, khi ăn mà uống quá nhiều nước dễ gây khó chịu dạ dày, không có lợi cho tiêu hóa.

3. Trẻ nhỏ

Khoang dạ dày của trẻ rất nhỏ, nếu uống nước cùng lúc có thể dẫn đến lượng thức ăn không đủ, gây suy dinh dưỡng. Vì vậy, khi ăn không nên cho trẻ uống quá 300ml nước và canh.

4. Bệnh nhân liệt dạ dày do tiểu đường

Bệnh nhân bị liệt dạ dày do tiểu đường, còn được gọi là chậm làm rỗng dạ dày, tức sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non bị chậm lại hoặc dừng lại dù không có gì cản trở dạ dày hay ruột non.

Trong trường hợp này, dây thần kinh phế vị kiểm soát các cơ của dạ dày và ruột non bị tổn thương, dẫn đến chuyển động của thức ăn bị chậm hoặc ngừng lại. Các tế bào khác trong dạ dày cũng có thể bị tổn thương và khiến dạ dày ngừng làm rỗng các chất bên trong.

Bệnh nhân dễ bị buồn nôn và khó chịu vùng bụng trên sau khi ăn, những bệnh nhân này nên uống càng ít nước khi ăn càng tốt.

5. Người mắc bệnh răng miệng

Những người mắc bệnh răng miệng không thể nhai kỹ thức ăn do các vấn đề như đau khi nhai, mất răng. Nếu uống nhiều nước trong khi ăn, thức ăn sẽ không được nhai kỹ, sau khi nuốt sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm dạ dày mạn tính.

Vậy uống nước như thế nào là đúng cách khi ăn cơm?

Theo lời khuyên của chuyên gia, bạn nên uống nước trước khi ăn, hợp lý nhất là nửa tiếng và uống sau 1 tiếng khi ăn. Điều này cho phép các axit clohydric có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn một cách hợp lý và ngăn chặn sự hình thành của khí, acid và đầy hơi.

Ngoài ra, bạn có thể uống vài ngụm nước trong khi ăn, tốt nhất là nước ấm để giúp nuốt thức ăn dễ dàng hơn.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ ở Phú Thọ đang khỏe mạnh thì viêm tụy cấp, mỡ máu cao 37 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ ở Phú Thọ đang khỏe mạnh thì viêm tụy cấp, mỡ máu cao 37 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị viêm tụy cấp có mỡ máu cao gấp 37 lần, men tụy tăng cao gấp 2,5 lần cho biết: "Tôi vốn nghĩ mình khỏe mạnh, người cũng thuộc dạng hơi gầy nên chưa từng đi khám sức khỏe hay kiểm tra mỡ máu..."

Loại rau mùa hè mọc dại khắp nơi, người Việt ăn theo cách này để chữa viêm tiết niệu, bệnh mãn tính

Loại rau mùa hè mọc dại khắp nơi, người Việt ăn theo cách này để chữa viêm tiết niệu, bệnh mãn tính

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Rau mã đề được dùng làm thuốc chữa các bệnh về viêm tiết niệu, viêm bàng quang, viêm gan mật, viêm loét dạ dày tá tràng,…

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Người đàn ông 52 tuổi ở Phú Thọ đột quỵ ngay lúc uống rượu, người nhà nhanh trí làm việc này

Người đàn ông 52 tuổi ở Phú Thọ đột quỵ ngay lúc uống rượu, người nhà nhanh trí làm việc này

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Bất ngờ mất dần ý thức, rơi vào trạng thái hôn mê trong lúc uống rượu nhà bạn, nhận thấy dấu hiệu bất thường, người nhà lập tức gọi điện đến Trạm Y tế để được hỗ trợ.

Chỉ ăn hạt thay bữa chính để giảm cân: Cẩn thận nguy cơ béo phì

Chỉ ăn hạt thay bữa chính để giảm cân: Cẩn thận nguy cơ béo phì

Sống khỏe - 17 giờ trước

Nhiều người chọn ăn các loại hạt thay bữa chính để giảm cân, nhưng chuyên gia dinh dưỡng khẳng định đây là quan niệm sai lầm.

Cách hỗ trợ làm tan cục máu đông tránh nguy cơ tai biến mạch máu não

Cách hỗ trợ làm tan cục máu đông tránh nguy cơ tai biến mạch máu não

Sống khỏe - 17 giờ trước

Cục máu đông có thể gây tắc nghẽn mạch máu - Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não. Hãy cùng tìm hiểu cách hỗ trợ làm tan cục máu đông và phòng ngừa tai biến.

Thực phẩm bổ gan, tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Thực phẩm bổ gan, tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Sống khỏe - 18 giờ trước

Chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa để hỗ trợ sức khỏe gan, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến gan, trong đó có gan nhiễm mỡ.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Top