5 sai lầm dễ mắc nhất khiến thớt thành "ổ vi khuẩn" gây bệnh rất nguy hại mà bạn không biết
GiaidinhNet - Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn mà nhiều bà nội trợ vô tình bỏ quên.
Dù thường xuyên sử dụng chiếc thớt trong nấu nướng, nhưng ít ai quan tâm đến việc phải dùng thế nào cho đúng cách. Nhiều người không lường hết được những nguy hiểm rình rập, có thể hủy hoại sức khỏe cả gia đình bạn nếu thường xuyên dùng thớt sai cách.

Tuyệt đối không dùng thớt nứt để chế biến thức ăn. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, bề mặt thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Nếu không vệ sinh đúng cách, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể. Trong đó độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất. Nếu hấp thu 2,5 mg aflatoxin trong 89 ngày, chỉ 1 năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan.
Điều đáng chú ý là việc chùi rửa bình thường cũng không thể rửa sạch aflatoxin. Hơn nữa, Aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao, lên đến hơn 280 độ C. Vì vậy biện pháp luộc nước sôi hoàn toàn vô dụng.
Để phòng tránh bệnh tật, các bàn nội trợ cần vệ sinh thớt theo cách sau:

Rửa sạch thớt thường xuyên bằng bàn chải cứng và nước sạch để phòng bệnh. Ảnh minh họa
- Rửa sạch thớt thường xuyên bằng bàn chải cứng và nước sạch, sau đó chần qua thớt bằng nước sôi và để khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Sau khi sử dụng thớt, đặc biệt sau khi băm thịt, cạo sạch cặn thức ăn còn sót lại trên bề mặt, rửa sạch bằng nước và ngâm trong nước muối với nồng độ khoảng 15% trong hai giờ, sau đó phơi khô dưới ánh nắng.
- Không nên vệ sinh thớt bằng chất tẩy rửa, vì dung dịch tẩy rửa sẽ thấm vào thớt, điều này sẽ dễ sản sinh nấm mốc và khiến thực phẩm sẽ bị nhiễm hóa chất khi chế biến.
Ngoài ra, khi sử dụng thớt tránh những điều sau đây:
Không dùng thớt kém chất lượng
Dùng thớt gỗ kém chất lượng nguy cơ bị nứt, cong vênh và rất nhiều mùn. Ngoài ra, khi dùng thớt chất lượng không đảm bảo để cắt thức ăn thì nước, thực phẩm sẽ dễ đi theo thớ gỗ, thẩm thấu sâu vào bên trong, khó làm sạch. Nếu bạn tiếp tục cắt thức ăn thì các mùn gỗ sẽ bong lên, trộn lẫn vào thực phẩm sạch, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn.

Dùng thớt kém chất lượng, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao. Ảnh minh họa
Không sử dụng 2 mặt thớt
Hầu hết chúng ta thường sử dụng hai mặt của thớt. Đây là sai lầm phổ biến. Trên thực tế, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp là nơi rất bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào, do vậy, bạn chỉ nên sử dụng một mặt và tách riêng thớt dùng cho thực phẩm sống, chín.
Rửa xong không để thớt nằm ngang
Sau khi sử dụng thớt, nhiều người thường chỉ rửa sạch bằng mắt thường sau đó treo khô thớt lên. Tuy nhiên, việc làm này có thể khiến cả nhà bị ngộ độc hoặc nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Do đó, thay vì rửa thớt ở vòi nước lạnh, nên chuyển sang rửa từ vòi nước ấm hoặc nóng. Sau khi rửa xong nếu để thớt nằm ngang sẽ khiến cho nước thấm sâu vào thớt, khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Không thay thớt theo định kỳ
Thông thường sau thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Do đó, với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6-8 tháng, bạn nên thay một lần.
Chế biến thức ăn sống, chín trên cùng một chiếc thớt
Nhiều gia đình có thói quen chỉ dùng một chiếc thớt cho mọi mục đích. Sau khi mổ cá xong, rửa sạch rồi băm thịt. Cũng chính chiếc thớt đó dùng để cắt thức ăn chín và cho rằng đã rửa sạch nên vẫn an toàn.
Điều này rất nguy hiểm, vì trên thực phẩm tươi sống như thịt, cá, cua ốc... đều có nhiều vi trùng, vi sinh vật, vi khuẩn, siêu vi, vi nấm, ký sinh trùng... Khi thức ăn nấu chín, những vi trùng này chết đi. Song, trên chiếc thớt, chúng vẫn còn bám vào kẽ nứt, vết cắt trên bề mặt, sinh sôi nảy nở rất nhanh. Dù bạn rửa sạch thớt trước khi chế biến thực phẩm chín nhưng không thể loại bỏ hết các vi trùng này.
M.H (th)

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 3 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 6 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 6 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 19 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.