5 sai lầm khi chế biến thịt lợn làm mất ngon và nguy hại sức khỏe, bà nội trợ Việt cần nhớ để tránh
GiadinhNet - Việc chế biến thịt lợn tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu mắc phải những sai lầm dưới đây thì không những khiến món ăn bị mất dinh dưỡng mà còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe.
Những món ăn chế biến từ thịt lợn rất quen thuộc với bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt. Thế nhưng rất nhiều chị em vẫn đang mắc sai lầm khi chế biến, khiến thịt lợn mất đi vị ngon và dinh dưỡng, đồng thời khiến chúng bị nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình.

Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, chế biến thịt lợn an toàn nhất là khi mua nên rửa thịt bằng nước muối loãng để các chất bẩn trong thịt sẽ từ từ tiết ra. Sau đó, cho một ít giấm và muối vào nồi đun sôi, thả thịt vào để sôi khoảng 2 phút thì đổ hết nước, lúc này vi khuẩn và chất bẩn trong thịt được loại bỏ và bạn có thể an tâm chế biến.
Dưới đây là 5 sai lầm thường mắc phải khi chế biến thịt lợn bạn cần tránh lặp lại:
Rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước

Các loại rau, quả nếu được rửa trực tiếp dưới vòi nước thì tốt, nhưng nếu rửa cùng lúc với các loại thịt tươi sống dưới vòi nước trực tiếp thì rất nguy hiểm. Bởi trong quá trình rửa, nước rửa thịt có thể văng, bắn ra các thực phẩm xung quanh như rau sống, hoa quả. Trên bề mặt những thực phẩm ăn sống này bị dính nước rửa thịt để lâu sẽ sản sinh ra những vi khuẩn gây nguy hại cho sức khỏe cơ thể.
Chần thịt qua nước nóng

Ảnh minh họa
Nhiều người khi mua thịt về chỉ rửa sơ qua hay thậm chí là không hề rửa mà đun nước sôi để chần. Việc làm này tưởng chừng như đảm bảo an toàn song thực chất lại không loại bỏ được chất bẩn trong thịt. Chần thịt qua nước sôi chỉ có thể làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt.
Nhưng phần lớn vi khuẩn chỉ chết ở nhiệt độ rất cao (trên 100 độ C). Hơn nữa, việc chần thịt qua nước sôi sau đó lập tức vớt thịt ra sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong thịt, đồng thời làm bề mặt miếng thịt lập tức co lại và không thể thải các chất độc có trong thịt ra ngoài. Việc làm này không những không mang lại tác dụng mà ngược lại còn mang lại những tác hại xấu đối với cơ thể.
Luộc thịt quá kỹ

Ảnh minh họa
Các mẹ vẫn luôn cho rằng thịt luộc chín kỹ tốt cho sức khỏe. Nhưng các chuyên gia sức khỏe cho biết thịt luộc trong thời gian dài các axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt chuyển hóa thành các axit amino aromatic. Trong 12 hợp chất axit amino aromatic, có đến 9 hợp chất có khả năng gây ra ung thư.
Do đó tốt nhất các mẹ chỉ nên luộc thịt vừa chín mềm, đồng thời vớt bỏ đi lớp bọt đầu tiên khi thịt tiết ra.
Thêm nước lạnh khi đang luộc

Ảnh minh họa
Chẳng may trong quá trình luộc thịt nước cạn đi nhiều, rất nhiều bạn vô tư thêm nước lạnh vào nồi luộc thịt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc này không hề tốt, bởi thêm nước lạnh trong khi thịt ở nhiệt độ cao làm các protein, chất béo từ thịt kết tủa, co cứng làm mất đi vị ngon và chất dinh dưỡng từ thịt.
Nếu thêm nước khi luộc tốt nhất bạn nên dùng nước sôi, để tránh tình trạng này xảy ra.
Rã đông thịt lợn bằng nhiệt độ phòng

Đa số chị em khi muốn rã đông thịt thường lấy thịt đông lạnh từ trong ngăn đá bỏ ra ngoài nhiệt độ phòng. Thậm chí, một số người mất kiên nhẫn còn có cách ngâm thịt trong nước nóng. Cách làm này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Các loại thực phẩm đông lạnh như thịt, cá khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C sẽ rất dễ bị ôi thiu.
Tốt nhất, khi rã đông nên để thịt còn nguyên bao bì trong tủ lạnh bằng cách cho từ ngăn đông xuống ngăn mát, khi tan đá thì nên mang chế biến ngay, không nên cất lại thịt thừa chưa chế biến khi đã rã đông.
Cách lựa chọn thịt lợn an toàn
- Lựa chọn những miếng thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, mỡ có màu sắc, độ rắn bình thường. Ngoài ra, ở mặt cắt của thịt có màu hồng sáng, khô, thịt hơi rít, cơ hơi se lại.
- Thịt lợn tươi khi sờ vào sẽ có cảm giác rắn chắc, độ đàn hồi cao, không để lại vết lõm khi lấy ngón tay ấn vào, bỏ tay ra không bị dính.
- Miếng thịt lợn tươi ngon khi đem luộc có nước trong, váng mỡ to, dậy mùi thơm của thịt và đặc biệt không có mùi lạ.
M.H (th)

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcMột nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

10 đặc điểm của những người tránh xa ung thư
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Báo cáo mới nhất do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) công bố đã đưa ra 10 khuyến nghị về phòng ngừa ung thư đáng được quan tâm.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcChỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcMít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Đi bộ mà có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cholesterol đang 'chạm đỉnh nóc', muốn tuổi thọ cao hay trẻ lâu cũng khó
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcKhi cholesterol đang cao bất thường, cơ thể sẽ phản ứng thông qua 5 dấu hiệu này khi đi bộ mà ít người biết.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh suy thận, người trẻ cũng cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Những biến chứng của bệnh suy thận vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết.

3 loại rau dễ 'ngậm thuốc trừ sâu' nhất chợ, nhất là cái số 1
Sống khỏe - 21 giờ trướcRau là nguồn thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề "rau bẩn" với lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất tồn dư trong rau củ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ăn nhiều thứ này, một loại ung thư phổ biến dễ di căn hơn
Sống khỏe - 22 giờ trướcCác nhà khoa học Tây Ban Nha cảnh báo về một kiểu ăn có thể kích hoạt các cơ chế tạo điều kiện cho ung thư di căn.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.