5 việc ai cũng làm khi ở trong nhà vệ sinh mà không ngờ có thể khiến bạn “trả giá” bằng nhiều loại bệnh tật đáng sợ
Bạn cần tránh ngay 5 thói quen sai lầm khi đi vệ sinh mà hầu như ai cũng phạm phải nhưng thường làm ngơ.
Nhà vệ sinh là nơi mà chúng ta ghé thăm hàng ngày để giải quyết "nỗi buồn", giúp cơ thể loại bỏ các chất thải trong người. Tuy thời gian ở trong toilet luôn ít hơn so với các hoạt động khác, nhưng đây chính là địa điểm khiến bạn dễ mắc bệnh hàng đầu.
Theo tiến sĩ vi sinh vật học Charles Gerba – giáo sư tại Đại học Arizona (Mỹ) nhấn mạnh, dù nhà vệ sinh có được lau chùi thường xuyên thế nào thì vẫn sót lại một lượng lớn vi khuẩn gây hại cho sức khỏe như viêm gan A , tụ cầu vàng kháng methicilin, norovirus, E.coli…
Chưa hết nó còn chứa cả virus cảm cúm thông thường khiến bạn ốm vặt mãi không khỏi. Vậy nên, bạn cần tránh ngay 5 thói quen sai lầm khi đi vệ sinh mà hầu như ai cũng phạm phải nhưng thường làm ngơ:
1. Dội bồn cầu khi chưa đóng nắp
Có lẽ ai cũng thường xuyên dội bồn cầu khi mở nắp và nghĩ đó là điều bình thường. Nhưng thực tế, khi bạn bấm xả thì các giọt nước kèm hàng triệu vi khuẩn sẽ bắn vào không khí gây hại cho sức khỏe. Theo các nhà khoa học ước tính, vi khuẩn có thể phát tán lên tận 2m tính từ bệ bồn cầu và lan ra khắp nhà.

Hãy tập ngay thói quen đóng nắp bồn cầu khi dội nước để bảo vệ sức khỏe nhé.
Vậy nên hãy luôn đóng nắp bồn cầu khi xả nước để hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra bạn nên vệ sinh và lau chùi phần nắp luôn sạch sẽ, không cho chúng có cơ hội tồn tại thêm nữa.
2. Không vệ sinh nút xả thường xuyên
Tất cả mọi người đều chạm vào nút xả bằng tay bẩn sau khi đi vệ sinh rồi mới rửa tay. Lâu ngày nó sẽ là "ổ" chứa đầy vi khuẩn đáng sợ không thua kém gì mặt trong bồn cầu. Có thể khẳng định rằng, việc vệ sinh nút xả bồn cầu cũng quan trọng chẳng kém gì việc rửa tay nhưng không phải ai cũng biết, nên hãy dùng xà phòng để lau rửa thường xuyên vị trí này nhé.

3. Không thay thế bàn chải bồn cầu lâu ngày
Bàn chải có công dụng giúp bạn lau dọn sạch sẽ bồn cầu nhưng cũng chính nó lại là tác nhân gây bệnh. Có lẽ đến 90% mọi người thường không mua mới bàn chải bồn cầu vì vẫn còn tái sử dụng được. Thực tế, nó là nơi đóng lại nhiều cặn bẩn từ nước tiểu và phân, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi không ngừng và phát tán vào không khí.

Bàn chải dùng để vệ sinh thì nó cũng bẩn chẳng kém gì bồn cầu đâu, vậy nên phải thay mới thường xuyên.
Thế nên bạn hãy cố gắng thay mới bàn chải bồn cầu sau vài tháng sử dụng. Sau khi dùng xong, hãy rửa nó thật kỹ và phơi khô chứ đừng để trong nhà tắm quá lâu.
4. Dùng chung một khăn cho mọi việc
Nhà tắm là môi trường ẩm ướt, đầy nấm mốc rất dễ phát sinh vi khuẩn có hại gây bệnh. Một "chỗ ở" lý tưởng để chúng sinh sôi và nảy nở không đâu khác chính là những chiếc khăn treo trong toilet. Chưa kể nếu dùng chung 1 khăn cho mọi việc, từ tắm rửa cho tới đi vệ sinh, bạn sẽ vô tình đưa những vi khuẩn có hại đó lên mặt và nhiễm nhiều loại bệnh đáng sợ.
Chính vì vậy, hãy mua nhiều khăn cho những mục đích khác nhau, từ tắm cho đến lau tay đơn giản cũng nên sắm đầy đủ. Ngoài ra sau khi sử dụng xong, bạn nên phơi khô dưới nắng để làm khô và triệt tiêu vi khuẩn. Tuyệt đối không được dùng chung khăn với người khác cho dù có thân thiết đến thế nào.

5. Dùng quá nhiều chất tẩy rửa cho bồn cầu
Bạn vẫn cứ nghĩ rằng dùng càng nhiều xà phòng thì bồn cầu sẽ sạch hơn chăng? Tuy nhiên, sự thật là bạn còn "mang thêm" bệnh vào người khi sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh. Rất nhiều hóa chất trong thuốc tẩy có khả năng gây ung thư , mù mắt hay vô số bệnh nguy hiểm hơn nữa.
Vậy nên hãy thay đổi thói quen vệ sinh bồn cầu bằng những nguyên liệu tự nhiên, lành tính như vỏ cam, chanh, bưởi hoặc bột baking soda cũng là sự lựa chọn tốt. Hãy lau chùi thật nhẹ để tránh làm bong và xước gây mất thẩm mỹ bạn nhé.
Theo Báo Dân sinh

Phân biệt đột quỵ và đột tử - chỉ một hành động nhỏ bí kíp cứu người trong tay
Bệnh thường gặp - 20 phút trướcGĐXH - Chỉ một hành động rất nhỏ "đặt tay dưới gốc hàm, kiểm tra mạch cổ" để nhận biết, phân biệt “đột quỵ” hay “đột tử” - chìa khóa, cơ hội cứu sống người gặp nạn giai đoạn nguy cấp.

Cách uống cà phê giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Sống khỏe - 3 giờ trướcCà phê rất giàu các hợp chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy uống cà phê có giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường không?

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcHạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước hạt chia vào buổi tối muộn có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn.

Người đàn ông 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...

Uống nước lá sen có tác dụng gì?
Sống khỏe - 8 giờ trướcNhiều nghiên cứu khoa học hiện đại xác nhận những lợi ích sức khỏe đáng kể mà lá sen mang lại. Vậy uống nước lá sen có tác dụng gì?

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 1 ngày trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.