Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 việc cần tránh khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19

Thứ hai, 18:07 07/06/2021 | Sống khỏe

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19, bạn cần tránh 5 việc này để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Xe buýt, taxi, xe khách, tàu hỏa là những phương tiện giao thông công cộng quen thuộc, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân. Tuy nhiên, những cách thức di chuyển này có thể tiềm ẩn nguy cơ lưu giữ và lan truyền virus trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19.

Vì sao phương tiện giao thông công cộng có thể khiến bạn mắc COVID-19?

Cuối năm 2020 tại Hồ Nam, Trung Quốc, chùm ca bệnh mắc COVID-19 sau khi đi chung xe khách đã được phát hiện. Bệnh nhân F0 không đeo khẩu trang và đã di chuyển trên xe khách 2,5h, sau đó tiếp tục đi limousine trong 1h. 243 F1 đã được suy vết và phát hiện 12 người dương tính với SARS-CoV-2. Trong 12 ca lây nhiễm, người ngồi gần nhất cách F0 1m và xa nhất là 4,5m.

Theo chuyên gia Kaiwei Luo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, phương tiện giao thông công cộng đông người, thông khí kém là môi trường thuận lợi để lưu giữ và phát tán virus SARS-CoV-2. Các chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới cũng đồng thuận với quan điểm trên và khuyến cáo người dân phải thận trọng khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

5 việc cần tránh khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19, bạn cần tránh 5 việc này để giảm nguy cơ mắc bệnh

Đi xe đông người

Tụ tập đông người trên phương tiện giao thông là sai lầm phổ biến và khó tránh khỏi khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tụ tập đông người khiến virus dễ dàng lan truyền từ người này sang người khác thông qua giọt bắn và giọt tiết.

Phương tiện giao thông công cộng đông người, thông khí kém là môi trường thuận lợi để lưu giữ và phát tán virus SARS-CoV-2.

Nếu có thể, bạn hãy hạn chế sử dụng phương tiện công cộng trong giờ cao điểm (6 – 9h và 16 – 19h30). Ưu tiên di chuyển bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô, xe đạp hoặc đi bộ) để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc. Nếu bắt buộc phải sử dụng phương tiện giao thông công cộng, bạn nên duy trì khoảng cách tối thiểu 1 mét và tốt nhất là 2 mét với những người xung quanh khi đứng chờ, mua vé hoặc lúc xếp hàng. Nếu phương tiện vắng người, bạn hãy lựa chọn vị trí ngồi đủ xa những hành khách khác.

Chạm tay vào các bề mặt

Tay nắm, thành ghế, mặt bàn, sách báo có sẵn… là những bề mặt được rất nhiều hành khách chạm vào, từ đó dễ lan truyền virus từ người này sang người khác. Khi bạn chạm tay vào các vật dụng, bề mặt trên phương tiện giao thông công cộng, virus sẽ lây nhiễm sang bàn tay bạn. Nếu bạn vô tình quẹt tay lên mắt, mũi, miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Hơn nữa, virus có thể theo bàn tay bạn về nhà và lây nhiễm cho cả gia đình.

5 việc cần tránh khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Tay nắm, thành ghế, mặt bàn, sách báo… trên phương tiện giao thông công cộng là nơi trú ngụ của coronavirus. Bạn nên hạn chế chạm tay vào những vật dụng, thiết bị này.

Các chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên bạn nên hạn chế chạm tay vào các vật dụng, thiết bị trên phương tiện giao thông công cộng. Nếu vô ý chạm phải, bạn hãy sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh ngay lập tức.

Ăn uống trên phương tiện giao thông công cộng

Đeo khẩu trang là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ bạn và mọi người xung quanh khỏi COVID-19. Khi ăn uống trên xe, bạn buộc phải tháo khẩu trang. Lúc đó, nguy cơ hít phải giọt tiết chứa virus từ người khác tăng cao, đồng thời, quá trình nhai, nuốt thức ăn cũng đẩy các giọt tiết của bạn phát tán vào môi trường. Bên cạnh đó, bàn tay bạn chưa chắc đã sạch virus 100%.

Bạn hãy hoàn thành bữa ăn tại nhà hoặc trong khu vực nhà ăn đảm bảo giãn cách trước khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Nếu phát hiện tài xế hoặc hành khách khác có hành vi ăn uống hoặc không đeo khẩu trang, bạn hãy khéo léo nhắc nhở để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và tất cả mọi người.

Đi xe kín cửa, bật điều hòa

Đóng kín cửa và bật điều hòa rất phổ biến khi bạn sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, bụi bặm của mùa hè. Tuy nhiên, môi trường bí bách, kém thông khí là điều kiện thuận lợi để lưu giữ virus. Các giọt tiết chứa virus từ hàng trăm, hàng nghìn hành khách trước đó có thể quẩn quanh bên bạn. Vì thế, khi đi xe buýt, taxi, xe khách, tàu hỏa, bạn có thể lịch sử đề nghị tài xế và các hành khách xung quanh tắt điều hòa, mở cửa sổ. Hãy để không khí bên ngoài xua đuổi virus và đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người.

5 việc cần tránh khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Tắt điều hòa, mở cửa sổ là biện pháp hữu hiệu để xua đuổi COVID-19 trong phương tiện giao thông công cộng.

Không rửa tay trước và sau khi lên xuống

Bạn dùng bàn tay động chạm và tiếp xúc với nhiều người, nhiều đồ vật. Vì vậy, đây chính là vị trí lưu giữ và lan truyền virus mạnh mẽ nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rửa tay trước và sau khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Bạn hãy mang bên mình một lọ nước sát khuẩn tay nhanh nhỏ xinh, có nồng độ cồn > 60% để sẵn sàng rửa tay mọi lúc mọi nơi. Rửa tay trong ít nhất 20 giây trước và sau khi sử dụng các phương tiện công cộng giúp hạn chế lan truyền virus cho bạn và cộng đồng.

5 việc cần tránh khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Rửa tay trước và khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng giúp hạn chế lan truyền COVID-19.

Kết lại: Phương tiện giao thông công cộng rất thuận tiện và hữu ích nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn hãy tuân thủ quy định 5K và những lời khuyên của Afamily khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhé!

Hạnh Trang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Nghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Sống khỏe - 6 giờ trước

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế - 7 giờ trước

Nhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Mẹ và bé - 7 giờ trước

Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Sống khỏe - 7 giờ trước

Thời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Sống khỏe - 20 giờ trước

Sau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?

Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Sống khỏe - 23 giờ trước

Gai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.

Top