Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 loại thực phẩm làm chậm quá trình trao đổi chất, gây tăng cân và mệt mỏi

Thứ ba, 07:51 21/01/2025 | Sống khỏe

Sự trì trệ trong quá trình trao đổi chất có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu bạn vẫn tập thể dục bình thường mà có dấu hiệu tăng cân, mệt mỏi… có thể là bạn đang tiêu thụ thực phẩm làm chậm quá trình trao đổi chất.

1. Ảnh hưởng của việc trao đổi chất chậm đối với sức khỏe

Trao đổi chất chậm là tình trạng cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng chậm hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Sự trao đổi chất chậm khiến cơ thể thiếu năng lượng, có cảm giác mệt mỏi, uể oải và gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, khó tiêu; da trở nên xỉn màu, nổi mụn, tóc yếu, dễ gãy rụng... Trao đổi chất chậm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường , bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Thông thường, người có cơ chế trao đổi chất nhanh sẽ tiêu thụ lượng calo nhanh hơn so với những người có sự trao đổi chất chậm. Khi cơ thể đốt cháy calo chậm, năng lượng dư thừa sẽ dễ dàng tích tụ dưới dạng mỡ, dẫn đến tăng cân. Việc giảm cân cũng trở nên khó khăn hơn vì cơ thể đốt cháy calo chậm hơn.

Đối với những người có tốc độ trao đổi chất cao một cách tự nhiên có thể ăn nhiều hơn mà không bị tăng cân. Ngược lại, nếu những người có cơ chế trao đổi chất chậm hơn thì sẽ có nguy cơ tăng cân khi ăn nhiều.

6 loại thực phẩm làm chậm quá trình trao đổi chất, gây tăng cân và mệt mỏi- Ảnh 1.

Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường làm chậm quá trình trao đổi chất.

2. Chế độ ăn uống có làm chậm quá trình trao đổi chất không?

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất của cơ thể, trong đó lối sống và dinh dưỡng có tác động rất lớn. Quá trình trao đổi chất là một chuỗi các phản ứng hóa học diễn ra bên trong cơ thể, giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Do đó chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Những gì chúng ta ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu quả của quá trình này.

Nghiên cứu cho thấy những thực phẩm có thể giúp tăng cường trao đổi chất thường là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, protein và chất béo lành mạnh bao gồm: rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, thịt nạc, cá, trứng… Những thuộc tính này của thực phẩm giúp giảm cảm giác đói và thèm ăn, đồng thời tăng cảm giác no.

Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có thể làm chậm quá trình này, ảnh hưởng đến việc giảm cân và sức khỏe tổng thể, đó là đồ uống có đường, thực phẩm chế biến sẵn , thức ăn chiên rán, thực phẩm giàu tinh bột tinh chế, đồ uống có cồn…

Đường và tinh bột tinh chế làm tăng lượng insulin , hormone chịu trách nhiệm chuyển đổi đường thành năng lượng hoặc mỡ dự trữ. Thực phẩm chế biến sẵn và chất béo chuyển hóa gây viêm, làm rối loạn quá trình trao đổi chất. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm giảm khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể.

3. Một số thực phẩm làm chậm quá trình trao đổi chất

Đồ uống có đường

Đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, trà sữa... chứa lượng đường rất cao. Đường làm tăng lượng insulin trong máu, dẫn đến tích trữ mỡ và làm chậm quá trình đốt cháy calo.

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, đường, chất béo không lành mạnh và chất bảo quản. Những chất này có thể gây viêm, làm rối loạn quá trình trao đổi chất và tăng cân.

Tinh bột tinh chế

Bánh mì trắng, gạo trắng, mì gói và các loại bánh ngọt chứa nhiều tinh bột tinh chế. Chúng dễ dàng bị tiêu hóa và làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, gây ra sự tăng giảm đột ngột của insulin và làm chậm quá trình trao đổi chất.

6 loại thực phẩm làm chậm quá trình trao đổi chất, gây tăng cân và mệt mỏi- Ảnh 3.

Thực phẩm chiên rán làm giảm khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể.

Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, gây tăng cholesterol xấu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chúng cũng làm giảm khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể.

Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa thường có trong các sản phẩm bánh kẹo công nghiệp, đồ ăn nhanh và một số loại dầu thực vật. Chúng làm tăng cholesterol xấu, gây viêm và làm giảm khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể.

Rượu bia

Tiêu thụ quá nhiều rượu bia có thể làm tăng lượng calo nạp vào, gây tổn hại gan và làm chậm quá trình trao đổi chất.

Để tăng cường quá trình trao đổi chất, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên kết hợp ăn uống lành mạnh và tăng cường vận động; ăn nhiều thực phẩm tự nhiên như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, các loại hạt.

Theo BS. Trần Thị Bích Nga, chuyên khoa Dinh dưỡng, chế độ ăn uống nên ưu tiên những thực phẩm lành mạnh giàu chất xơ, protein tốt, thực phẩm có đặc tính chống viêm… Đồng thời hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo xấu… Lưu ý uống đủ nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố cho cơ thể.


Thu Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Acid uric máu tăng cao và nguy cơ hình thành bệnh gút

Acid uric máu tăng cao và nguy cơ hình thành bệnh gút

Sống khỏe - 57 phút trước

Bạn tình cờ đi khám sức khỏe và phát hiện chỉ số acid uric máu tăng cao. Đừng chủ quan mà nên tìm hướng cải thiện càng sớm càng tốt bởi đây là yếu tố hình thành bệnh gút.

Người đàn ông nuốt bật lửa, bút bi, tăm nhựa vào bụng

Người đàn ông nuốt bật lửa, bút bi, tăm nhựa vào bụng

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu mở ruột non lấy dị vật (bút bi, ruột bút, tăm nhựa), cắt đoạn đại tràng Sigma bị dị vật xuyên thủng, đóng đầu dưới, đưa đầu trên ra ngoài ổ bụng làm hậu môn nhân tạo.

Thường xuyên tức ngực, khó thở, người phụ nữ 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện khối u ở tim

Thường xuyên tức ngực, khó thở, người phụ nữ 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện khối u ở tim

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, u nhầy tim là khối u lành tính nguyên phát tại tim, xuất phát từ nội tâm mạc có cuống, thường là vách liên nhĩ. Tuy nhiên, nếu không được xử trí kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Chàng trai 28 tuổi quyết tâm đi bộ 250.000 bước trong 1 tuần để xem điều gì sẽ xảy ra: Kết quả gây sốc được tiết lộ

Chàng trai 28 tuổi quyết tâm đi bộ 250.000 bước trong 1 tuần để xem điều gì sẽ xảy ra: Kết quả gây sốc được tiết lộ

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ghi lại trải nghiệm của mình trong một đoạn clip thu hút hơn 1,5 triệu lượt xem, chàng trai đã tiết lộ tác động khủng khiếp của việc này.

Người đàn ông 37 tuổi thoát khỏi chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ nhờ làm việc này

Người đàn ông 37 tuổi thoát khỏi chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Sau 1 tháng tái khám, bệnh nhân cho biết tình trạng ngủ ngáy đã cải thiện đáng kể, không còn nghẹt mũi hay mệt mỏi sau khi ngủ dậy.

7 thực phẩm dễ kiếm giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe mùa đông

7 thực phẩm dễ kiếm giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe mùa đông

Sống khỏe - 19 giờ trước

Mùa đông thường dễ tăng cân hơn do xu hướng ít vận động hơn và ăn nhiều hơn để giữ ấm. Tuy nhiên, việc giảm cân trong mùa đông hoàn toàn có thể thực hiện được nếu biết lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Cứu sống người đàn ông 30 tuổi ngộ độc do uống hóa chất diệt cỏ Diquat

Cứu sống người đàn ông 30 tuổi ngộ độc do uống hóa chất diệt cỏ Diquat

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 30 tuổi ở Phú Thọ đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê do ngộ độc do uống hóa chất diệt cỏ Diquat.

Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội phát hiện ung thư thực quản thừa nhận 3 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội phát hiện ung thư thực quản thừa nhận 3 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị ung thư thực quản cho biết đã hút thuốc lá 20 năm, uống bia rượu thường xuyên và chưa nội soi dạ dày đại tràng bao giờ.

Bất ngờ nam sinh 17 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh gút suốt 2 năm mà không hề hay biết

Bất ngờ nam sinh 17 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh gút suốt 2 năm mà không hề hay biết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gút (gout) thường xuất hiện dấu hiệu đau như: Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy, sưng đỏ, vùng xung quanh khớp ấm lên...

Ai có dấu hiệu này cần đi khám tuyến giáp ngay càng sớm càng tốt

Ai có dấu hiệu này cần đi khám tuyến giáp ngay càng sớm càng tốt

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp, suy tuyến giáp, bướu lành tuyến giáp và ung thư tuyến giáp... rất nguy hiểm.

Top