Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 thời điểm nước lọc cũng không nên uống, nếu lặp lại thường xuyên sớm muộn gì cũng hỏng thận

Thứ năm, 20:51 23/12/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Uống nước quá nhiều và không đúng thời điểm sẽ trở thành gánh nặng cho thận, gây suy thận và các vấn đề về tiêu hóa…

Chuyển rét đậm, giao mùa, người dân cần làm gì để sống khỏe và an toàn trước COVID-19?Chuyển rét đậm, giao mùa, người dân cần làm gì để sống khỏe và an toàn trước COVID-19?

GiadinhNet - Thời tiết chuyển mùa Đông - Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan dịch bệnh, nhất là trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2022 sắp tới… người dân tuyệt đối không được chủ quan.

Uống nước quá nhanh

Thông thường khi cảm thấy khát, chúng ta sẽ uống nước một cách nhanh chóng và khẩn trương. Tuy nhiên, uống nước quá nhanh sẽ gây hại cho lá lách và dạ dày của chúng ta, dễ sinh ra cảm giác no trong thời gian ngắn, trong trường hợp này rất dễ làm hỏng chức năng tiêu hóa, hấp thụ của dạ dày và ruột.

Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo không nên uống nước quá nhanh, hãy uống nước từ từ để cơ thể hấp thụ đầy đủ nước, duy trì các chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, duy trì sức khỏe.

6 thời điểm nước lọc cũng không nên uống, nếu lặp lại thường xuyên sớm muộn gì cũng hỏng thận - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Uống nước trong khi ăn

Trong khi ăn, khoang miệng sẽ tiết ra một lượng nước bọt lớn để giúp tiêu hóa thức ăn, đồng thời giúp bôi trơn thức ăn. Lúc này không nên uống thêm nước vì có thể làm giảm nồng độ nước bọt và làm loãng một phần dịch vị, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và sự hấp thụ trong cơ thể.

Nếu bạn cảm thấy khát trong bữa ăn, có thể uống một ít canh. Trong canh thường chứa chất đạm, vitamin sẽ kích thích sản xuất dịch tiêu hoá, không ảnh hưởng đến dạ dày.

Uống khi nước tiểu mất màu

Nước tiểu đậm màu chứng tỏ cơ thể thiếu nước nhưng nếu hoàn toàn trong suốt, không màu thì cho thấy cơ thể đang thừa nước. Đây là biểu hiện cần đặc biệt lưu ý bởi thừa nước làm giảm nồng độ natri, từ đó dẫn tới hàng loạt vấn đề sức khỏe trong đó có đau tim.

Uống khi dùng một số loại thuốc

Có một số loại thuốc đặc biệt, nếu dùng kèm với nước sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí còn có thể gây ra các bệnh do thuốc gây nên.

Cụ thể, thuốc điều trị viêm loét dạ dày dạng lỏng, khi đi vào dạ dày sẽ trở thành những hạt mịn không tan, bao bọc niêm mạc dạ dày bị tổn thương để ngăn chặn sự bào mòn của axit dạ dày và phục hồi các chức năng ban đầu. Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị dạ dày mà bạn uống quá nhiều nước sẽ làm loãng thuốc, giảm tác dụng bảo vệ dạ dày của thuốc và gây lãng phí thuốc.

Ngoài ra, siro ho trong quá trình nuốt chúng sẽ bám vào phần cổ họng bị viêm và tác động trực tiếp lên vùng tổn thương. Do đó nếu uống nước vào lúc này sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Uống nhiều nước cùng một lúc

Một số người thường không thích uống nước, nhưng khi khát họ sẽ uống nhiều nước một lúc, việc làm này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.

Việc uống quá nhiều nước một lúc không chỉ làm tăng gánh nặng cho thận, về lâu dài còn ảnh hưởng đến quá trình giải độc và trao đổi chất của thận, thậm chí còn làm hỏng các chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của môi trường bên trong cơ thể, và thậm chí đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn không duy trì thói quen này.

Uống trong khi tập thể dục

Trong khi tập thể dục, chức năng của tim và phổi được tăng cường, còn hệ tiêu hoá lại tương đối yếu. Vì vậy, uống nhiều nước vào thời điểm này dễ gây ứ nước trong dạ dày gây đầy bụng, đau bụng, buồn nôn, đồng thời gánh nặng cho thận và tim cũng tăng lên đáng kể.

Hơn nữa, trong quá trình vận động natri sẽ bị mất theo đường mồ hôi. Nếu tăng cường bổ sung nước, đồng nghĩa với việc mồ hôi sẽ tiết ra nhanh và nhiều hơn, dễ gây ra tình trạng hạ natri máu gây phù não và phù phổi, làm tổn thương chức năng của não và phổi, có thể gây tử vong.

Cách bổ sung nước khoa học nhất khi thể dục

- Trước khi vận động 1-2 tiếng, có thể uống 400-600ml nước, chia làm nhiều lần.

- Trong khi vận động, có thể uống nước nhưng với lượng nhỏ, chỉ khoảng 100-200ml sau mỗi 15-30 phút. Nếu thời gian vận động quá 1 giờ, nước nên chứa natri.

- Sau khi vận động, có thể uống nước nhiều lần với lượng nhỏ cho đến khi hết mệt mỏi.

6 nguyên tắc dinh dưỡng cho F0 được chăm sóc tại nhà6 nguyên tắc dinh dưỡng cho F0 được chăm sóc tại nhà

GiadinhNet - Ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng trong suốt quá trình mắc Covid-19 sẽ giúp người bệnh tránh bị suy dinh dưỡng, giúp cơ thể chống đỡ sự tấn công của virus và các tác nhân khác như vi khuẩn, vi nấm.

Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!

4 lý do phụ nữ tuổi 50 nên ăn chuối mỗi ngày

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị trầm cảm không dám đi khám vì sợ mang tiếng "làm trò"

Bị trầm cảm không dám đi khám vì sợ mang tiếng "làm trò"

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

"Trầm cảm lâu nay không có sao bây giờ nhiều thế?" là một nhận định rất phổ biến hiện nay, khi các bệnh lý rối loạn tâm thần, điển hình như trầm cảm, được chẩn đoán nhiều hơn đáng kể.

"Nhân đôi đề kháng" – Bảo vệ "những cây non" trước giông bão của dịch bệnh

"Nhân đôi đề kháng" – Bảo vệ "những cây non" trước giông bão của dịch bệnh

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trong 2 năm gần đây, sau khi kết thúc giãn cách xã hội, tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh nhiễm trùng tăng nhiều hơn, xuất hiện nhiều bệnh không tuân theo quy luật thông thường, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn.

Bé sơ sinh nguy kịch vì mắc virus thường lây qua nụ hôn

Bé sơ sinh nguy kịch vì mắc virus thường lây qua nụ hôn

Mẹ và bé - 11 giờ trước

GĐXH - Đường lây của virus này qua giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp như ăn uống, nói chuyện, hôn trẻ, hoặc sờ nắm vào các bề mặt RSV trú ngụ.

Điều hối tiếc nhất của nhiều người trước khi qua đời

Điều hối tiếc nhất của nhiều người trước khi qua đời

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Nhiều người thường hối tiếc vì không sống như mình mong muốn, không dành nhiều thời gian cho gia đình. Họ cũng lo lắng khi bỏ lại người thân.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.

Bật đèn kiểm tra gas rò rỉ trong khách sạn, người đàn ông bị nổ tử vong

Bật đèn kiểm tra gas rò rỉ trong khách sạn, người đàn ông bị nổ tử vong

Y tế - 15 giờ trước

Sau tai nạn nổ khí gas trong khách sạn, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy dùng mọi cách điều trị, kích tim để cứu sống một lần nhưng cuối cùng, bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

7 nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ăn để sinh con khoẻ đẹp, thông minh

7 nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ăn để sinh con khoẻ đẹp, thông minh

Mẹ và bé - 15 giờ trước

GĐXH - Rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy chế độ ăn uống của bà bầu ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thai nhi.

2 thói quen dễ khiến ký sinh trùng "đục rỗng" gan, nhiều người mắc

2 thói quen dễ khiến ký sinh trùng "đục rỗng" gan, nhiều người mắc

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh có thể khiến gan bị phá huỷ và dẫn đến những tổn thương khó phục hồi...

6 loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con khỏe mạnh

6 loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con khỏe mạnh

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng trong thời kỳ mang thai để giúp mẹ và bé khỏe mạnh. Dưới đây là 6 loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con lớn khoẻ ngay từ trong bụng mẹ.

5 thực phẩm nấu chín để qua đêm sinh độc tố, 'âm thầm' gây bệnh mãn tính, người Việt nên mạnh tay vứt bỏ

5 thực phẩm nấu chín để qua đêm sinh độc tố, 'âm thầm' gây bệnh mãn tính, người Việt nên mạnh tay vứt bỏ

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Một số thức ăn để qua đêm có thể làm biến chất, mất chất, thậm chí còn có thể gây ngộ độc hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư...

Top