Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 thói quen gây nguy cơ đột quỵ cao ở người trẻ, cái thứ 4 nhiều người mắc phải, ai không có xin chúc mừng!

Thứ ba, 18:59 09/04/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Đột quỵ ở người trẻ có nguy cơ cao với nhóm người bệnh béo phì, ít vận động, người có bệnh lý dị dạng mạch máu não, người bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu, người bị đái tháo đường và tăng huyết áp.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

GĐXH - Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Đột quỵ ở người trẻ: Hiểm họa không từ một ai!

Đột quỵ ở người trẻ là trường hợp nhóm đối tượng dưới 45 tuổi bị đột quỵ, do xuất huyết não hoặc tắc nghẽn mạch máu não. Nếu trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa.

Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022, có đến hơn 16% người bị đột quỵ trong độ tuổi 15 - 49 tuổi (trên tổng số 12,2 triệu ca đột quỵ não mới). Ở Việt Nam, tỷ lệ người trẻ và trung niên bị đột quỵ chiếm đến 1/3 trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm, với số bệnh nhân là nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Có thể thấy, dù nguy cơ đột quỵ tăng cao khi chúng ta già đi, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc người trẻ tuổi không có nguy cơ bị đột quỵ. Bất kể ai, dù già hay trẻ, đều có thể bị đột quỵ tấn công bất cứ lúc nào.

Đột quỵ ở người trẻ: Đây là 6 nhóm người cần cảnh giác  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đột quỵ ở người trẻ có nguy cơ cao với nhóm người này

Người có bệnh lý dị dạng mạch máu não

Đây là một nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ ở người trẻ tuổi. Sự phát triển bất thường của mạch máu não sẽ gây nên những túi phình dẫn đến đột quỵ xuất huyết não hoặc mạch máu có thể bị bóc tách gây hẹp - hay gọi là đột quỵ nhồi máu não. Dị dạng mạch máu não có thể phát hiện sớm qua phương pháp chụp cắt lớp vi tính tương phản mạch máu não, hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não.

Người hút thuốc lá thường xuyên

Theo thống kê, có khoảng 50% người bị đột quỵ trẻ tuổi có sử dụng thuốc lá thường xuyên hoặc những người hút thuốc lá thụ động. Trong điếu thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất độc hóa học, các chất độc này được vận chuyển vào máu sau khi hấp thu vào phổi, từ đó phá hủy các tế bào trong cơ thể, tăng nguy cơ vữa xơ, tổn thương mạch máu não.

Người bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ Apolipoprotein B và Apoprotein A- I (ApoB/ApoA-I) có liên quan đến đột quỵ nhồi máu não. Đối với những người trẻ tuổi, các thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,... sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạch máu.

Người béo phì, ít vận động

Khoảng 10% người trẻ tuổi bị đột quỵ có thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI >30), ngoài ra các chỉ số tại vòng bụng, hông còn có mối liên quan chặt chẽ hơn đến nguy cơ đột quỵ.

Người bị đái tháo đường và tăng huyết áp

30% đột quỵ ở người trẻ tuổi là do đái tháo đường và bệnh tăng huyết áp là khoảng 10%. Do thói quen ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường khiến độ tuổi mắc tiểu đường càng trẻ.

Người sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích gây đột quỵ ở người trẻ tuổi chủ yếu là rượu bia. Các loại rượu nặng có liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng chảy máu não.

Đột quỵ ở người trẻ: Đây là 6 nhóm người cần cảnh giác  - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ

Các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường giống như ở người lớn, bao gồm: Tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay, hoặc chân, thường ở một bên cơ thể; khó nói hoặc khó hiểu lời nói của người khác; chóng mặt hoặc mất thăng bằng; đau đầu dữ dội, đột ngột; rối loạn thị giác, chẳng hạn như nhìn mờ hoặc nhìn đôi; khó nuốt; buồn nôn hoặc nôn mửa; rối loạn ý thức và hôn mê.

Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng này, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115.

Người trẻ cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ

- Người trẻ cần có một lối sống tích cực cũng như chế độ ăn thích hợp và tăng cường tập thể dục, tập vận động mỗi ngày; 

- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não ở người trẻ tuổi như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích,... là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ và đột quỵ tái phát. 

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.

Thanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quanThanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quan

GĐXH - Nam thanh niên đang chơi cầu lông cùng bạn, đột ngột liệt nửa người, ngay lập tức được đưa vào Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Dự phòng đột quỵ bằng an cung ngưu hoàng hoàn nên hay không?Dự phòng đột quỵ bằng an cung ngưu hoàng hoàn nên hay không?

Thông tin nghệ sỹ Phước Sang đột quỵ lần thứ 2 ở tuổi 55 khiến nhiều người bất ngờ. Bởi, mọi người thường nghĩ đột quỵ thường diễn ra ở người cao tuổi.

Thanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quanThanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quan

GĐXH - Nam thanh niên đang chơi cầu lông cùng bạn, đột ngột liệt nửa người, ngay lập tức được đưa vào Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn được na bở, loại quả này chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất hay gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Táo bón ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nên bên cạnh các phương pháp điều trị, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ nhỏ bằng các phương pháp xoa bóp đơn giản.

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh cao huyết áp nếu không kiểm soát tốt có thể gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Đột quỵ, đau tim, suy tim đột ngột, suy thận…

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng dễ có nguy cơ cao mắc bệnh sởi kéo dài hoặc phức tạp, thậm chí mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm não. Những trường hợp này ít gặp ở trẻ khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

6 loại dầu ăn tốt cho người bị cholesterol cao

6 loại dầu ăn tốt cho người bị cholesterol cao

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Có rất nhiều loại dầu ăn trên thị trường với hương vị và thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại dầu nào tốt nhất cho người bị cholesterol cao không dễ.

Người phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh này

Người phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 72 tuổi đã trải qua 2 cơn đột quỵ nhồi máu não liên tiếp chỉ trong vòng 48 giờ do biến chứng rung nhĩ may mắn được cứu sống và phục hồi hoàn toàn nhờ vào sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ.

Người bệnh tiểu đường nếu thích ăn mít nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường nếu thích ăn mít nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn mít, nhưng cần ăn điều độ và theo dõi để tránh làm tăng đường huyết.

Uống nước có làm giảm huyết áp không?

Uống nước có làm giảm huyết áp không?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Mất nước không phải là nguyên nhân gây ra chứng tăng huyết áp, nhưng có khả năng góp phần gây ra căn bệnh này. Vậy uống nước có làm giảm huyết áp không?

4 bài thuốc chữa bệnh từ vỏ chanh

4 bài thuốc chữa bệnh từ vỏ chanh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Theo BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, vỏ chanh có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Kết hợp vỏ chanh với các vị thuốc nam khác còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Top