60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân số
GiadinhNet - Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới, khẳng định: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển. Đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học.
Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân số
Những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) cán bộ làm công tác dân số ở nước ta đã có những thành tựu to lớn góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội.
Nước ta đang ở thời kỳ dân số vàng, chất lượng dân số được cải thiện, tỷ lệ tuổi thọ trung bình ở Việt Nam là 75,4 tuổi, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc 19,6%, năm trong mức <20% được xếp vào mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chiều cao ở nhóm thanh niên, nam 18 tuổi cao 168,1cm, (tăng 3,7cm so với năm 2010), nữ cao 156,2 cm (tăng 3,7cm so với năm 2010), tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh đã giảm mạnh,…1.
Đây là kết quả của việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới. Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số cần được chú trọng toàn diện về mọi mặt, như: quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ với các yếu tố kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển nhanh, bền vững.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân số rất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Ảnh minh hoạ
Bên cạnh đó, vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện phát triển dân số. Hiện nay, tình trạng cán bộ làm công tác dân số chưa được đào tạo, tập huấn ở một số nhóm kiến thức và kỹ năng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ dân số – kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), do đó, ảnh hưởng đến công tác dân số, như: công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn về dân số; phổ biến kiến thức về sức khỏe sinh sản, phòng tránh thai,…
Kiến thức cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số. Trong nhóm kiến thức này, nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh được đào tạo, chiếm 81,3%; các nội dung liên quan đến giảm tỷ lệ tan máu bẩm sinh tại cộng đồng, phân bố dân số được đào tạo dưới 40%2. Công tác truyền thông, tư vấn về DS-KHHGĐ, chiếm 84,1%; nội dung lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển địa phương được ĐTBD chỉ đạt 41,3%3.
Kỹ năng truyền thông, tiếp thị xã hội; nghiên cứu khoa học và thống kê. Kỹ năng lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển địa phương, chiếm 44,5%. Kỹ năng về nghiên cứu khoa học và thống kê DS-KHHGĐ, kỹ năng ghi chép, tổng hợp, báo cáo số liệu được ĐTBD đạt 70,3% và kỹ năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ chỉ đạt 25,4%4.
Về kỹ năng quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ DS-KHHGĐ. Ở nhóm này, kỹ năng truyền thông, tư vấn, vận động trong DS-KHHGĐ được ĐTBD, chiếm 79,4%; kỹ năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ và kỹ năng quản lý và điều phối nguồn tài chính, kế toán có tỷ lệ ĐTBD thấp nhất, chỉ chiếm 25%5.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân số
Ngày 01/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 520/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ĐTBD nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả ĐTBD về công tác dân số, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân số đã được đề ra.
Công tác bồi dưỡng đội ngũ làm công tác dân số các cấp (tối thiểu 80% công chức được bồi dưỡng kiến thức dân số cơ bản); bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (100% viên chức làm công tác dân số được bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số). Tối thiểu 90% nhân viên y tế cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản ở các cơ sở y tế huyện và xã có kiến thức, kỹ năng cung cấp các dịch vụ dân số và phát triển. Tối thiểu 80% lãnh đạo y tế đơn vị, y tế huyện và xã được bồi dưỡng về quản lý dân số và phát triển để thực hiện quản lý công tác dân số được giao. Hằng năm, bồi dưỡng tập huấn kiến thức cho cộng tác viên dân số theo nhu cầu và khả năng của các địa phương6.
Để đáp ứng được mục tiêu trên, cần tập trung vào giải pháp cụ thể sau:
Một là, hoàn thiện chương trình, tài liệu phục vụ ĐTBD.
Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chương trình, tài liệu bồi dưỡng về dân số và phát triển phù hợp với công tác dân số và phát triển các cấp; nội dung ĐTBD chú trọng vào kế hoạch, nhiệm vụ công tác dân số hằng năm; từng bước chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số.
Hai là, tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động về dân số gắn với nội dung ĐTBD.
Nâng cao chất lượng và phân bố dân số; kiến thức về dân số và phát triển; kiến thức về tư vấn và cung ứng các dịch vụ dân số; cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; nâng cao kỹ năng công nghệ – thông tin; các phần mềm chuyên ngành dân số; phương pháp thẩm định phúc tra số liệu; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học; phổ biến, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và Chiến lược Gia đình Việt Nam đến năm 2030.
Ba là, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, giảng viên tuyến tỉnh, tuyến huyện.
Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, giảng viên kiêm chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có kinh nghiệm thực tiễn về ĐTBD và phương pháp sư phạm, đáp ứng nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số và cộng tác viên dân số. Hằng năm, cử đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý về tuyến tỉnh, tham gia giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về dân số và phát triển cho cán bộ của địa phương; xây dựng đội ngũ báo cáo viên, giảng viên thỉnh giảng về dân số và phát triển đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự học tập và đào tạo trình độ sau đại học, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cán bộ làm công tác dân số trong tình hình mới.
Chú thích:
1. Bộ Y tế công bố kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019 – 2020. https://moh.gov.vn
2, 3, 4, 5. Kết quả khảo sát của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2018.
6. Quyết định số 520/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2021 – 2030.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới.
2. Thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý, chuyên môn, nghiệp cụ của cán bộ dân số. http://gopfp.gov.vn, ngày 02/4/2018.
Hoàng Thị Hậu
(Tạp chí Quản lý nhà nước)

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 13 giờ trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 1 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRa máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCó một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.