Hà Nội
23°C / 22-25°C

60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô trong ký ức của vị Giáo sư già

Thứ bảy, 07:25 10/10/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Những ngày này, khi các hoạt động kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) diễn ra sôi nổi thì GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh - cậu thiếu niên tham gia Đội Thiếu sinh quân quyết tử của Thủ đô ngày nào lại trầm ngâm với từng mảng ký ức, về những ngày tham gia chiến đấu 60 ngày đêm, tại Liên khu 1 Hà Nội.

60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô trong ký ức của vị Giáo sư già - Ảnh 1.

GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh trầm ngâm với từng mảng ký ức về những ngày "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".

"Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"

Đêm 19/12/1946, quân dân Thủ đô Hà Nội đã đồng loạt nổ súng, mở màn cuộc kháng chiến với tinh thần: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".

GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh kể lại: "Tôi tham gia Đoàn liên lạc tự vệ thành phố Hà Nội với nhiệm vụ chính là đưa tin từ đơn vị này đến đơn đơn vị kia, truyền lệnh khẩn cấp từ cấp chỉ huy đến đơn vị, truyền mật khẩu, dẫn quân tiếp viện để giải nguy cho bộ đội và động viên bộ đội ở các ụ pháo (phía sau các bao cát chồng lên nhau là bộ đội chiến đấu) bằng hình thức múa, hát…".

"60 ngày đêm đó thiếu thốn đủ thứ. Mỗi ngày qua đi là một ngày gian khổ nhưng bộ đội và Thiếu sinh quân đều có chung một suy nghĩ là con dân của Hà Nội, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì phải quyết tâm bảo vệ Thủ đô đến cùng, với lời thề "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"" - vừa kể, GS Lê Ngọc Canh vừa ngân nga câu hát trong bài "Thủ đô huyết thệ": "Đoàn Thủ đô thề xung phong quyết tử/ Nguyện xả mình mong Tổ quốc quyết sinh...".

Khi những câu hát bắt đầu, cũng là lúc đôi mắt của vị Giáo sư 87 tuổi ngấn lệ. Ông nhớ cái Tết đầu tiên xa nhà, nhớ vị bánh chưng từ hậu phương và nhớ cả những giây phút anh em Thiếu sinh quân nhường nhau từng mẩu bánh. "Anh lớn nhường em nhỏ, mà các em nhỏ cũng không ăn, nhất quyết nhường anh lớn ăn để lấy sức chiến đấu. Đó là cái Tết đầu tiên xa nhà, cái Tết đầu tiên tôi tham gia Thiếu sinh quân cảm tử và nếu bây giờ cho tôi được trở về ngày ấy một lần nữa, tôi vẫn sẽ nhường các anh chị lớn như vậy", GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh xúc động.

Ông kể, khi đang chiến đấu thì cấp trên lệnh cho Trung đoàn Thủ đô phải rút khỏi thành phố để bảo toàn lực lượng và chỉ một trung đội ở lại để "đốt" phố phường, nghi binh địch. Tất cả rút qua cầu Long Biên lên bến Chèm và sang làng Phúc Yên (nay là TP Phúc Yên, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc - PV) để di chuyển lên chiến khu Việt Bắc.

"Nếu không muốn bị địch tiêu diệt thì không được phát ra tiếng động khi qua cầu Long Biên, phải im lặng và kể cả hắt hơi, ho cũng cố chịu bởi trên đầu là quân địch rọi đèn pha kiểm tra khắp nơi. Chúng tôi gọi đó là cuộc rút quân thần kỳ. Khi chúng tôi đến làng Phúc Yên an toàn cũng là lúc cả Hà Nội đỏ lửa. Chứng kiến cả khoảng trời Hà Nội rực lửa, ai cũng khóc. Khóc vì thương Hà Nội và khóc vì chẳng biết ngày nào được trở về Thủ đô...", GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh nhớ lại.

Ngày trở về…

60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô trong ký ức của vị Giáo sư già - Ảnh 2.

Mặc dù vừa chạm tuổi 87 nhưng vị Giáo sư đầu tiên của ngành múa vẫn hoạt bát, nhớ từng chi tiết trong trận chiến 60 ngày đêm Hà Nội.ảnh: B.Loan

Trung đoàn Thủ đô là Trung đoàn đầu tiên của Hà Nội với tên gọi ban đầu là Trung đoàn Liên khu 1 Hà Nội. Sau đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề nghị đổi tên thành Trung đoàn bảo vệ Thủ đô và sau này là Trung đoàn Thủ đô. Những Thiếu sinh quân quyết tử của Thủ đô ngày ấy chỉ từ 9 - 15 tuổi. Sau cuộc di dời để bảo toàn lực lượng, Trung đoàn Thủ đô di chuyển lên chiến khu Việt Bắc tham gia chiến đấu trong suốt 9 năm.

GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh cho biết, trong 9 năm trường kỳ kháng chiến ấy, với những người lính sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, những ký ức về Thủ đô hiện về như một cuốn phim. Cho đến một ngày, khi ông và đồng đội đang đóng quân ở Thái Nguyên thì nhận được thông báo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về tiếp quản Thủ đô.

GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh kể, chỉ khi nghe được thông báo của Đại tướng, mọi người ai cũng nhảy lên vui sướng. Mọi người được lệnh tập trung ở Sấu Giá (nay ở thị trấn Phùng, Hoài Đức, Hà Nội) để tập huấn phổ biến các quy định về tiếp quản Thủ đô, những nguyên tắc tiếp dân, bảo vệ, bảo mật, quy ước, quy định, kỷ cương… trong vòng một tuần.

"Ngày tôi cùng các anh em trở về Hà Nội, hai bên dãy phố lớp lớp người đón bằng cờ hoa rực rỡ, cùng những tiếng reo hò và cùng ngân vang câu hát "Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về…" (bài hát "Tiến về Hà Nội" của nhạc sĩ Văn Cao-PV). Tôi tự hào là người con của Hà Nội và khi hát trong tâm thế tự hào ấy, trong tôi, tràn niềm sung sướng, hạnh phúc ngày về. Đó là buổi sáng 10/10/1954. Chúng tôi tiến về Cột Cờ Hà Nội làm lễ chào cờ trong không gian ngập tràn niềm vui chiến thắng", GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh kể lại.

Ngày tiếp quản Thủ đô, khi đó GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh 22 tuổi, là một chiến sĩ văn công. Ông hoạt động trong quân ngũ đến năm 1984 thì "bén duyên" với Ủy ban Khoa học xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội), làm công tác nghiên cứu lý luận, nghiên cứu văn hoá dân gian, nghệ thuật dân gian dân tộc ở các vùng miền…

Những ngày này, khi các hoạt động kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đang diễn ra sôi nổi thì trong tư gia nằm sâu ở một ngõ nhỏ trên phố Láng Hạ, GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh lại trầm ngâm với từng mảng ký ức. Trong nền nhạc "Tiến về Hà Nội" hùng tráng, ông lật giở từng trang viết cũ và bảo: "Có nhiều đêm, tôi lại thấy mình biểu diễn ở những ụ pháo, thấy đạn lạc, bom rơi giữa những phố phường rực cháy…".

GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh (87 tuổi) sinh ra và lớn lên tại làng Đa Sỹ, Kiến Hưng, Hà Đông. Ông nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội). Ông được mệnh danh là vị Giáo sư già với 2 cái nhất, đó là: Giáo sư cao tuổi nhất và Giáo sư đầu tiên trong ngành Nghệ thuật múa của Việt Nam.

Năm 2000, GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh nghỉ hưu và bắt đầu chủ nhiệm các công trình khoa học về phục dựng múa cổ Hà Nội và văn hoá dân gian. Đầu tiên là công trình nghiên cứu, kế thừa, phát triển nghệ thuật múa Thăng Long - Hà Nội. Công trình thứ hai là phục hồi múa cổ Thăng Long – Hà Nội. Thứ ba là xuất bản sách múa Hà Nội truyền thống và hiện đại.

Các công trình về múa cổ Hà Nội của ông và cộng sự đều được in thành sách, đĩa, được TP Hà Nội đánh giá cao. GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh được vinh danh Công dân Thủ đô Ưu tú năm 2020.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng hàng nghìn người dân làng Đông Cao đủ mọi lứa tuổi đã đến xem, cổ vũ cho gần 100 pháo thủ khiến cho không khí nơi đây vui tươi như mở hội...

 Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Một nhóm trẻ rủ nhau đi tắm sông tại khu vực chân cầu Hiệp Thành, (phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) không may 2 trẻ bị đuối nước thương tâm.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 9 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 9 giờ trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 10 giờ trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 29/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 12 giờ trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Ô tô tải gặp tai nạn khiến hơn 100 con dê trên xe chết và bị thương. Phát hiện sự việc, người dân đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi người khác thu mua để hỗ trợ tài xế.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Một đêm tháng 4/2017, đường Ngô Gia Tự (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chìm trong những ánh đèn đường vàng oạch, mờ ảo. Từ phía góc khuất bất ngờ xuất hiện 1 người đàn ông loạng choạng, vừa chạy vừa lấy tay đè vào vết thương chảy máu xối xả. Trong đêm tối, vang lên nhưng tiếng hò hét, khuấy động cả một con phố nhỏ.

Top