Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 hành động tồi tệ nhất bạn vẫn thường làm sẽ gây tổn hại không nhẹ tới đôi mắt

Thứ tư, 19:00 31/05/2017 | Sống khỏe

Nếu bạn chủ quan làm những hành động này với đôi mắt thì có thể rước họa, thậm chí bị mù vĩnh viễn.

"Bạn vẫn được nhắc nhở rằng ngồi quá gần tivi sẽ làm hỏng đôi mắt của bạn? Tuy nhiên, điều này lại không hoàn toàn đúng – không có bằng chứng khoa học chính xác nào xác nhận điều này", Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ cho biết.


Có rất nhiều hành động khiến bạn vô tình làm nhiễm trùng, tổn thương mắt.

Có rất nhiều hành động khiến bạn vô tình làm nhiễm trùng, tổn thương mắt.

Thế nhưng bên cạnh đó lại có rất nhiều hành động khác có thể khiến bạn bị nhiễm trùng, bị tổn thương và mắc nhiều bệnh về mắt khác. Và có thể bạn sẽ cảm thấy có lỗi với đôi mắt sau khi biết được 7 thói quen dưới đây đem đến nguy hại như thế nào đến "cửa sổ tâm hồn" của mình.

Sử dụng kính áp tròng cũ

Theo thời gian, vi khuẩn sẽ tiếp xúc với kính của bạn, chúng bám vào bề mặt của kính và nhân số lượng lên. Sau đó, khi bạn đặt chúng vào mắt, chúng có thể gây ra một vết loét giác mạc, từ đó mở ra nguy cơ nhiễm trùng, gây đau dữ dội, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng và thị lực giảm dần.

Ray Chan, MD, bác sĩ nhãn khoa thuộc Bệnh Viện Health Arlington Memorial Hospital tại bang Texas cho biết: "Đó là lý do tại sao bạn nên vứt bỏ kính áp tròng cũ và mua mới sau 3-4 tháng sử dụng. Để nhớ chính xác khoảng thời gian, hãy cùng áp dụng thời gian với việc thay bàn chải đánh răng, như vậy sẽ dễ nhớ hơn".

Tiến sĩ Chan cũng nói rằng, bạn nên khử trùng kính trong nước sôi 5 phút mỗi tuần một lần. Điều này giúp giết chất bất kỳ vi trùng tích luỹ trên mặt kính.


Bạn nên vứt bỏ kính áp tròng cũ và mua mới sau 3-4 tháng sử dụng.

Bạn nên vứt bỏ kính áp tròng cũ và mua mới sau 3-4 tháng sử dụng.

Dụi mắt

Mặc dù bạn cảm thấy khá thoải mái khi xoa mắt, nhất là lúc bị ngứa hay nhoè mắt, tuy nhiên việc dụi mạnh mắt có thể làm vỡ các mạch máu, khiến mắt hằn đỏ lên – thật không đẹp tí nào phải không? "Nhưng không chỉ không đẹp, việc này còn có thể truyền vi khuẩn và virus từ tay bạn tới lông mi và mí mắt, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt", Tiến sĩ Chan nói.

Thêm vào đó, nếu không cẩn thận gây ra vết xước có thể gây viêm xung quanh mắt, từ đó khiến bạn cảm thấy khó chịu và càng có ham muốn dụi mắt nhiều hơn.

Thay vì chà xát mắt trực tiếp, hãy làm như sau: "Giữ bàn tay và ngón tay trên vành đai mắt, đó là viền xương quanh mắt, điều này sẽ khiến bạn thoải mái hơn mà không gây tổn thương mắt", Tiến sĩ Chan cho hay.


Dụi mắt có thể truyền vi khuẩn và virus từ tay bạn tới lông mi và mí mắt, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Dụi mắt có thể truyền vi khuẩn và virus từ tay bạn tới lông mi và mí mắt, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Chạm vào mắt khi tay bẩn

Trung bình một người chạm vào mặt khoảng 16 lần trong 1 giờ - theo một nghiên cứu đăng trên Tạp Chí Journal of Occupational and Environmental Hygiene. Stuart Sonheimer, MD, bác sĩ nhãn khoa tại Park Ridge, Illinois cho biết, bàn tay và ngón tay bạn thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và virus có thể gây nhiễm trùng.

Để giữ cho những vi trùng này không tiếp cận được mắt của bạn, hãy cố gắng tránh chạm hoặc dụi mắt một cách ngẫu nhiên. Và khi bạn bắt buộc cần chạm vào mắt (ví dụ như trường hợp có thứ gì đó vướng vào mắt bạn), hãy nhớ rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi bắt đầu.


Để giữ cho những vi trùng này không tiếp cận được mắt của bạn, hãy cố gắng tránh chạm hoặc dụi mắt một cách ngẫu nhiên.

Để giữ cho những vi trùng này không tiếp cận được mắt của bạn, hãy cố gắng tránh chạm hoặc dụi mắt một cách ngẫu nhiên.

Sử dụng nước bọt/nước máy để rửa kính áp tròng

Đây là một thói quen cực kì tệ hại, bởi nước bọt có chứa mầm mống vi khuẩn, còn nước máy có thể chứa các vi khuẩn có khả năng gây viêm amip, viêm giác mạc Acanthamoeba – một bệnh nhiễm trùng có thể khiến bạn mù vĩnh viễn.

Vì vậy, bạn cần nước rửa chuyên dụng để rửa kính áp tròng, và đừng quên thay chúng sau 3-4 tháng sử dụng. Ngoài ra, nước cất hoặc nước muối là những lựa chọn thay thế an toàn nếu bạn không có bất kỳ giải pháp nào lúc cấp bách.

Đi bơi không dùng kính bảo vệ mắt

Kính bảo vệ mắt khi bơi có thể khiến bạn hơi lùn, hoặc không được "đẹp" - theo suy nghĩ của một vài người, nhưng chúng lại bảo vệ mắt bạn khỏi những hợp chất có thể gây hại trong nước.

Giống như nước máy, cả nước ngọt và nước mặn đều có thể chứa các vi sinh vật và vi khuẩn có hại cùng các bụi bẩn có thể gây kích ứng mắt, Tiến sĩ Sondheimer nói. Theo CDC, khi chlorine được sử dụng để khử sạch bể bơi công cộng, cộng với mồ hôi, nước tiểu, phân… tại thành chloramines - các chất có thể gây đỏ mắt và kích ứng mắt.

Kính của bạn không cần phải là loại mắc tiền, hãy chắc chắn rằng chúng vừa vặn và bảo vệ chặt đôi mắt của bạn khỏi sự xâm nhập của nước.


Kính bảo vệ mắt khi bơi bảo vệ mắt bạn khỏi những hợp chất có thể gây hại trong nước.

Kính bảo vệ mắt khi bơi bảo vệ mắt bạn khỏi những hợp chất có thể gây hại trong nước.

Sử dụng nước nhỏ mắt thường xuyên

Thật kỳ diệu, thuốc nhỏ mắt có thể làm co thắt các mạch máu trong mắt bạn để làm giảm lưu lượng máu, giúp mắt ít xuất hiện vằn đỏ hơn. Nhưng sử dụng thuốc thường xuyên làm đôi mắt của bạn thích ứng quá nhiều với thuốc.

Andrew Holzman, bác sĩ nhãn khoa và giám đốc y tế khu vực TLC Laser Eye Centers ở Maryland cho biết, khi bạn dừng thuốc, các mạch máu sẽ lại tiếp tục giãn nở và đôi mắt bạn sẽ lại đỏ.

Nếu bạn bị khô, đỏ mắt kéo dài, hãy tìm đến bác sĩ nhãn khoa để tìm ra nguyên nhân và được chữa trị. Thông thường, mắt khô có thể được điều trị thông qua việc thay đổi lối sống, nước mắt nhân tạo hoặc thuốc.


Sử dụng thuốc thường xuyên làm đôi mắt của bạn thích ứng quá nhiều với thuốc.

Sử dụng thuốc thường xuyên làm đôi mắt của bạn thích ứng quá nhiều với thuốc.

Không sử dụng kính bảo vệ khi làm việc

Theo hiệp hội nhãn khoa Hoa kỳ, hơn 40% thương tích ở mắt là do việc chủ quan không dùng kính bảo vệ khi sữa chữa nhà của, làm vườn… và nam giới có nguy cơ bị tổn thương cao hơn so với phụ nữ.

"Việc không sử dụng kính sẽ là điều kiện cho các mãnh vỡ, các vật sắc nhọn như kim loại hay mảnh gỗ bay vào mắt gây ra những chấn thương nghiêm trọng", Tiến sĩ Sondheimer nói.

Vì vậy, đừng quên đeo kính bảo hộ khi làm việc để đảm bảo an toàn cho "cửa sổ tâm hồn" bạn nhé!

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 8 phút trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 2 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 4 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Thấy có triệu chứng viêm xoang, anh V nghĩ rằng bệnh không nghiêm trọng nên tự mua kháng sinh tại hiệu thuốc nhưng triệu chứng không chỉ cải thiện mà ngày một nặng lên.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Sống khỏe - 9 giờ trước

Cho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Bạn bị viêm phụ khoa tái đi tái lại dù đã làm đủ mọi cách. Bạn chịu đựng ngứa ngáy, khí hư khó chịu cũng như bất tiện và mặc cảm. Nhưng điều ái ngại nhất là: chính người bạn đời lại nghĩ rằng bạn "không biết giữ gìn". Trong khi sự thật, nguyên nhân có thể đến từ chính anh ấy. Đây là câu chuyện rất nhiều phụ nữ đang gặp phải.

Top