7 nhóm trong danh mục thuốc cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà
GiadinhNet - Thuốc hạ sốt, giảm đau; thuốc cân bằng điện giải; thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe; thuốc kháng virus; thuốc chống viêm corticosteroid; thuốc chống đông máu.... là những loại được đưa vào danh mục thuốc cho F0 điều trị tại nhà.
Ngày 26/8, Bộ Y tế vừa hành hướng dẫn tạm thời "Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà".
Trong danh mục hướng dẫn này có 7 nhóm thuốc cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà, gồm: thuốc hạ sốt, giảm đau; thuốc cân bằng điện giải; thuốc hỗ trợ nâng cao sức khoẻ, tăng sức đề kháng; thuốc sát khuẩn hầu họng; thuốc kháng virus; thuốc chống viêm corticosteroid; thuốc chống đông máu.
Lưu ý riêng với thuốc kháng virus và thuốc chống viêm, chống đông máu
Riêng thuốc kháng virus hiện chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trong tình huống khẩn cấp hoặc cấp phép lưu hành chính thức. Thuốc được dùng trong chương trình thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu tại cộng đồng theo đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học - Bộ Y tế thông qua và Bộ Y tế cho phép triển khai.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam, đến chiều 26/8, TP đã nhận được 16.000 liều kháng virus Molnupiravir, tương đương 320.000 viên. Ngay trong sáng mai sẽ bổ sung loại thuốc này vào trong túi thuốc cung cấp cho các F0 đang điều trị tại nhà.
Liên quan tới thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu, Bộ Y tế đề nghị thực hiện kê đơn điều trị ngoại trú theo quy định.
Việc này thực hiện trên nguyên tắc chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu sớm của suy hô hấp mà chưa kịp chuyển đến cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch. Người bệnh không thuộc phạm vi chống chỉ định của thuốc.
Khi kê đơn, các bác sĩ lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn. Tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.
Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân COVID-19 tại nhà gồm:
1. Thuốc hạ sốt, giảm đau
Paracetamol: cho trẻ em: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg; cho người lớn: viên nén 250mg hoặc 500mg.
2. Thuốc cân bằng điện giải:
Dung dịch Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
3. Thuốc hỗ trợ nâng cao sức khoẻ, tăng sức đề kháng:
Vitamin tổng hợp có một trong các thành phần sau: vitamin B1, B6 và B12; vitamin C (có thể bao gồm kẽm); vitamin D.
4. Thuốc sát khuẩn hầu họng:
- Natri clorit (dung dịch 0,9% hoặc viên pha nước muối).
- Thuốc sát khuẩn hầu họng khác
5. Thuốc kháng virus:
Sử dụng theo đề cương nghiên cứu lâm sàng được Bộ Y tế phê duyệt hoặc theo thông tin tờ hướng dẫn sử dụng thuốc sau khi thuốc được cấp giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam.
6. Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: lựa chọn một trong các thuốc sau:
- Dexamethason 0,5mg (viên nén)
- Methylprednisolon 16mg (viên nén)
- Prednisolon 5mg (viên nén)
7. Thuốc chống đông máu đường uống, lựa chọn một trong 2 thuốc sau:
- Rivaroxaban 10mg (viên)
- Apixaban 2,5mg (viên)
Riêng đối với thuốc chống đông máu đường uống, thuốc chống viêm corticosteroid đường uống, Bộ Y tế nhấn mạnh thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định.
Võ Thu
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.