7 tác hại nghiêm trọng do sở thích uống nước ngọt thường xuyên
Uống nước ngọt thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe, trong đó có những bệnh nghiêm trọng chứ không chỉ đơn thuần là sâu răng hay da mụn.

Hầu hết mọi người đều biết rằng uống các loại nước ngọt đóng chai, bao gồm cả nước ngọt có ga không mang lại giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà ngược lại, chúng còn gây nhiều tác hại đối với cơ thể.
Tuy nhiên, vì tính tiện lợi và vị ngọt "gây nghiện" nên mọi người vẫn sử dụng nước ngọt như một loại đồ uống quen thuộc hàng ngày. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho biết, có tới 63% người trưởng thành ở Hoa Kỳ nói rằng họ tiêu thụ ít nhất một loại đồ uống có đường mỗi ngày.
Những đồ uống chứa nhiều đường và calo này thực sự đang gây ra tác hại gì cho cơ thể nếu bạn tiêu thụ chúng hàng ngày? Khi biết về những tác động lớn tới sức khỏe dưới đây, liệu điều đó có làm thay đổi thói quen uống nước ngọt của bạn hay không?
Theo ThS.BS Ngô Thị Hà Phương - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thành phần nước ngọt bao gồm: nước, đường, acid, chất tạo ngọt nhân tạo, chất tạo màu nhân tạo, chất bảo quản. Và tùy theo từng loại có ga hay không có ga mà thành phần có thêm CO2 hoặc không. Đồ uống có đường là thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh, thường với số lượng lớn, nên làm tăng tổng năng lượng khẩu phần nhưng lại nghèo chất dinh dưỡng.
Một phần 330ml đồ uống có ga có đường thường chứa khoảng 35g đường, tương đương cung cấp khoảng 140 kcal năng lượng, trong khi cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng khác. Đó là khoảng gấp đôi giới hạn được khuyến nghị hàng ngày về lượng đường bổ sung. Lượng đường bổ sung cao có liên quan đến nhiều kết quả bất lợi cho sức khỏe, từ tăng cân và nguy cơ viêm nhiễm đến các tình trạng sức khỏe tâm thần và thậm chí gây ung thư.
1. Uống nước ngọt dễ gây tăng cân

Các loại nước ngọt đều chứa lượng đường cao, có liên quan đến tăng cân và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Mỗi lon nước ngọt chứa tới 140-200 calo, chủ yếu từ đường bổ sung. Điều này có thể dẫn đến dư thừa calo nếu không được bù đắp bằng hoạt động thể chất, dẫn đến tăng cân. Thực tế, một nghiên cứu được công bố tháng 5/2020 trên Tạp chí Quốc tế về Dinh dưỡng Hành vi và Hoạt động thể chất đã cho thấy, các hoạt động thể chất được thực hiện trong thời gian rảnh rỗi không thể bù đắp cho số cân tăng do uống nước ngọt.
2. Uống nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2
Việc tiêu thụ nước ngọt thường xuyên khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát bệnh đái tháo đường type 2.
ThS.BS. Ngô Thị Hà Phương cho biết, có nhiều bằng chứng khoa học đưa ra việc uống đồ uống có đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, nhưng không rõ liệu điều này có phải là do hàm lượng đường hay các yếu tố lối sống liên quan hay không.
3. Uống nước ngọt gây ảnh hưởng tới sức khỏe xương
Một số nghiên cứu cho thấy rằng acid photphoric, được tìm thấy trong nhiều loại nước ngọt có ga, có thể cản trở sự hấp thụ canxi, làm xương yếu đi và tăng nguy cơ gãy xương. Trên thực tế, Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu vào tháng 9/2014 cho thấy rằng mỗi loại nước ngọt mà những người tham gia tiêu thụ trong ngày làm tăng nguy cơ bị gãy xương hông lên mức đáng lo ngại là 14%.
4. Nước ngọt dẫn đến các vấn đề nha khoa
Nếu bạn muốn tránh những loại thực phẩm và đồ uống có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng thì chắc chắn cần phải bỏ ngay thói quen uống nước ngọt hàng ngày. Đường bổ sung và acid trong nước ngọt có thể ăn mòn men răng, lớp ngoài cùng của răng, dẫn đến sâu răng.
Nếu bạn uống đồ uống có đường, hãy chủ động vệ sinh răng miệng ngay sau đó là việc làm cần thiết cho sức khỏe răng miệng . Nên dùng ống hút để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp đồ uống vào răng và súc miệng bằng nước ngay sau đó.
5. Tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Gan có vai trò chuyển hóa các chất đưa vào cơ thể, trong đó có đường. Uống nước ngọt hàng ngày khiến cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện có hàm lượng fructose cao, có thể khiến gan bị quá tải và dẫn đến tích tụ thêm chất béo, dễ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
6. Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Theo CDC Hoa Kỳ, mặc dù có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch nhưng uống nước ngọt hàng ngày làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim do tiêu thụ quá nhiều đường, có thể dẫn đến béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp .
7. Nguy cơ gây hại cho thận
Uống nước ngọt có hàm lượng đường cao dễ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Điều này có thể khiến các tinh thể hình thành trong thận, dẫn đến sỏi thận. Nguyên nhân là do nước ngọt thường được sản xuất chứa một lượng đường fructose, khi lượng đường này đi vào cơ thể gây cản trở nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và phân hủy purin. Đây là nguyên nhân khiến lượng acid uric trong cơ thể tích tụ nhiều hơn.
Việc tiêu thụ nước ngọt liên tục cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh thận mạn tính. Vì vậy, nên cắt giảm lượng nước ngọt để bảo vệ thận và các bộ phận khác của cơ thể.


Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM
Sống khỏe - 51 phút trướcSở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 2 giờ trướcGĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng
Mẹ và bé - 8 giờ trướcThiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích
Sống khỏe - 1 ngày trướcMọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏeNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.