Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thêm một loại cây có thể chữa 'bách bệnh' và được ví như 'nhân sâm của người nghèo', nhiều người mới chỉ trồng làm cảnh nhưng rất ít ăn

Thứ năm, 08:06 12/10/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể tận dụng làm thuốc. Lá đinh lăng không chỉ được sử dụng làm rau ăn mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh.

Đau đầu, chóng mặt trong kỳ "đèn đỏ", chị em nhất định phải biết điều này để không bị tái phátĐau đầu, chóng mặt trong kỳ 'đèn đỏ', chị em nhất định phải biết điều này để không bị tái phát

GĐXH - Đau đầu, chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp và còn lặp đi lặp lại ở nhiều chị em. Việc hiểu biết và có cách dự phòng là cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống ở chị em.

Đinh lăng từ lâu được trồng phổ biến ở các gia đình Việt. Hầu như thấy cả các bộ phận của cây đinh lăng đều được tận dụng để làm thuốc, từ thân, cành, lá đến củ, rễ. Đây là loại cây được đại danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là “sâm của người nghèo” vì chất dinh dưỡng của nó gần bằng với nhân sâm của Hàn Quốc.

Thêm một loại cây có thể chữa 'bách bệnh' và được ví như 'nhân sâm của người nghèo', nhiều người mới chỉ trồng làm cảnh nhưng rất ít ăn - Ảnh 2.

Củ đinh lăng được có ngoại hình và dinh dưỡng gần giống nhân sâm. Ảnh minh họa

Trong Đông y, đinh lăng được dùng để hỗ trợ chữa mất ngủ, an thần, cảm sốt, chữa đau nhức và bồi bổ cơ thể. Một số công dụng phổ biến của cây đinh lăng phải kể đến như:

- Tăng cường thể lực và giảm stress với khả năng kích thích hoạt động của não bộ, chống mệt mỏi và giảm âu lo, tăng cường miễn dịch.

- Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 rất tốt cho hệ tim mạch, thị lực và hệ thần kinh.

- Glucozit hỗ trợ tăng cường khả năng co bóp của tim và giảm thiểu lượng Na có trong tim.

- Alcaloid hỗ trợ giảm đau và gây tê hiệu quả.

- Flavonoid giúp ức chế chống lại các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.

7 công dụng của lá đinh lăng với sức khỏe và làm đẹp

Đinh lăng chữa đau đầu, mất ngủ

Trong lá đinh lăng có chứa saponin và kèm theo đó là rất nhiều thành phần quan trọng khác. Một số nghiên cứu đã chứng minh dược tính của lá đinh lăng có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não, điều này có tác động tốt lên hệ thần kinh.

Bên cạnh đó, tác dụng của cây đinh lăng còn giúp tăng cường sức đề kháng, an thần, ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn. Đinh lăng giúp giảm đau đầu, cải thiện tình trạng căng thẳng.

Thêm một loại cây có thể chữa 'bách bệnh' và được ví như 'nhân sâm của người nghèo', nhiều người mới chỉ trồng làm cảnh nhưng rất ít ăn - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Giúp cải thiện đường tiêu hóa

Nước lá đinh lăng hỗ trợ việc điều trị các triệu trứng khó chịu về tiêu hóa như tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi bằng cách sử dụng một nắm lá đinh lăng và sắc với nước uống liên tục trong vài ngày, các triệu chứng về tiêu hóa sẽ được cải thiện.

Đinh lăng tốt cho người mới ốm dậy

Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ, có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.

Cải thiện tình trạng tắc sữa sau sinh

Nước lá đinh lăng đem lại hiệu quả trong việc cải thiện và chữa trị tình trạng tắc tia sữa, ít sữa sau sinh. Trước khi đun lá đinh lăng cần phải được sao vàng, bảo quản trong lọ dùng dần. Lưu ý chỉ nên uống nước lá đinh lăng được đun trong ngày và uống khi đang còn ấm.

Đinh lăng chữa ho lâu ngày

Lá đinh lăng có công dụng trị ho rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Với những trường hợp bị ho nặng chỉ cần uống đến ngày thứ 3 thì các triệu chứng đã giảm đi rất nhiều. Bệnh nhân kiên trì uống nước lá đinh lăng đến khi khỏi bệnh thì dừng lại.

Cách dùng như sau: Lá đinh lăng rửa sạch dưới vòi nước, thái nhỏ, phơi khô và sao vàng. Mỗi ngày dùng từ 10-12g đun nhỏ lửa uống thay nước hàng ngày.

Làm trắng da

Bạn chỉ cần lấy nước lá đã đun sôi tắm như bình thường. Nếu nhà có bồn tắm, bạn nên đổ nước lá này vào bồn và ngâm mình trong nước lá khoảng 20-30 phút cho tinh chất ngấm sâu vào da, cắt đứt tế bào hắc tố gây thâm, tái tạo collagen làm trắng da nhanh chóng.

Đinh lăng trị mụn

Lá đinh lăng tươi rửa sạch, giã thật nhuyễn, cho thêm vài hạt muối, sau đó đắp lên chỗ có mụn, chờ đến khi thấy lá khô lại thì rửa sạch bằng nước. Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối và kiên trì trong vòng 2 tuần, làn da của bạn sẽ được phục hồi đáng kể.

Điều cần tránh khi đun lá đinh lăng làm nước uống

Thêm một loại cây có thể chữa 'bách bệnh' và được ví như 'nhân sâm của người nghèo', nhiều người mới chỉ trồng làm cảnh nhưng rất ít ăn - Ảnh 4.

Ảnh minh hạo

Nước lá đinh lăng từ lâu được mọi người sử dụng để đun nước uống hàng ngày. Theo các chuyên gia y tế, nước lá cây đinh lăng chứa một số chất rất tốt cho sức khỏe như lysine, methionine, glucozit, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6...

Tuy nhiên, trong lá đinh lăng chứa nhiều saponin, nên nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều rất dễ gặp phải một số tác dụng phụ chóng mặt, hoa mắt, khó chịu, mệt mỏi,... Vì thế, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cân nhắc liều lượng sử dụng cho phù hợp, không được uống kéo dài.

Với phụ nữ có thai và trẻ em được khuyến cáo không nên uống nước lá đinh lăng thường xuyên vì tuy là dược liệu thiên nhiên ít độc nhưng khi dùng với liều lượng nhiều vẫn có nguy cơ bị ngộ độc, nhất là ở phổi, gan, dạ dày, tim, ruột.

Lưu ý khi dùng củ đinh lăng ngâm rượu

Thêm một loại cây có thể chữa 'bách bệnh' và được ví như 'nhân sâm của người nghèo', nhiều người mới chỉ trồng làm cảnh nhưng rất ít ăn - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, do thành phần saponin nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách bào chế.

Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây 3 - 5 tuổi trở lên (nhưng không nên dùng những cây quá già cỗi).

Khi bào chế một số rễ cây làm thuốc như rễ cây dâu (tang bạch bì), rễ cây ba kích (ba kích thiên)... bắt buộc phải bỏ lõi rễ (vì tác dụng phụ không tốt, thậm trí gây thủng dạ dày). Với rễ cây đinh lăng cũng nên rút bỏ lõi đi (đề phòng các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra).

Thực tế hiện nay, nên nhiều người dùng toàn bộ bộ rễ cây đinh lăng (thường có khối lượng lõi chiếm tỷ trọng lớn) ngâm rượu cho “đẹp bình”. Họ coi đó như củ nhân sâm thực thụ (rất tiếc là các củ sâm thường không có lõi) để ngâm rượu “đại bổ dưỡng” uống hàng ngày. Điều này nên cân nhắc kỹ và xem lại khâu bào chế cho đúng cách.

3 người trong 1 gia đình phát hiện ung thư tuyến giáp trong cùng 1 tháng, người trẻ nhất là 20 tuổi, bác sĩ đưa ra lời khuyên bổ ích3 người trong 1 gia đình phát hiện ung thư tuyến giáp trong cùng 1 tháng, người trẻ nhất là 20 tuổi, bác sĩ đưa ra lời khuyên bổ ích

GĐXH - Nếu trong gia đình có người thân bị ung thư tuyến giáp, bạn cần chủ động thăm khám định kỳ để nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, sẽ có hướng điều trị kịp thời.

Thêm một loại rau được ví như "canxi trời cho", giúp giảm đau xương khớp cực tốt, nhưng nhiều người bỏ phí chưa biết ănThêm một loại rau được ví như 'canxi trời cho', giúp giảm đau xương khớp cực tốt, nhưng nhiều người bỏ phí chưa biết ăn

GĐXH - Thật bất ngờ khi lá ớt sở hữu một lượng canxi vô cùng lớn. Theo nghiên cứu 100g lá ớt sẽ bổ sung gần 233mg canxi cho cơ thể, hàm lượng này cao hơn cả sữa.

Đây là loại quả "khắc tinh" của bệnh tiểu đường, người tiểu đường có thể ăn thoải mái mà không lo tăng đường huyếtĐây là loại quả 'khắc tinh' của bệnh tiểu đường, người tiểu đường có thể ăn thoải mái mà không lo tăng đường huyết

GĐXH - Người tiểu đường cần ăn trái cây để bổ sung các chất xơ, nước, chất khoáng… Đây là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo tuân thủ 4 nguyên tắc.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quy chế bình chọn danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần thứ 2

Quy chế bình chọn danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần thứ 2

Sống khỏe - 28 phút trước

GĐXH – Các doanh nghiệp tham gia bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí khắt khe mà Ban Tổ chức đưa ra.

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 46 phút trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Sống khỏe - 1 giờ trước

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vậy những triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Giải thưởng "Ngôi sao thuốc Việt": Vinh danh những doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm chất lượng, hiệu quả

Giải thưởng "Ngôi sao thuốc Việt": Vinh danh những doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm chất lượng, hiệu quả

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, “Ngôi sao thuốc Việt” không chỉ là một danh hiệu cao quý mà còn là một tầm vóc mới của doanh nghiệp và sản phẩm thuốc Việt trong khát vọng vươn cao, vươn xa, đưa ngành Dược Việt Nam bước ra thế giới.

6 điều quan trọng cần biết khi dùng thực phẩm bổ sung

6 điều quan trọng cần biết khi dùng thực phẩm bổ sung

Sống khỏe - 3 giờ trước

Trên thế giới, xu hướng sử dụng thực phẩm bổ sung ngày càng tăng, trong đó có Việt Nam do tâm lý loại thực phẩm này có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung chỉ thực sự có lợi khi được dùng đúng cách.

Bất ngờ loại quả khiến người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột, ăn theo cách này vừa tránh được sai lầm vừa tốt cho sức khỏe

Bất ngờ loại quả khiến người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột, ăn theo cách này vừa tránh được sai lầm vừa tốt cho sức khỏe

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Một trong 3 sai lầm khiến người đàn ông 60 tuổi phải cắt bỏ ruột non là ăn quá nhiều ổi cứng và giòn, lại còn thường xuyên ăn cả phần ruột chứa nhiều hạt bên trong...

Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Người ngủ ngáy thường nói họ không ngáy, phải chăng do họ không hề nghe thấy tiếng ngáy của mình? Các nhà khoa học đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

Sống khỏe - 18 giờ trước

Một số nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ khác biệt cùng với quá trình lão hóa, vì vậy việc đưa một số thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn uống có thể giúp mọi người làm chậm quá trình lão hóa.

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Ở tuổi U50, ca sĩ Quách Thành Danh không còn như xưa. Lần gần nhất khám tổng quát, giọng ca 7X bị cảnh báo vì chỉ số cholesterol vượt ngưỡng nên vợ bắt ăn kiêng. Gần đây, nam ca sĩ phải nhập viện do rối loại tiền đình.

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Top