7 tiêu chí tập thở để không ra ngoài tập thể dục mà cơ thể vẫn trẻ khỏe
GiadinhNet - Ăn đủ dinh dưỡng, uống đủ nước để nâng cao thể chất, cộng với tập thể dục thể thao sẽ giúp sức khỏe tốt, nâng cao sức đề kháng chống dịch bệnh. Nhưng giai đoạn này không nên ra ngoài thì 7 tiêu chí tập thở sau giúp cơ thể vẫn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt...
Duy trì tập thể dục, vận động
Các loại vi rút thường tấn công những người có hệ miễn dịch yếu. Nếu cơ thể bạn khỏe mạnh, luyện tập thường xuyên, sẽ giúp tăng khả năng chống lại vi rút. Vì vậy mọi người cần duy trì đều đặn 30-60 phút/ngày tập thể dục, vận động.

Luyện tập thường xuyên sẽ tăng sức đề kháng chống lại vi rút. Ảnh minh họa.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, để duy trì sức khỏe mỗi người trưởng thành cần luyện tập ở cường độ vừa (làm tăng nhịp tim) 150 phút/ tuần hoặc ở cường độ mạnh (gây toát mồ hôi) 75 phút/ tuần. Để tăng cường lợi ích của việc luyện tập, cần duy trì luyện tập ở cường độ vừa 300 phút/tuần. hoặc ở cường độ mạnh 150 phút/ tuần. Đồng thời cần duy trì các loại hình vận động có tính kháng lực nhằm tăng cường sức cơ 2 lần/ tuần.
Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng chống vi rút một cách hiệu quả.

Tập yoga. Ảnh minh họa.
Mỗi cá nhân có thể lựa chọn môn thể thao phù hợp, như tập yoga, tập thở, thiền dưỡng sinh... cộng với duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giúp nâng cao thể trạng, thể chất cho cơ thể, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh. Luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn bình tâm, giảm lo lắng, hoang mang và giảm stress.
Trong khi thời điểm này dịch bệnh COVID-19 đang lây lan, cần hạn chế tham gia các hoạt động thể dục nhóm, tại những nơi đông người. Vì vậy rất cần một môn tập phù hợp với giai đoạn này để vừa khỏe người, vừa thanh lọc cơ thể, môi trường tập an toàn, điều thân để an tâm, có ích cho sức khỏe, giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể bạn.

Thiền chú tâm vào hơi thở có thể tập ở bất cứ đâu, thể trạng nào cũng tập được. Ảnh minh họa.
Phương pháp thiền chú tâm vào hơi thở
Có một phương thức tập luyện có thể áp dụng ở bất kỳ nơi nào, ngay cả khi khỏe mạnh, hay đang yếu mệt, ở nhà hay tại cơ quan, chỉ một mình vẫn tập được mà không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào. Đó là phương pháp thiền chú tâm vào hơi thở.
Đây là phương pháp tập trung vào điều thân để an tâm. Phương pháp này tương tự như yoga và có ích cho sức khỏe, giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể bạn. Nó cũng cho phép bạn hít thở sâu và đưa vào cơ thể một lượng không khí đáng kể.
Nếu như sự căng thẳng, lo lắng có thể gây ra những phản ứng tiêu cực cho cơ thể, làm suy giảm miễn dịch cơ thể - thì tương tự với tâm bình an, cân bằng sẽ có những hiệu quả tích cực đến hệ miễn dịch và sức khỏe của chúng ta.
Hiện nay phương pháp thiền chú tâm vào hơi thở đã được áp dụng rộng rãi tại các trường học từ cấp tiểu học ở nhiều nơi trên thế giới như Úc, Canada, NewZealand... và tại các bệnh viện điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch như ung thư...

Nơi tập nên thoáng nếu ở ngoài trời.
Chọn không gian luyện tập
- Chọn không gian mở, thoáng nếu ở ngoài trời.
- Hoặc có thể trong phòng làm việc giờ nghỉ trưa, phòng đọc sách, phòng khách, phòng sinh hoạt gia đình...
Tư thế tập thở
Có 7 tiêu chí giúp việc tập thở đạt kết quả tốt nhất:
1. Ngồi khoanh chân xếp bằng trên sàn nhà, hoặc ngồi trên ghế chân đặt vuông góc với sàn nhà.
2. Giữ cho lưng thẳng.
3. Vai để xuôi tự nhiên.
4. Cổ hơi cúi về phía trước.
5. Mắt mở và hơi nhìn xuống khoảng không chừng 1 mét ở phía trước.
6. Miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm vào vòm miệng.
7. Hai tay để nhẹ trên hai đầu gối, lòng bàn tay ngửa.

Khi thực hành tập thở có thể kết hợp với thiền. Ảnh minh họa.
Trình tự tập thở
Trong khi tập thở, hãy giữ cho lưng bạn luôn thẳng và làm theo trình tự sau đây:
1. Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi phải và hít vào bằng lỗ mũi trái một hơi dài và sâu.
2. Khi hít vào phình bụng, hình dung không khí đi vào một cái "túi" chính là bụng (đan điền), giữ hơi thở lại trong vài giây.
3. Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải
4. Tiếp đến, hít vào bằng lỗ mũi phải, bịt lỗ mũi trái. Giữ hơi thở lại một lát và thở ra qua lỗ mũi trái.
5. Tiếp theo, nhẹ nhàng hít vào bằng cả hai lỗ mũi cùng lúc. Thở mạnh hắt ra để đẩy không khí ra ngoài càng nhiều càng tốt.
Lưu ý: Khi bạn đang nhiễm các bệnh lây qua đường hô hấp, bạn hoàn toàn có thể vừa đeo khẩu trang vừa tập thở để tránh lây nhiễm cho môi trường xung quanh.

Luyện tập thiền hàng ngày sẽ có cảm giác bình an, tĩnh lặng và khi tâm an, thân sẽ an. Ảnh minh họa.
Cách Thiền chú tâm vào hơi thở
Khi thực hành tập thở, bạn có thể kết hợp với thiền một cách hiệu quả.
Khi hít sâu vào, bạn hình dung tất cả năng lượng và những điều tốt đẹp tích cực sẽ đi vào cơ thể mình như một luồng ánh sáng trắng tinh khiết.
Khi thở ra chúng ta hãy hình dung tất cả những năng lượng tiêu cực như lo lắng, giận dữ, buồn chán…đi ra ngoài dưới dạng làn khói đen, hoặc sẫm màu.
1. Bắt đầu thở ra một hơi dài qua cả hai lỗ mũi. Đồng thời hình dung mọi lo lắng, giận dữ, buồn chán, căng thẳng, thất vọng theo hơi thở đi ra ngoài dưới dạng một làn khói đen.
2. Dùng một ngón tay bịt bên mũi trái, hít vào thật sâu bằng bên mũi phải và giữ hơi thở lại nơi bụng (Đan điền) trong vài giây – hình dung những điều tích cực, vui vẻ, hạnh phúc, bình an đi vào cơ thểbạn dưới hình thức luồng ánh sáng trắng.
3. Sau đó, bịt bên mũi phải, thở ra bằng bên mũi trái, đồng thời hình dung tất cả những năng lượng tiêu cực (lo lắng, buồn chán, thất vọng…) theo đó đi ra ngoài trong hình thức làn khói đen.
4. Một lần nữa hít vào bằng lỗ mũi trái tất cả những gì tích cực dưới hình thức luồng ánh sáng trắng.
5. Bịt bên mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải toàn bộ tư tưởng tiêu cực trong hình thức làn khói đen.
6. Hít thật sâu bằng cả hai lỗ mũi toàn bộ những tư tưởng tích cực tốt đẹp trong hình thức luồng ánh sáng trắng đi vào cơ thể.
7. Thở mạnh ra qua hai lỗ mũi để đẩy toàn bộ những tư tưởng tiêu cực ra ngoài trong hình thức làn khói đen.
Cách thiền chú tâm vào hơi thở khi mới tập có thể thực hành 3 lần trong mỗi buổi. Khi đã quen có thể tăng dần. Phương pháp này giúp bạn an tĩnh, thực hành dễ dàng nếu tập đều đặn. Ban đầu có thể chỉ được vài phút, sau khi luyện tập hàng ngày sẽ cảm giác bình an, tĩnh lặng và khi tâm an, thân sẽ an.
Hãy thở nhẹ nhàng, thong thả, và học cách đối xử từ tốn với bản thân. Tập trung vào giây phút hiện tại - tức là đưa tâm trí của ta "về nhà", xa rời những rong ruổi trong các lo lắng thường ngày.
Ngọc Hà
Nguồn: "Hướng dẫn dinh dưỡng hỗ trợ dự phòng và điều trị viêm phổi cấp do vi rút Corona (COVID-19) - Khoa Dinh dưỡng Tiết Chế - Bệnh viện Phổi T.Ư".

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 59 phút trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dọc thể hang dương vật của bệnh nhân có nhiều điểm rách, mô tổ chức phù nề lan tỏa kèm tụ máu.

Bác sĩ đang chạy đua cấp cứu, người nhà nghĩ gì mà liên tục la hét, chửi bới?
Sống khỏe - 2 giờ trướcRất nhiều ý kiến bày tỏ thái độ khi xem clip các y bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) cố gắng ép tim cứu bệnh nhi trong lúc người nhà la hét, chửi bới, đấm đạp nhân viên y tế. Đáng nói, những chuyện như thế vẫn diễn ra ở các khoa cấp cứu.

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcVirus hợp bào hô hấp (RSV) tuy không phải là loại virus mới, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ như: viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và viêm phổi...Nếu trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp mà có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến nhập viện ngay.

Người đàn ông đau đầu âm ỉ, tổn thương não vì món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, kết quả chụp X-quang cho thấy, bệnh nhân có các nốt vôi hóa vùng cổ, vai, ngực, bụng, hướng tới tổn thương do nhiễm ký sinh trùng.

Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm
Y tế - 5 giờ trướcNhồi máu não là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, người bệnh có thể tử vong.

Mẹo chống say tàu xe đơn giản mà hiệu quả, không cần dùng thuốc
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều gia đình có kế hoạch về quê, đi chơi xa bằng tàu, xe. Tuy nhiên, đối với một số người, nỗi "ám ảnh" lớn nhất của họ chính là cảnh say xe.

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcBệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Người đàn ông mắc bệnh gút tăng 20kg thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông mắc bệnh gút thừa nhận: "Tôi uống rất nhiều loại thuốc chữa gút, từ thuốc nam gia truyền đến thuốc xách tay…". Chỉ trong 1 năm, cân nặng của anh từ 90 kg tăng lên 110 kg.

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc 2 lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội. Bác sĩ cho biết đây là dấu hiệu nguy hiểm nhưng rất dễ bị bỏ qua của căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp.

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi đợt 3 trên địa bàn Hà Nội
Y tế - 23 giờ trướcUBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 26/4/2025 về việc triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 3) với mục tiêu từ 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa tiêm hoặc chưa được tiêm sẽ được tiêm 1 mũi vaccnie chứa thành phần sởi.

Cô gái 26 tuổi ở Nam Định phát hiện u tụy, có nguy cơ ung thư cao từ 1 việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Khối u nhầy có nguy cơ tiến triển thành ung thư được các bác sĩ phát hiện hoàn toàn tình cờ trong một lần khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nhân hoàn toàn không có biểu hiện bất thường nào.