Hà Nội
23°C / 22-25°C

79% ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm

Thứ bảy, 07:04 26/10/2019 | Y tế

GiadinhNet - Việt Nam có khoảng 79% ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm, tương đương với các nước trong khu vực. Bệnh gây tử vong cao nhất là tim mạch, ung thư rồi tới tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính… Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VIII do Bộ Y tế phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức ngày 25/10 tại Hà Nội. Hội nghị có sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ chuyên gia đầu ngành về y tế đến từ 49 hội chuyên khoa và 57 tỉnh, thành trên cả nước.

79% ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm - Ảnh 1.

Phòng chống bệnh không lây nhiễm giúp giảm thiểu các ca tử vong vì các bệnh này. Ảnh: TTXVN

Người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Y học Đông Nam Á, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nhấn mạnh: Bệnh không lây nghiễm (BKLN) đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người tử vong hàng năm (chiếm 70-75% số lượng tử vong trên toàn cầu) và vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Ở Việt Nam, nó cũng là nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc và tập trung ở các bệnh như: Tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính.

Ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần - thường gặp nhất ở người cao tuổi là trầm cảm - sa sút trí tuệ là rối loạn nặng nề nhất, tỷ lệ trẻ em mắc tự kỷ hàng năm tăng; các bệnh không lây nhiễm gây ra 73% các trường hợp tử vong hàng năm và trong số đó có đến 40% tử vong trước 70 tuổi. Bên cạnh đó các BKLN còn gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, nguyên nhân của tình trạng này là do người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh. Vẫn còn 45% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân béo phì không ngừng tăng. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (9,4g/ngày). Tỷ lệ những người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%.

Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: BKLN là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, là một trong những thách thức chủ yếu trong thế kỷ 21. Trong năm 2016, BKLN gây ra 71% (41 triệu) trong tổng số 57 triệu tử vong trên toàn cầu. Các BKLN chính gây ra các tử vong này là bệnh tim mạch (chiếm 44% trong tổng số tử vong do BKLN và 31% tử vong toàn cầu); ung thư chiếm 22% tổng số tử vong do BKLN, 16% tử vong toàn cầu; bệnh phổi mạn tính chiếm 9% tổng số tử vong do BKLN, 7% tử vong toàn cầu và đái tháo đường chiếm 4% tử vong do BKLN và 3% tử vong toàn cầu.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, toàn cầu hóa và đô thị hóa, sự thay đổi môi trường như là những tác nhân làm tăng lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, lạm dụng uống rượu, bia, ăn uống không hợp lý, ít vận động thể lực và chính những yếu tố nguy cơ này làm phát triển các bệnh không lây nhiễm. Tại Việt Nam, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 người chết có gần 8 người chết do bệnh không lây nhiễm. Ước tính 2016, Việt Nam có 548.800 ca tử vong, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77%. Có tới 44% số ca tử vong là trước 70 tuổi.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết thêm, để khống chế và đẩy lùi các BKLN, ngày 20/3/2019 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 376/QĐ-TTg "Phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các BKLN giai đoạn 2015-2020.

Với chỉ đạo mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện tốt kế hoạch hành động toàn cầu về BKLN, đạt được 9 trong 19 chỉ số đánh giá tiến độ và năng lực đáp ứng quốc gia về phòng chống BKLN, Chương trình Sức khỏe Việt Nam đã được công bố vào tháng 2/2019, trong đó BKLN là một ưu tiên chính. Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ các Nghị quyết, Chương trình hành động, Đề án về tăng cường y tế cơ sở để đáp ứng với BKLN…

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% ung thư có thể được phòng ngừa được thông qua ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá. Trên thực tế, những yếu tố nguy cơ gây ra BKLN vẫn đang có tỷ lệ cao và ngày càng tăng ở nhiều quốc gia và nhiều khu vực trong vùng.

Với chủ đề Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á, Hội nghị lần thứ VIII có 18 báo cáo khoa học của 6 chuyên ngành gồm: Tim mạch, nội tiết đái tháo đường, hô hấp, ung thư, tâm thần và nhi khoa. Trong đó có 4 báo cáo của 4 Hội Y học của các nước Đông Nam Á gồm: Thái Lan, Singapore, Myamar và Indonesia.


Minh Trang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 1 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Top