9 dấu hiệu để nhận biết phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
GĐXH - Trầm cảm sau sinh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy cần dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ TPHCM), trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.
Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Hiểu biết về trầm cảm sau sinh là bước quan trọng giúp người mẹ nhanh hồi phục và khỏe mạnh sau sinh.
Dưới đây là 9 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trầm cảm sau sinh
Suy nhược cơ thể
Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể nào cả. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi. Những cảm giác này thường không có căn cứ. Những phụ nữ suy nhược này có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà. Họ không buồn tắm rửa, chải chuốt.
Lo lắng
Những bà mẹ suy yếu thường hay có nhiều mối lo, thường là về sức khỏe bản thân. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại chẳng tìm ra nguyên nhân. Thường là đau ở đầu và ở cổ. Những người khác lại đau lưng, đau ngực, có thể là do các vấn đề về tim. Bà mẹ có nhiều than phiền về sức khỏe đến nỗi điều này càng làm cho họ stress thêm.
Triệu chứng thường gặp nhất là đau một vùng nào đó trên cơ thể và cảm giác bị bệnh. Những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.
Bà mẹ nhiều khi cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí khó có thể gặp gỡ những người bạn thân, từ chối trả lời điện thoại hay thư từ. Trong trường hợp này, người mẹ thường không đến bác sĩ nên gia đình cần mời bác sĩ đến nhà.
Hoảng hốt
Người mẹ có thể cảm thấy hoảng hốt đối với những tình huống xảy ra hằng ngày và khó có thể bình tĩnh lại. Vì thế, tốt nhất là giúp họ tránh những tình huống mà họ bị stress.

Trầm cảm sau sinh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa
Căng thẳng
Căng thẳng thường đi kèm với trầm cảm. Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra.
Loại căng thẳng này là một triệu chứng của trầm cảm, không thể giải quyết bằng thuốc an thần được. Phụ nữ uống thuốc an thần không nên thất vọng vì không làm việc được. Nếu chuyển sang một số dạng thuốc khác ít tính phụ thuộc hơn thì sẽ tốt.
Cảm giác bị ám ảnh
Bà mẹ bị trầm cảm thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ.
Những nỗi sợ này là triệu chứng thường gặp của trầm cảm, có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi. Điều này thường không có nguyên do, nhưng nếu người mẹ sợ ảnh hưởng đến con mình thì nên báo với gia đình và bác sĩ.
Mất tập trung
Bà mẹ mắc trầm cảm thường khó tập trung đọc sách, xem tivi hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy trí nhớ kém, đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ. Người bị trầm cảm có thể ngồi không làm gì, chỉ nghĩ rằng họ cảm thấy rất tồi tệ.
Rối loạn giấc ngủ
Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Không chỉ mất ngủ, phụ nữ còn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, thao thức, thường xuyên tỉnh giấc để kiểm tra xem trẻ có khóc hay gặp vấn đề gì khác.
Giấc ngủ ở phụ nữ sau sinh có đặc điểm là giấc ngủ nông, dù một tiếng động nhỏ cũng có thể đánh thức người mẹ. Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ còn kèm theo các biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh như: tâm trạng hay thay đổi, lo lắng quá mức, luôn cảm thấy buồn bã, dễ bị kích động.
Mất hứng thú tình dục
Mất hứng thú tình dục có thể xảy ra đối với các bà mẹ trầm cảm sau sinh, thường kéo dài một thời gian. Khi bị trầm cảm, các chất dẫn truyền thần kinh thiếu hụt, là nguyên nhân khiến não bộ khó gửi tín hiệu đến các cơ quan sinh dục, gây hiện tượng suy giảm ham muốn tình dục.
Triệu chứng tâm lý
Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân.
Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
Tâm trạng buồn bã.
Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi.
Khó tập trung hoặc không quyết đoán.
Giảm hứng thú hoạt động.
Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm.
Mệt mỏi, thiếu sinh lực.

Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ thường có những sự thay đổi đột ngột về nội tiết nên dễ bị trầm cảm. Ảnh minh họa.
Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh được áp dụng bằng phương pháp nào?
Theo PGS.TS Nguyễn Danh Cường – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội, cần phải xác định được rõ dấu hiệu trầm cảm sau sinh của người mẹ mới có thể đưa ra các cách, phương pháp điều trị cho bệnh lý này.
Đối với dấu hiệu buồn sau sinh thường nhẹ và hồi phục tự nhiên, không điều trị đặc hiệu nào khác ngoài hỗ trợ và trấn an bệnh nhân.
Người bệnh bị trầm cảm nặng thì có cách điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc.
Đối với cách điều trị không dùng thuốc, dùng phương pháp tâm lý liệu pháp tập trung vào chính mình trong điều trị trầm cảm sau sinh. Tập trung mối quan hệ giữa bệnh nhân với người khác chủ yếu với chồng và với con.
Đối với cách điều trị dùng thuốc, đa số nghiên cứu hiệu quả của Fluoxetine, Sertraline, Venlafaxine trong điều trị trầm cảm sau sinh với liều chuẩn và dung nạp tốt. Nếu triệu chứng lo âu nặng thì phối hợp thêm Benzodiazepine (Alprazolam, Lorazepam). Thuốc chống trầm cảm bài tiết qua sữa khác nhau. Fluoxetine và Sertraline qua sữa khi cho con bú có biến chứng nặng trên trẻ sơ sinh nhưng biến chứng này hiếm gặp.
Đối với trầm cảm sau sinh nặng có nguy cơ tự tử thì cần cần phải sử dụng biện pháp choáng điện (ECT), biện pháp này cần dùng sớm ở bà mẹ trầm cảm sau sinh vì an toàn và hiệu quả điều trị cao. Lựa chọn phương pháp điều trị, điều quan trọng phải xem khả năng nhập viện lâu dài của bà mẹ có ảnh hưởng trên sự phát triển của con và mối liên hệ mẹ – con.
Thuốc điều trị bệnh trầm cảm có tác dụng phụ không?
Trên Báo Sức khỏe & Đời sống, bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc sử dụng thuốc Tây không những có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm mà còn gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể và sức khoẻ. Việc lạm dụng thuốc trong điều trị chứng trầm cảm dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Ngoài ra để lại những tác dụng phụ xấu như:
Làm người bệnh ngủ li bì trong thời gian dài.
Mập, tăng cân rất nhanh hoặc gầy yếu rất nhanh.
Giảm trí nhớ từ từ.
Nhiều trường hợp gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ.
Đau đầu, nhức đầu.
Cơ thể dần mất đi sức lực, trí lực giảm sút.
Nhớ nhớ quên quên, không minh mẫn.
Gây nên các bệnh lý nghiêm trọng khác như: suy thận, suy gan, viêm dạ dày…
Làm người bệnh nghĩ đến tự sát.
Gây suy giảm thể lực, làm người bệnh trở nên mệt mỏi hơn.
Nhờn thuốc, buộc phải dùng thuốc liên tục hoặc tăng liều trong thời gian dài để cảm thấy thoải mái, an thần…

Người bị gan nhiễm mỡ nên tích cực uống 6 loại nước này để thải độc cho gan
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Nước chanh, nước ép bưởi hay nước trà xanh... nếu sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ giải độc gan, giúp gan hoạt động tốt hơn, bảo vệ chống lại bệnh gan nhiễm mỡ.

Báo động trầm cảm tuổi học đường: Học sinh đến khám và điều trị rối loạn tâm thần đang gia tăng
Sống khỏe - 2 giờ trướcTheo các chuyên gia, trầm cảm tuổi học đường là 1 vấn đề đáng quan tâm hiện nay và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, thể chất học sinh, đồng thời làm suy giảm chất lượng học tập và cuộc sống của trẻ.

Những thực phẩm tưởng mát nhưng lại gây nóng trong người
Sống khỏe - 4 giờ trướcMột số thực phẩm có thể gây nóng trong người, nhưng nhiều người lại lầm tưởng rằng những thực phẩm này giúp làm mát cơ thể trong những ngày hè nóng bức.

10 thói quen tưởng là tốt đang 'đánh cắp' sức khỏe của bạn!
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Nhiều người hàng ngày đang có những thói quen tai hại nhưng lại lầm tưởng là thói quen tốt hoặc không sao. Chính những thói quen này đang là tác nhân đánh cắp sức khoẻ của bạn.

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ
Y tế - 5 giờ trướcMột tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

3 biến chứng nguy hiểm của cúm A: Cách phòng bệnh cần học thuộc trong lòng bàn tay
Sống khỏe - 6 giờ trướcTheo chuyên gia, khi thời tiết chuyển mùa, số ca mắc cúm A đang xu hướng gia tăng. Cúm A có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, phù não, thậm chí suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Cô bé 15 tuổi phát hiện bị ung thư xương, gia đình sốc nặng khi biết 'ngòi nổ' khiến bệnh bùng phát
Sống khỏe - 18 giờ trướcMắc ung thư xương khi mới 15 tuổi, cô bé đang có tương lai tươi sáng bỗng chốc như xuống “địa ngục” và nghị lực vượt qua căn bệnh đáng khâm phục.

Cô gái 28 tuổi mắc ung thư dạ dày nghi do thói quen ăn đồ để lâu trong tủ lạnh
Sống khỏe - 21 giờ trướcSau khi tốt nghiệp đại học và có một khoảng thời gian thất nghiệp, do muốn tiết kiệm tiền, cô gái không nỡ đem đồ ăn để lâu trong tủ lạnh vứt đi vì sợ lãng phí.

Vừa chào đời bị suy hô hấp nặng, trẻ sơ sinh được bác sĩ cứu sống
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ Khoa Nhi-Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã cứu sống 1 trẻ sơ sinh đủ tháng bị suy hô hấp nặng, nhiễm khuẩn sơ sinh, tràn khí màng phổi, suy đa tạng nguy kịch...

Những thực phẩm rẻ tiền, dễ kiếm nhưng giàu canxi, không muốn mắc bệnh xương khớp hãy bổ sung vào thực đơn
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia y tế, cách bổ sung canxi an toàn nhất, tốt nhất chính là từ nguồn thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.

Những thực phẩm rẻ tiền, dễ kiếm nhưng giàu canxi, không muốn mắc bệnh xương khớp hãy bổ sung vào thực đơn
Sống khỏeGĐXH - Theo các chuyên gia y tế, cách bổ sung canxi an toàn nhất, tốt nhất chính là từ nguồn thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.