Hà Nội
23°C / 22-25°C

9 tác dụng của củ riềng giúp chữa bệnh và đảm bảo sức khỏe

Thứ hai, 11:36 03/02/2020 | Sống khỏe

Củ riềng có tác dụng gì ? Ngoài việc là một gia vị trong nấu ăn, nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện mỡ máu, tăng cường miễn dịch. chống ung thư, chữa lang ben...

Riềng là loài cây thân thảo sống quanh năm, cây trưởng thành có thể đạt tới 2 mét. Lá cây có màu xanh, hình mũi mác, hoa thường nở vào tháng 5 - tháng 8. Rễ riềng mọc ngang và phình to ra hình thành nên củ, có màu nâu đỏ khi còn non. Ruột của riềng đặc, có nhiều xơ, màu trắng vàng. Riềng được trồng và mọc ở hầu khắp tỉnh thành đất nước ta.

Sử dụng củ riềng đúng cách sẽ mang lại tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh hơn và còn giúp chống lại nguy cơ ung thư xảy ra. Củ riềng còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y và Tây y nói chung.

Củ riềng có tác dụng gì đối với sức khỏe?

1. Cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng

Củ riềng là một gia vị vô cùng quen thuộc đối với nhiều người. Nó mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng có thể kể đến như:

Protein

Cacbohydrat

Chất xơ

Chất béo có lợi

Vitamin C

Natri

Và còn một vài chất chất dinh dưỡng bổ ích khác

9 tác dụng của củ riềng giúp chữa bệnh và đảm bảo sức khỏe  - Ảnh 1.

Hình ảnh củ riềng có nhiều công dụng

2. Khả năng chống viêm và oxy hóa

Trong củ riềng có một hoạt chất có tên HMP, đây là một dạng hợp chất tự nhiên có tác dụng chống viêm vô cùng mạnh, thường được bào chế thành thuốc giảm đau. Ngoài ra rễ riềng còn giàu polyphenol và nhiều nhóm hợp chất chống oxy hóa và gốc tự do mạnh, giúp bảo vệ tế bào của bạn không bị các gốc tự do xấu tấn công.

3. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong y học, tác dụng của củ riềng đã được sử dụng như là một biện pháp để phòng ngừa bệnh tim và giảm thiểu bất kỳ rủi ro liên quan đến hệ thống tim mạch. Bởi củ riềng có chứa chất chống oxy hóa mạnh và chống viêm. Từ đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe của tim mạch, giảm các cơn co thắt tim bằng cách tăng cung cấp máu cho tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể. Củ riềng được sử dụng như một phương thuốc chữa đột quỵ và các bệnh liên quan khác.

4. Giảm mỡ máu và cholesterol trong cơ thể

Những chất như galanin, quercetin, kaempferol,.. có trong củ riềng có khả năng giảm thiểu đáng kể lượng cholesterol cũng như các chất béo có hại trong máu. Từ đó nguy cơ mỡ máu và cholesterol trong thành mạch máu sẽ không còn xuất hiện, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm có thể xảy ra, đặc biệt là bệnh về tim mạch.

5. Khả năng chống lại ung thư

Củ riềng có khả năng chống lại một vài căn bệnh gây ung thư nguy hiểm. Hoạt chất galangin có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển, ngăn chặn chúng lây lan. Các hoạt chất chống oxy hóa khác trong củ riềng sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do xấu xâm hại và gây bệnh.

6. Cải thiện khả năng sinh lý cho nam giới

Những nghiên cứu khoa học đã cho thấy củ riềng có khả năng kích thích sản sinh tinh trùng và tăng khả năng hoạt động của chúng. Đặc biệt khả năng sinh lý của nam giới tăng mạnh khi hấp thụ đủ các chất từ riềng và quả lựu.

7. Cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể

Tinh dầu được chiết xuất trực tiếp từ củ riềng có khả năng tiêu diệt rất nhiều vi khuẩn, vi rút các loại. Ngoài ra các chất chống oxy hóa trong cơ thể có khả năng giúp chống lại nhiều tác nhân gây hại, ngăn ngừa cơ thể lão hóa, giúp khỏe mạnh hơn.

8. Hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày

Như đã nói ở trên, riềng có khả năng chống viêm và vi khuẩn rất tốt. Vậy nên nếu sử dụng củ riềng đúng cách và thường xuyên sẽ giúp điều trị một số chứng bệnh về dạ dày như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng,...

9 tác dụng của củ riềng giúp chữa bệnh và đảm bảo sức khỏe  - Ảnh 2.

Củ riềng hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả

9. Củ riềng trị lang beng hiệu quả

Bài thuốc: Củ riềng và cây chút chít mỗi loại 100g, chanh tươi 1 quả. Đem 2 nguyên liệu trên giã nát rồi đun nóng cùng với nước cốt chanh tươi. Để hỗn hợp nguội dần rồi cho vào bình có nắp kín để bảo quản và sử dụng bôi ngoài da. Bôi lên khu vực bị bệnh lang beng sẽ giúp làm giảm đi các triệu chứng và mau khỏi bệnh.

Chú ý khi sử dụng củ riềng để chữa bệnh

Tác dụng của củ riềng đối với sức khỏe là không thể bàn cãi, tuy vậy khi sử dụng riềng để chữa bệnh bạn cũng nên chú ý một vài điều sau:

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người có bệnh về trào ngược dạ dày hoặc bị dị ứng thành phần của riềng cần tránh xa không nên sử dụng củ riềng.

Sử dụng quá nhiều riềng trong một thời điểm có thể gây sốc với cơ thể, thậm chí gây hôn mê, tử vong

Riềng có tính nóng, ấm, tuy không bằng gừng nhưng bạn vẫn có thể sử dụng để thay thế gừng trong một vài trường hợp.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 23 phút trước

GĐXH - Quả roi là có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa carbohydrate...

Cà Mau: Nhiều công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Cà Mau: Nhiều công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Y tế - 13 giờ trước

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty may Hoàng Tâm khiến 8 công nhân phải vào viện, và một số công nhân khác triệu chứng nhẹ nên được về nhà nghỉ ngơi theo dõi thêm.

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn được na bở, loại quả này chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất hay gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Bác sĩ cấp cứu bé trai đuối nước: 'Nghe tiếng tim con đập trở lại, tôi chảy nước mắt'

Bác sĩ cấp cứu bé trai đuối nước: 'Nghe tiếng tim con đập trở lại, tôi chảy nước mắt'

Y tế - 16 giờ trước

Giây phút nghe được tiếng tim đập trở lại trong cơ thể bé trai 2 tuổi bị đuối nước ngừng tuần hoàn, bác sĩ Phan Nhân Hậu bất giác chảy nước mắt, tay nổi da gà vì hạnh phúc tột độ.

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Táo bón ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nên bên cạnh các phương pháp điều trị, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ nhỏ bằng các phương pháp xoa bóp đơn giản.

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh cao huyết áp nếu không kiểm soát tốt có thể gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Đột quỵ, đau tim, suy tim đột ngột, suy thận…

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng dễ có nguy cơ cao mắc bệnh sởi kéo dài hoặc phức tạp, thậm chí mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm não. Những trường hợp này ít gặp ở trẻ khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

6 loại dầu ăn tốt cho người bị cholesterol cao

6 loại dầu ăn tốt cho người bị cholesterol cao

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Có rất nhiều loại dầu ăn trên thị trường với hương vị và thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại dầu nào tốt nhất cho người bị cholesterol cao không dễ.

Người phụ nữ 38 tuổi ở Phú Thọ bị rối loạn đông máu do tai nạn dễ gặp trong mùa mưa

Người phụ nữ 38 tuổi ở Phú Thọ bị rối loạn đông máu do tai nạn dễ gặp trong mùa mưa

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hàng năm, khi bước vào mùa mưa, mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài rắn độc, cũng là thời điểm số lượng người phải nhập viện do rắn cắn gia tăng.

Top