Ai không được uống nước gừng?
GiadinhNet - Mùa đông lạnh, mưa rét, uống một cốc trà gừng khiến bạn “ấm từ trong ruột ấm ra”. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể uống được nước gừng và ăn gừng. Hãy xem bạn có nằm trong danh sách những người này không nhé.
Tử vong vì uống nước gừng?
Gần đây, có trường hợp một người đàn ông (ở Hà Đông, Hà Nội) đi ngoài trời lạnh về thấy người khó chịu nên pha một cốc nước gừng nóng uống cho ấm người rồi đi nằm, không ngờ tử vong. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân cái chết của anh là do uống nước gừng(?!).
Chia sẻ về trường hợp này, lương y Nguyễn Duy Phong – Chủ tịch Hội Đông y Thanh Trì (Hà Nội) cho hay, nguyên nhân dẫn đến tử vong có phải do uống nước gừng hay vì đâu thì cần phải được xem xét rõ.
Đối với người bình thường, nước gừng nóng không thể gây tác động như vậy mà có thể do người đàn ông trên đã đột quỵ do lạnh. Cũng có thể do người này có cơn cao huyết áp. Nước gừng rất tốt đối với những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp nhưng đối với người có huyết áp cao thì uống nước gừng cần phải thận trọng. Uống vào đúng thời điểm huyết áp đang lên cao, nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng dương quá ngưỡng và gây hưng phấn. Người dùng có thể bị cường huyết áp, gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...
Những người không được uống nước gừng
BS Nguyễn Quốc Oai – Trưởng khoa Đông Y (Bệnh viện Đa khoa Phố Nối, Hưng Yên) cho biết, vào mùa đông, việc uống nước gừng càng phổ biến. Mùa đông cũng dễ khiến bạn bị cảm mạo. Khi đó có thể dùng gừng sống 20g giã nát, bỏ vào một ly nước sôi hoặc trà nóng rồi cho đường vừa đủ ngọt để uống lúc còn nóng. Nếu bị cảm lạnh có thể nấu cháo thịt, trước khi bắc ra cho 10g gừng tươi, cùng hành lá, tía tô vào ăn nóng. Cũng có thể dùng gừng tươi và tỏi mỗi loại 100g cắt lát rồi ngâm trong nửa lít giấm ăn. Khi bị cảm cúm dùng thức ăn kèm với giấm ngâm gừng và tỏi này sẽ có công hiệu.
Những trường hợp huyết áp cao dùng nước gừng cần theo chỉ định của bác sĩ. Mọi người có thể dùng gừng theo cách khác như dùng khương bì là vỏ gừng hoặc nướng gừng sém vỏ để hạ nhiệt.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, gừng có tính ấm nên có nhiều tác dụng chữa các chứng bệnh do hàn. Không nên uống nước gừng khi có các biểu hiện cao huyết áp. Khi dùng gừng hay bất kỳ vị thuốc nào cũng cần lưu ý nguyên tắc "Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng", tức hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên. Người có cơ địa thể hàn hoặc đang mắc các bệnh hàn tuyệt đối không dùng các vị thuốc có tính hàn, chẳng hạn đau bụng do cảm hàn tuyệt đối không dùng sâm. Người có cơ địa mang tính nhiệt hoặc khi mắc các chứng bệnh nhiệt nóng không dùng các vị thuốc có tính nhiệt như sốt nóng thì không dùng gừng.
Ngoài ra, những trường hợp bị cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng. Người có cơ địa nhiệt táo, người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm dạ dày, viêm gan, cao huyết áp, bệnh tim mạch thời kỳ tiến triển cũng thận trọng khi dùng và nên theo chỉ định của bác sĩ. Thầy thuốc sẽ xác định liều lượng và nhu cầu có cần thiết không mới dùng. Ngoài ra, người có thai, nôn ra máu, đại tiện ra máu cũng tránh lạm dụng. Một số nghiên cứu khẳng định, tiêu thụ nhiều gừng sẽ gây co thắt tử cung, có thể gây xuất huyết tử cung trong thai kỳ.
Vào những ngày lạnh việc ngâm chân trong nước gừng hay uống một cốc nước gừng sẽ có tác dụng giải lạnh. Tuy nhiên, mọi người cần tránh lạm dụng uống nước gừng. Người bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm loét dạ dày, bệnh viêm ruột, mang thai... nếu uống nước gừng hay nước gừng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng lượng mà bác sĩ hướng dẫn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu uống quá 5 ly một ngày, bạn có thể bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ.
Những người trước khi vào cuộc phẫu thuật, phải gây mê thì càng phải tránh dùng trà gừng vì trà gừng có thể gây phản ứng với các loại thuốc gây mê và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Hoặc khi bạn đang dùng một số loại thuốc khác như thuốc làm loãng máu, thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch... uống nước gừng có thể gây hại.
Buổi tối không nên ăn gừng
“Khi sử dụng gừng không nên gọt vỏ vì vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh, nên ăn gừng chỉ cần rửa sạch sau đó sử dụng. Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra buổi tối không nên ăn gừng nhiều vì âm khí buổi tối thịnh, dùng gừng sẽ làm ngược lại quy luật sinh lý âm dương cơ thể, không tốt cho sức khỏe”.
BS Nguyễn Quốc Oai
Hà My/Báo Gia đình & Xã hội

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 14 giờ trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 19 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 1 ngày trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 1 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...